I Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán quy trình cho vay
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán quy trình cho vay tại công ty
TNHH KPMG
Qua nghiên cứu, tìm hiểu lý luận và thực tiễn kiểm toán quy trình cho vay tại Công ty KPMG, em xin đa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức kiểm toán quy trình này nh sau:
2.1- Về công tác lập kế hoạch kiểm toán
KPMG cũng gặp phải một số khó khăn do đặc trng mùa vụ của công việc phải kiểm toán cho các ngân hàng khác nhau vào cùng một thời điểm. Mặc dù các trởng phòng kiểm toán đã cố gắng sắp xếp bố trí nhân lực trên kế hoạch công tác và ớc tính thời gian kiểm toán cần thiết tại đơn vị khách hàng, song thực tế có thể nảy sinh những vấn đề ngoài dự kiến khiến cho công việc cần thực hiện tăng lên. Khi đó, để có thêm nhân sự cho đội kiểm toán là rất khó khăn, vì các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán khác của công ty cũng đang tham gia kiểm toán một khách hàng khác. Công ty có thể tuyển thêm nhân viên kiểm toán cho phù hợp với quy mô số lợng khách hàng, cũng nh tăng cờng đào tạo để nâng cao trình độ của mỗi kiểm toán viên, từ đó giảm bớt áp lực trong mỗi cuộc kiểm toán. Điều này cũng phù hợp với chiến lợc chung hiện tại của công ty.
2.2- Về việc tiến hành chọn mẫu
Trong kiểm toán, KPMG có thể áp dụng chọn các khoản mục từ một tổng thể, chọn các khoản mục cá biệt, hay chọn mẫu đại diện (theo kế hoạch chọn mẫu KPMG đợc hớng dẫn trong KAM). Tuy nhiên trên thực tế, mẫu đợc chọn phần lớn dựa vào nhận định nghề nghiệp và kinh nghiệm của kiểm toán viên, thờng đều là các khoản cho vay có giá trị lớn và hai hay ba khoản nh vậy đã chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng thể. Nh vậy việc chọn mẫu đã bỏ qua những khoản khác có giá
trị trung bình chiếm phần lớn trong tổng thể không đợc kiểm tra. Điều này có thể gây ra bỏ sót những sai phạm tiềm ẩn trong các khoản bị bỏ qua này.
Kiểm toán viên nên áp dụng nhiều tiêu chuẩn chọn mẫu hơn ngoài tiêu thức giá trị của các phần tử trong tổng thể. Việc này có thể thực hiện thông qua phân tầng phân tổ, đảm bảo mẫu chọn mang tính đại diện cao. Các khoản cho vay đợc chọn để kiểm tra ngoài tiêu chí có giá trị lớn, có thể là khoản cho vay mà kiểm toán viên nhận thấy có vấn đề, hoặc mới đợc cấp trong năm, các khoản cho vay đ- ợc gia hạn nhiều lần …
2.3- Về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
Để thực hiện kiểm toán hoạt động cho vay, kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau nh:
+ Xem xét, phân tích tài liệu hiện có (hồ sơ tín dụng, danh mục cho vay, tài liệu của trung tâm thông tin tín dụng CIC ), qua đó có thể đánh giá những rủi ro… tiềm ẩn.
+ Phỏng vấn cán bộ liên quan đến quy trình để biết cán bộ đã nắm quy trình, đã thực hiện quy trình đến đâu. Xác định chỗ nào có thể phát sinh rủi ro do cán bộ không hiểu, không nắm vững những quy định, quy tắc của ngân hàng, cán bộ có đề xuất gì để xử lý rủi ro. Phỏng vấn cán bộ để biết đợc những rủi ro mà cán bộ gặp phải là thấp hay cao, từ đó giảm bớt hay cần thêm bớc kiểm toán nào khác.
+ Đánh giá thông qua thị sát: Kiểm toán viên phải tự đi xem xét và đánh giá, nhìn nhận xem trên thực tế các nhân viên ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay nh thế nào.
+ Bản danh mục câu hỏi: Danh mục câu hỏi về hệ thống giám sát tín dụng và danh mục câu hỏi để kiểm toán từng trờng hợp riêng lẻ. Thông qua đó, có thể đánh giá hệ thống cơ chế kiểm tra nội bộ cài đặt trong quy trình cho vay đợc thực hiện nh thế nào.
+ Vẽ sơ đồ hoạt động để biết công đoạn nào cán bộ phải thực hiện thao tác gì. Thông qua vẽ sơ đồ để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu trong quy trình.
+ Các chơng trình vi tính: Có thể áp dụng các chơng trình phần mềm vi tính để hỗ trợ cho công tác kiểm tra.
Phơng pháp kiểm toán của KPMG đã bao quát các công cụ nh phân tích tài liệu, phỏng vấn cán bộ, thị sát, sử dụng sự hỗ trợ của các chơng trình vi tính. Tuy nhiên, KPMG cha tận dụng lợi thế của Bảng danh mục câu hỏi và Sơ đồ hoạt động của quy trình để khai thác các bằng chứng cần thiết phục vụ cho việc đa ra ý kiến thích hợp cho quy trình cho vay. Đây là 2 công cụ hữu ích mà KPMG cũng nên sử dụng trong kiểm toán ngân hàng nói chung và kiểm toán quy trình cho vay nói riêng. Qua đó, kiểm toán viên có thể đánh giá cơ chế giám sát nội bộ trong ngân
hàng hoạt động có hiệu quả không, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của các quy định và thực hiện những quy định đó. Thông qua đó, xác định những rủi ro phát sinh mà cha đợc phát hiện.
2.4- Về thủ tục phân tích với quy trình cho vay
Hiện nay, kiểm toán viên chủ yếu tiến hành phân tích ngang so sánh giữa năm hiện tại với năm trớc, việc phân tích dọc chỉ đợc thực hiện về khả năng sinh lời của thu nhập lãi từ cho vay.
Kiểm toán viên nên sử dụng thêm các thủ tục phân tích để so sánh các kết quả từ hoạt động cho vay với các ngân hàng có cùng quy mô, các ngân hàng thuộc cùng loại hình, cũng nh so sánh với các định hớng chung của ngành để có đợc cái nhìn toàn diện hơn về toàn bộ kết quả hoạt động của quy trình. Các so sánh này không chỉ gồm các chỉ tiêu tài chính (nh tỷ lệ lãi thu từ cho vay trên tổng thu nhập của ngân hàng, lỗ do phải xoá sổ các khoản nợ không thu hồi đợc) mà còn gồm các chỉ tiêu phi tài chính (nh cơ cấu khách hàng, phơng pháp áp dụng để thu hút và duy trì các khách hàng vay của mỗi ngân hàng ). Việc so sánh với các ngân hàng… khác trong quá trình thực hiện kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính trong các Ngân hàng thơng mại có thể giúp kiểm toán viên đánh giá đợc vị thế trên thị trờng của ngân hàng này là ở mức độ nào? Có hợp lý hay không? Việc thực hiện thêm các thủ tục phân tích này vừa không tốn nhiều thời gian đối với một công ty có nhiều khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng nh KPMG, qua trao đổi với các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khách hàng khác, lại vừa mang lại hiệu quả cho những nhận định của kiểm toán viên.
2.5- Về đào tạo kỹ năng sử dụng Excel
Thứ năm là công tác đào tạo kiểm toán viên. Tại KPMG, công tác này vốn rất đợc chú trọng, tiến hành trên các lĩnh vực: Kiến thức chung về nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức về pháp luật, kiến thức về kinh tế, kiến thức về chuyên môn về lĩnh vực kiểm toán. Ngoài ra, yêu cầu đối với mỗi kiểm toán viên còn phải nắm vững các kiến thức về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng kiểm toán, kỹ năng giao tiếp… đợc chứng minh qua thi tuyển phỏng vấn và đợc kiểm toán viên tự trau dồi thêm. Tuy nhiên, riêng về mảng tin học Excel, một công cụ quen thuộc và lại hỗ trợ rất nhiều cho công việc kiểm toán, nên đợc KPMG tổ chức một lớp học ngắn về các kỹ năng thờng dùng trong kiểm toán. Với các kỹ năng này, khối lợng công việc kiểm toán có thể giảm đi đáng kể, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả công việc của mỗi kiểm toán viên.
Kết luận
Trong bối cảnh nền kinh tế tài chính vận động hớng tới mục tiêu đa nớc ta cơ bản trở thành một nớc công nghiệp tiên tiến hiện đại vào năm 2020, các Ngân hàng thơng mại ở Việt Nam đang ngày càng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, đổi mới hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ của mình. Tại các Ngân hàng thơng mại, hoạt động cho vay đem lại nguồn thu nhập chính, đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Những năm qua, hoạt động cho vay của các Ngân hàng thơng mại còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nợ quá hạn, nợ khó thu hồi và không có khả năng thu hồi vẫn chiếm một số lợng đáng kể làm ảnh hởng đến thu nhập của ngân hàng. Kiểm toán quy trình cho vay vì vậy có ý nghĩa rất cần thiết nhằm hạn chế rủi ro, ngăn chặn, phát hiện kịp thời và cảnh báo các sai phạm trong quy trình, đảm bảo an toàn hoạt động cho vay của các ngân hàng, góp phần thực hiện mục tiêu sinh lời của ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu nêu trên, nâng cao chất lợng kiểm toán quy trình cho vay là một yêu cầu bức xúc đặt ra cho các công ty kiểm toán, góp phần đảm bảo sự ổn định an toàn và vững mạnh của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Hoạt động của các công ty kiểm toán ở nớc ta đã ra đời và phát triển trong hơn 10 năm, một thời gian rất ngắn so với lịch sử lâu đời của kiểm toán trên thế giới. Kiểm toán đối với các ngân hàng thơng mại ở nớc ta lại càng mới hơn. Trong số các công ty thực hiện kiểm toán đối với các Ngân hàng thơng mại, có thể nói KPMG luôn giữ vai trò đứng đầu về uy tín và chất lợng và đã có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Việt Nam.
Chuyên đề thực tập nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động cho vay trong các Ngân hàng thơng mại và hoạt động kiểm toán quy trình cho vay do KPMG thực hiện. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cũng nh những kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán quy trình cho vay nói riêng và quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của các Ngân hàng thơng mại nói chung. Do giới hạn về thời gian, lợng kiến thức nghiên cứu còn cha sâu nên bài viết còn nhiều hạn chế thiếu sót. Vì vậy, em rất mong có đợc ý kiến của các thầy cô, sự đóng góp của các bạn và những ngời quan tâm tới kiểm toán quy trình cho vay trong ngân hàng th- ơng mại để đa ra những nhận định sâu sắc hơn. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thạc sĩ Nguyễn Hồng Thuý và các anh chị kiểm toán viên công ty KPMG đã trực tiếp hớng dẫn, góp ý và giúp đỡ em trong quá trình thực tập./.
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2005 Sinh viên
Danh mục tài liệu tham khảo
STT Tên tài liệu Tên tác giả NXB/Năm XB
1 Kiểm toán Alvin A. Arens James K.Loebbecke
Thống kê/2000
2 Lý thuyết kiểm toán GS.TS. Nguyễn Quang
Quynh Tài chính/1998
3 Kiểm toán tài chính GS.TS. Nguyễn Quang
Quynh Tài chính/2001
4 Kiểm toán Ngân hàng ThS. Lâm Thị Hồng Hoa ThS. Nguyễn Thị Loan
Thống kê/2002
5 Kế toán Ngân hàng NGƯT. Vũ Thiện Thập Thống kê/2002
6 Quản trị Ngân hàng thơng mại Peter S.Rose Tài chính/2001
7 Các văn bản pháp luật hiện
hành về Ngân hàng Thống kê/2002
8 Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam (quyển I,II,III,IV,V) Bộ Tài chính Tài chính 2001/2003/2004
9 Hệ thống chuẩn mực Quốc tế
về kiểm toán Bộ Tài chính Tài chính/1998
10 Sổ tay kiểm toán EURO - TAPVIET
Bộ Tài chính Tài chính/1998
11 Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại David Cox Chính trị quốc gia 1997
12 Bank Practice Guide Tài liệu hớng dẫn thực hành kiểm toán ngân hàng của KPMG