1. Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Sơn La:
1.2. Kinh tế xã hội:
* Dân số toàn tỉnh có 881.383 người ( vào thời điểm 1/4/1999) dân số nông thôn 768.842 người chiếm 87,24% tổng số dântoàn tỉnh. Sơn La có 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó 54%là dân tộc Thái; 18% dân tộc Kinh; 12% dân tộc H’Mông; 8,5% dân tộc Mường; còn lại 7,5% thuộc 8 dân tộc anh em khác.
Đại bộ phận nhân dân các dân tộc Sơn La sống ở nông thôn và sống bằng nghề nông là chủ yếu, vốn là người lao động cần mẫn song trình độ dân trí thấp, số người không biết đọc, biết viết là 217.748 người chiếm tỷ lệ 28,9% dân số từ 6 tuổi trở lên, trong đó có tới 84.058 người trong độ tuổi từ 16- 35 tuổi không biết đọc biết viết. Tốc độ tăng dân số vẫn ở mức cao: 2,5%/năm (giai đoạn 1991- 2000) so cả nước là 1.95%. Tuy nhiên, số lao động có tri thức của tỉnh cũng ngày càng phát triển đã và đang tiếp cận với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
* Về kinh tế, Sơn La có tốc độ tăng trưởng tương đối khá và ổn định: tốc độ tăng trưởng bình quân 8,5%/ năm ( thời kỳ 1996-2000). Trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 11,5%; nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,25% ; khối dịch vụ :19,45%.
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch bước đầu từ kinh tế thuần nông tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, nhưng chậm. Chủ yếu vẫn là sản xuất nông-lâm-nghiệp, tỷ trọng của công nghiệp còn rất nhỏ bé, khối dịch vụ tăng chậm. Nhưng dù thế, những điều kiện cho phát triển nông- lâm nghiệp cũng rất thiếu, hệ thống thủy lợi, khuyến nông không đồng bộ và thấp kém.
Bảng 2:
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 I-Giátrị sản xuất (tr.đồng) 1.294.99 1 1.386.5 60 1.553.13 7 1.616.0 22 1.747.7 20 Nông-Lâm-Thủysản 940.874 968.53 5 1.022.32 0 1.023.8 06 1.031.0 80 Công nghiệp-Xây dựng 117.610 132.62 5 151.086 162.34 1 176.89 0 Dịch vụ 236.507 285.40 0 379.731 427.82 5 515.69 0
II-Cơ cấu kinh tế
(%) 100 100 100 100 100
Nông-Lâm-Thủysản 72.66 69.85 65.82 63.48 60.37 Công nghiệp-Xây
dựng 9.08 9.57 9.73 10.04 10.12
Dịch vụ 18.26 20.58 24.45 26.48 29.51
Nguồn: Cục thống kê Sơn La
Tổng kim nghạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn La hầu như trong tình trạng nhập siêu, mức độ kinh tế mở của tỉnh ra thị trường thế giới còn rất yếu. Mặt hàng xuất khẩu còn nghèo, chủ yếu là thu gom, chưa thực sự bền vững, với cái gốc là đi từ sản xuất để xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là chè đen, tơ tằm, cà phê nhân, chè xanh Đài loan. Đa số các mặt hàng trên là sơ chế.
Bảng 3: Giá trị xuất nhập khẩu của tỉnh Sơn La qua các năm
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Xuất khẩu 373 441 2082 261 448 654
Nhập khẩu 3947 1708 1793 5407 1670 1520
Nguồn : Cục thống kê Sơn La
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh qua các năm đều tăng khá kể cả phần thu từ kinh tế địa phương và kinh tế trung ương trên địa bàn tỉnh.
Chi ngân sách cũng tăng: năm 1999 tổng chi tăng lên 0,6 lần. trong đó chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, năm 1999 tăng gấp 1,2 lần, chiếm 27,3% tổng chi ngân sách. Qua số liệu thu chi cho thấy, Sơn La còn là một tỉnh nghèo, số lượng thu chi không lớn, chi thường vượt thu. Từ năm 2000 thu đã đủ chi, không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, hàng năm Trung ương vẫn phải trợ cấp nhiều.
Bảng 4: Thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh qua các năm
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Tổng chi 345.037 355.301 401.632 520.548 541.439 732.784 Tổng thu 302.472 347.567 381.490 501.974 544.439 738.260
Nguồn: Cục thống kê Sơn La
* Về lao động: Toàn tỉnh có 456.495 người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động không có việc làm là 4,7% (theo cách tính của tỉnh). Với chất lượng lao động được đào tạo như sau:
+ số lao động có trình độ đại học trở lên: 4.336 người + số lao động có trình độ cao đẳng: 2.426 người
+ số công nhân kỹ thuật nhân viên nghiệp vụ:10.405 người +số có trình độ trung học chuyên nghiệp:18.127 người * Về điều kiện cơ sở hạ tầng:
Mạng lưới giao thông không ngừng phát triển, nhiều tuyến đường giao thông, đường quốc lộ, đường ô tô đến các huyện, thị xã đã được xây dựng, bước đầu phá thế cô lập về vị trí địa lý ở nhiều vùng. Nhưng nhìn chung, giao thông phát triển chậm và chắp vá. Đa số đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ còn nằm trong tình trạng thấp kém, chiều rộng và độ phẳng mặt dưới mức tiêu chuẩn, nhiều xã đường ô tô chưa tới nơi, nếu có thì không đảm bảo thông suốt, lưu thông một mùa.
Toàn tỉnh có 5.276km đường bộ. Trong đó: đường nhựa và đường bê tông 296 km ( chiếm 5,6 % ), đường đá và đường cấp phối 723 km ( chiếm 13,7%); đường đất 4257 km ( chiếm 80,7%). Mở mới được 113 km đường ô tô, nâng cấp 291 km đường đô thị và quốc lộ, mở mới 887 km đường nông thôn liên xã, liên bản góp phần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội .
Điện: Nguồn điện lưới quốc gia đã đến được các trung tâm tỉnh, huyện,
điểm nổi bật là hệ thống thủy điện nhỏ đã khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên, năng lượng điện vẫn chưa đủ cung cấp cho toàn vùng (nguồn điện thương phẩm bình quân đầu người bằng 15 % bình quân chung cả nước ). Hệ thống cung cấp điện thiếu và chắp vá.
Hệ thống cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Bước đầu đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, với hệ thống khuyến nông, khuyến lâm nhưng đây mới chỉ thực hiện được ở các vùng phát triển. Thủy lợi thiếu đồng bộ và thấp kém.
Mạng lưới y tế: Số cơ sở ytế tăng nhanh qua các năm, cơ sở phục vụ khám
chữa bệnh ngày càng được xây dựng và phát triển rộng hơn(tất cả các xã đều có trạm xá), đã chú trọng tuyến ytế huyện, xã, bản, đội ytế lưu động. Nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều, những trạm ytế cũ trang thiết bị cũ kỹ và không đảm bảo được yêu cầu.
Hệ thống cơ sở phục vụ giáo dục đã đựơc củng cố xây dựng mới nhiều, bước đầu đáp ứng được yêu cầu, nhưng vẫn còn thiếu. Chất lượng giáo dục đào tạo phát triển khá toàn diện ở các cấp học, ngành học với nhiều loại hình. Mạng lưới và quy mô giáo dục phát triển mạnh, chất lượng giáo dục được nâng cao và củng cố một bước.
Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng góp phần nângcao mức hưởng thụ cho nhân dân. Bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn khai thác và phát huy.
- Vốn đầu tư cho khu vực sản xuất nông lâm nghiệp :457,35tỷ chiếm 21% tổng vốn đầu tư xã hội. chủ yếu đầu tư đập, hồ thủy lợi, kêng mương nội đồng...
- Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp và xây dựng : 620,73 tỷ, chiếm 28,5%. Chủ yếu đầu tư cho điện, đường giao thông, xây dựng mới một số nhà máy.
- Vốn đầu tư cho ngành dịch vụ và các lĩnh vực khác: 1100 tỷ chiếm 50,5%. Tập trung đầu tư cho giáo dục, ytế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng
Tóm lại mặc dù có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhưng Sơn La vẫn là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn. Cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu và nhiều mặt còn thấp kém, có chú trọng đầu tư nhưng mới chỉ cho cơ sở hạ tầng ở những vùng đô thị, vùng ở thấp, ven trục giao thông, ven xã, thị trấn còn những vùng vùng sâu, vùng xa, vùng sát biên giới thì vẫn trong tình trạng thiếu và xuống cấp nghiêm trọng. Chuyển hướng sản xuất từ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hoá chưa đồng đều giữa các vùng, hiệu quả thấp. Điểm xuất phát của nền kinh tế vốn đã thấp lại bị thiên tai liên tiếp gây ra hậu quả nặng nề, trình độ quản lý nền kinh tế lại hạn chế. Văn hoá, xã hội còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, diện đói nghèo lớn, tình trạng du canh du cư tự do, tái trồng cây thuốc phiện, tệ nạn xã hội ... vẫn diễn biến phức tạp, nhất là ở các địa bàn nông thôn miền núi, đây là những nhân tố cản trở phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của tỉnh mà yêu cầu đòi hỏi cần phải có những biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy các chương trình phát triển kinh tế xã hội phát huy hiệu quả.