Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh miền núi, vùng cao:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 29 - 31)

1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế , xã hội của các tỉnh miền núi, vùng cao: vùng cao:

Trong giai đoạn đổi mới vừa qua, được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước , cùng sự cố gắng vượt bậc của các dân tộc, bộ mặt kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi đã có những bước tiến bộ đáng kể. Song do nhiều nguyên nhân, đây vẫn là vùng lãnh thổ chậm phát triển nhất so với cả nước.

Miền núi nước ta chiếm khoảng 2/3 diện tích tự nhiên của cả nước, với dân số gần 20 triệu người (chiếm 26 % dân số cả nước ). Trong đó, gần 10 triệu người là dân tộc thiểu số, chủ yếu sống phân tán ở các vùng núi. Trình độ dân trí thấp, điều kiện sống khó khăn.

Là vùng có địa hình, chia cắt phức tạp nên điều kiện đi lại của đồng bào gặp nhiều khó khăn, địa bàn phát triển dân cư phân tán, khó tập trung.

Là vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên, trữ lượng khá nhưng đa số ở những địa bàn khó khai thác hoặc có thể khai thác nhưng chưa có điều kiện về vốn, công nghệ, vật tư. Hiện nay do tình trạng du canh du cư, chặt phá rừng làm rẫy phổ biến làm cho đời sống không ổn định, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác không có định hướng làm cạn kiệt, môi trường sinh thái bị phá vỡ có nơi bị huỷ hoại nghiêm trọng.

Đa số các tỉnh đều có các huyện xã tiếp giáp biên giới nên đây là địa bàn giữ vị trí chiến lược cả về chính trị kinh tế và an ninh quốc phòng.

Nền kinh tế ở đây phổ biến là sản xuất nhỏ, thiên về nông nghiệp, tự cung tự cấp mang nặng dấu ấn tự nhiên, với kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Trong những vùng thôn bản, vùng sâu, vùng xa phương thức sản xuất tự sản tự tiêu vẫn là chủ yếu. ở những vùng thấp, ven các trục giao thông, ven thị xã, thị trấn, kinh tế hàng hoá mới chỉ nhen nhúm ở bước khởi đầu.

Tuy nhiên, trong những năm qua, kinh tế vùng đã được chú trọng phát triển cho nên kinh tế - xã hội bình quân toàn khu vực có bước phát triển khá và tăng trưởng bình quân giai đoạn 1991-1995 là 6-7 % (nông nghiệp 3-4%; công nghiệp 8-10%; dịch vụ 10-11% - Số liệu của Uỷ ban dân tộc và miền núi ). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm.

Cơ sở hạ tầng tuy đã được chú ý đầu tư nhưng vẫn còn trong tình trạng thấp kém và phát triển chậm, phần lớn mới chỉ chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở những vùng đã phát triển. Theo số liệu của Uỷ ban dân tộc và miền núi, hiện nay cả nước có 1700 xã đặc biệt khó khăn, trong đó, 1160 xã (chiếm 11% trong tổng số 10545 xã hiện có cả nước) thiếu cơ sở hạ tầng như đường giao thông đến xã, điện thắp sáng, nước sinh hoạt, 760 xã chưa có chợ hoặc chợ liên xã.

Tình trạng cơ sở hạ tầng thấp kém cũng là nguyên nhân cơ bản kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua nhờ tác động của các chủ trương chính sách, vùng đồng bào dân tộc đã có những bước tiến bộ đáng kể và đã hình thành 3 loại hình khu vực có trình độ phát triển khác nhau ngay trên địa bàn từng tỉnh, huyện, trong đó khu vực II và III cần được quan tâm thúc đẩy để có đủ khả năng phát triển kinh tế xã hội.

Khu vực I- Khu vực bước đầu phát triển: Tại đây cơ sở hạ tầng như đường

giao thông, hệ thống điện, trường học, bệnh xá, chợ...đã hình thành và đáp ứng nhu cầu cơ bản của đồng bào, đã hình thành định canh, định cư, đời sống tương đối ổn định, kinh tế hàng hoá bước đầu phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người bằng mức thu nhập bình quân cả nước.

Khu vực II - Khu vực tạm ổn: Một bộ phận dân cư đã định canh định cư

còn ít, các cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của dân. Khu vực này cần nỗ lực thúc đẩy phát triển nếu không sẽ có nguy cơ tụt xuống khu vực III.

Khu vực III- Khu vực khó khăn: nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên

giới tập trung 90% đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều dân tộc ít người sinh sống. Khu vực này tài nguyên cạn kiệt, giao thông đi lại khó khăn, đời sống đói nghèo, dân trí thấp kém còn nhiều người mù chữ, sản xuất mang tính tự nhiên, đây là địa bàn du canh du cư chủ yếu và có số dân nghèo cao nhất cả nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w