Thực trạng áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 56)

trong thời gian qua

Báo Pháp luật Việt Nam số 88 (4514) ra ngày 29/3/2011 đưa tin: Luật sư Nguyễn Văn Tú, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng được mời bảo vệ cho

quyền lợi của nạn nhân Lại Thị Mai (Phủ Lý, Hà Nam) bị chết vì hành vi bạo lực gia đình do chồng gây ra. Trong quá trình tiếp cận hồ sơ vụ án, các cơ quan thực thi pháp luật tại địa phương đều không hề biết đến Luật PCBLGĐ, nên Luật sư Tú phải photo cuốn Luật PCBLGĐ để “tặng” các cán bộ [22]

Điều này cho thấy một thực tế đáng buồn là dù Luật PCBLGĐ đã có hiệu lực thi hành một thời gian nhưng khi được hỏi đến, rất nhiều người, thậm chí có cả những cơ quan chủ chốt thực thi Luật vẫn không biết về Luật này.

Kết quả Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình do Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp quốc công bố ngày 25/11/2010 cho thấy; có khoảng 60% phụ nữ từng bị bạo lực về thể xác và tình dục do chồng gây ra cho biết họ có nghe về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng không nắm được chi tiết Luật [22]. Thế nên đa số chỉ quan tâm tới quyền của nạn nhân khi xảy ra bạo lực hơn nghĩa vụ của họ; trên một phần ba tổng số phụ nữ được hỏi chưa thấy được nghĩa vụ cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng khi có bạo lực gia đình xảy ra, dù đây là nghĩa vụ mà pháp luật quy định để bảo vệ quyền lợi cho họ.

Mặt khác, cũng do khâu tuyên truyền còn hạn chế nên quan niệm, nhìn nhận của nhiều người về hành vi bạo lực gia đình còn nhiều điểm chưa đúng. Bằng chứng là không ít người vẫn còn quan niệm chỉ khi dẫn đến hậu quả nặng nề về mặt thể chất thì mới xem đó là hành vi bạo lực. Một số hành vi như gây tổn hại về tinh thần, cô lập, xua đuổi, cưỡng ép tình dục… chưa được nhận biết rõ. Thậm chí có nhiều địa phương, thậm chí là cán bộ hội, chính quyền hẳn hoi nhưng vẫn xem những hành vi như: lấy gậy đánh, tát, đấm, chửi bới khi không đẻ được con trai, chửi mắng, dọa dẫm khi không được quan hệ tình dục… chỉ là mâu thuẫn trong gia đình; còn gọi là bạo lực gia đình thì phải là những vụ việc nghiêm trọng, có can thiệp của y tế.

Báo Pháp luật Việt Nam số 85 (4511) ra ngày 26/3/2011 có nêu ví dụ: Tổ chức Gret tại Việt Nam (Tổ chức Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ) trong thời giai tiến hành cuộc khảo sát về bạo lực gia đình ở tỉnh Hòa Bình năm 2009 đã phát hiện chị S bị chồng đánh rất dã man. Sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng khi chị S báo cáo với Trưởng thôn và Chi bộ thôn thì đều nhận được lời khuyên “Nó đánh một tý thôi, nhịn đi”. Đúng vào thời gian đó, tổ chức Gret tiến hành khảo sát thực trạng bạo lực gia đình ở Hòa Bình nên chị S đã được lên tiếng nói về thảm kịch của mình. Ngay lập tức, Gret liên lạc với Hội phụ nữ huyện, rồi Hội phụ nữ tỉnh để có phương án hỗ trợ cho chị. Kết quả là Hội phụ nữ huyện không những không vào cuộc mà còn gọi điện mắng mỏ Hội phụ nữ xã là “vượt cấp”, là không báo cáo với Hội phụ nữ huyện mà để nạn nhân báo cáo với Gret, Gret lại báo lên tỉnh, làm mất thành tích của huyện. Cuối cùng, chị S không những không được can thiệp hỗ trợ mà còn bị phê bình và kết tội. Trong vòng luẩn quẩn đó, chị càng bị chồng đánh nhiều hơn. [23]

Nghiêm trọng hơn nữa là vụ người chồng đánh vợ suốt hơn 30 năm ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nhưng vị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã khi được hỏi lại cho rằng đó là việc của gia đình họ, đã có gì đâu mà phải gọi người chồng lên răn đe, giáo dục; còn những người hành xóm thì trả lời “chuyện ông ấy đánh vợ thì như cơm bữa, ai hơi sức đâu quan tâm” [24].

Tất cả những ví dụ trên đều chỉ ra một thực tế không thể phủ nhận rằng dù được Đảng và Nhà nước quan tâm, dù đã có một hệ thống văn bản liên quan tới phòng, chống bạo lực gia đình, nhưng những quy định này chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa làm thay đổi cơ bản tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam trong thời gian qua. Vì vậy, theo chúng tôi, để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình, cần tiếp tục xây dựng,

hoàn thiện các quy định của pháp luật để tìm ra các giải pháp nhằm ngăn chặn một cách có hiệu quả hành vi bạo lực.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w