bạo lực gia đình
Để công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả như mong đợi, theo chúng tôi trước hết cần xác định rõ khái niệm “bạo lực gia đình” đang được nói tới. Ở Việt Nam, quan niệm về bạo lực gia đình của người dân còn khá mơ hồ, và dường như chỉ có bạo lực về thể chất là được lưu ý tới. Khi trong tiềm thức của mỗi công dân đều cho rằng một cái tát, một câu chửi mắng nhau lúc nóng giận là bình thường, con hư thì bố mẹ phải đánh để giáo dục, hay việc đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng là nghĩa vụ của người vợ… thì những chuyện ấy đương nhiên sẽ không bị coi là bạo lực gia đình, là vi phạm pháp luật. Vì vậy, muốn định hướng hành vi thì trước tiên cần phải định hướng về nhận thức, phải quy định một cách rõ ràng và cụ thể những hành vi mà pháp luật quy định là bạo lực gia đình và cần phải phòng chống.
Hiện nay, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Việt Nam chỉ đưa ra định nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Khoản 2, Điều 1) và liệt kê các hành vi được coi là bạo lực gia đình tại Khoản 1, Điều 2. Tức là pháp luật đã thừa nhận 3 nhóm hành vi bạo lực là: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế nhưng lại không đưa ra sự phân loại hành vi của từng nhóm. Ngoài ra, những hành vi được nêu cũng khá chung chung, trong khi trình độ nhận thức của đại
đa số người dân còn hạn chế nên cần có sự hướng dẫn cụ thể. Trong khi đó, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình của Campuchia, Đông Timo, Indonesia đều có sự phân chia các hành vi vào từng nhóm nhất định và đi vào cụ thể hơn. Đặc biệt, pháp luật của Hàn Quốc đã tổng hợp những hành vi có liên quan đã được các văn bản pháp luật khác quy định để tổng hợp thành khái niệm “Tội bạo lực trong gia đình” của “Luật đặc biệt về trừng phạt hành vi bạo lực trong gia đình” [11, tr. 81]. Chúng tôi coi đây là một hình thức pháp điển hóa, khiến quy định của pháp luật rõ ràng và tránh được sự chồng chéo.
Vì vậy, trong vấn đề này, theo chúng tôi cần quy định rõ ràng hơn những hành vi bị coi là “bạo lực gia đình” và có sự tổng hợp những quy định tại những văn bản pháp luật khác nhau về các hành vi này để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả của các quy phạm pháp luật.
Bên cạnh việc chỉ ra các hành vi thì việc xác định rõ các đối tượng của bạo lực gia đình cũng rất quan trọng, từ đó mới có thể xây dựng các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình thích hợp. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Khoản 2, Điều 1) và bổ sung “Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng” (Khoản 2, Điều 2).
Tuy nhiên, Luật lại không giải thích khái niệm "thành viên gia đình", nên gây khó hiểu trong quá trình áp dụng pháp luật. Hiện nay, đa số mọi người vẫn dựa vào khái niệm gia đình của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và
quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” (Điều 8); từ đó cho rằng: