2. Một số tồn tại trong hoạt động đầu tư:
2.3. Về công tác chuẩn bị đầu tư:
Đây là công tác tạo tiền đề và quyết định sự hình thành công hay thất bại của cả quá trình đầu tư. Dù có nhiều cố gắng vẫn còn tồn tại những yếu kém sau:
- Các dự án đầu tư chất lượng chưa cao và thời gian xây dựng dự án dài do:
+ Cán bộ tư vấn dự án đầu tư không có năng lực, trình độ chuyên môn thấp, thiếu kinh nghiệm trong việc lập dự án (thường là các dự án do huyện
cụm xã và trung tâm cụm xã, chưa gắn kết với nhu cầu thực tế của địa phương sở tại, các tính toán về kỹ thuật không chính xác, không hiệu quả.
+ Do vốn đầu tư hạn chế nên không dảm bảo đáp ứng đủ chi phí cho công tác lập dự án. Hơn nữa các chủ đầu tư không ý thức được vai trò của quá trình lập dự án nên dẫn đến tình trạng xem nhẹ, cho là không cần thiết.
+ Trong quá trình lập dự án đầu tư do không có điều kiện nghiên cứu kĩ các tác động của tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa bàn triển khai dự án cũng làm cho chất lượng dự án không đảm bảo,dự án không khả thi.
- Công tác thẩm định đầu tư không chặt chẽ, chất lượng thấp và kéo dài
Công tác thẩm định không chặt chẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án, thời gian thi công công trình bị chậm chễ. Quá trình thẩm định có vướng mắc là do:
+ Năng lực và trình độ chuyên môn của một số cán bộ thẩm định kém, không được đào tạo chuyên sâu bài bản. Nhiều dự án vượt quá khả năng của cơ quan chuyên môn thẩm định dự án làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Dù đã phân cấp thẩm định theo chuyên môn nhưng chất lượng thẩm định vẫn chưa được cải thiện.
+ Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và các nghành liên quan trong công tác thẩm định thiếu chặt chẽ, việc lấy ý kiến của các ngành gặp rất nhiều khó khăn. Các ngành chức năng thiếu trách nhiệm trong việc cho ý kiến thẩm định, không khẩn trương xem xét dự án và cho ý kiến làm cho quá trình này kéo dài, công tác thẩm định vì thế cũng bị kéo dài gây chậm chễ.
- Công tác đấu thầu, chọn thầu nhiều yếu kém, không hiệu quả không nghiêm túc và chưa đảm bảo khách quan, nhiều nơi còn biểu hiện tiêu cực chưa chọn đúng nhà thầu có năng lực để thi công.
+ Kinh nghiệm chuẩn bị và tổ chức đấu thầu còn hạn chế. Việc tổ chức xây dựng kế hoạch đấu thầu cũng như chuẩn bị đấu thầu của một số dự án chưa đáp ứng theo đúng quy định, nhất là đối với công việc chuẩn bị đầu tư , soạn thảo hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Hầu như cán bộ được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện chưa có đủ kinh nghiệm, chưa hiểu sâu về hoạt động đấu thầu. Các chuyên gia xét thầu trong các lĩnh vực
tiện mang tính hình thức, khâu xét thầu chậm, đánh giá thiếu chính xác nên nhiều khi mục đích đấu thầu không đạt được.
+ Tỷ lệ dự án thực hiện đấu thầu thấp. Nhiều dự án quy mô lớn nhưng không biết cách chia nhỏ thành các gói thầu để thực hiện. Nếu theo quy định thì những công trình có tổng vốn đầu tư từ 1 tỷ trở nên thì bắt buộc phải đấu thầu, vì không muốn phải tổ chức đấu thầu nên các chủ dự án đã giảm vốn đầu tư xuống dưới 1 tỷ, mọi thông số về quy mô vẫn giữ nguyên hoặc điều chỉnh không hợp lý, khi thực hiện bị thiếu vốn lại xin cấp bổ sung, nhiều dự án xin cấp bổ sung không hợp lý hay lý do xin cấp thiếu chính xác, những dự án không xin được vốn bổ sung phải dừng lại giữa chừng, sau một thời gian dài mới xử lý được để tiếp tục đầu tư. Tình trạng này khá phổ biến gây thất thoát vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
+ Các biện pháp xét thầu áp dụng không đúng nên đánh giá không chính xác năng lực của nhà thầu dẫn đến lựa chọn sai nhà thầu mà chi phí cho đầu tư thì chưa phải là hợp lý nhất, các yêu cầu kỹ thuật không đảm bảo.
Chủ yếu vẫn là thấu thầu hạn chế, nhiều cuộc thấu thầu chỉ mang tính hình thức nên không chọn được nhà thầu có đủ năng lực gây hảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do các chủ đầu tư không có trình độ về thấu thầu nên tổ chức lộn xộn không hiệu quả mà lại lãng phí.
+ Một số công trình huyện chưa sử dụng các phòng chức năng của mình trong việc tham mưu chỉ định thầu hoặc xét thầu thi công các công trình thuộc thẩm quyền của huyện nên chọn phải nhà thầu yếu kém về năng lực ảnh hưởng đến chất lượng công trình.