Hoàn thiện chínhsách tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo hướng minh bạch hoá, nâng

Một phần của tài liệu Tín dụng đầu tư phát triển. Thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)

1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT đến năm 2020

1.2. Hoàn thiện chínhsách tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo hướng minh bạch hoá, nâng

minh bạch hoá, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của HNPTVN

1.2.1. Hoàn thiện chính sách và cơ chế kế hoạch hoá tín dụng ĐTPT của Nhà nước

- Về đối tượng hỗ trợ: Cần thể hiện một cách rõ ràng và kiên định các định hướng chiến lược phát triển KT-XH theo ngành, vùng lãnh thổ; danh mục các đối tượng phải đảm bảo tính ổn định tương đối phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH theo chu kỳ 5 năm. Theo đó, các đối tượng cần tập trung vμo các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, có lợi thế so sánh của quốc gia gắn kết chặt chẽ vμ phù hợp, phân biệt theo từng vùng lãnh thổ.

- Về lãi suất cho vay: Việc quyết định lãi suất cho vay cần do chính cơ quan cho vay (NHPTVN) quyết định trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của dự án và khả năng cân đối của NHPTVN, theo đó có thể lựa chọn xác định các mức lãi suất sao cho:i) đủ cao để có thể bù đắp được các hoạt động (hiển nhiên là phải cao hơn lãi suất huy động); ii) đủ thấp để thu hút các nhà đầu tư có các dự án đúng đối tượng. Cần nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHPTVN trong việc quyết định tài trợ.

- Về huy động vốn: Cần trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho NHPTVN trong việc quyết định và lãi suất huy động theo kế hoạch tổng thể hàng năm (bao gồm cả việc huy động nội tệ và ngoại tệ) nhằm đảm bảo tính chủ động, huy động đủ vốn đáp ứng nhu cầu ĐTPT của đất nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước là việc đảm bảo khả năng thanh toán cho NHPTVN và bảo lãnh cho các khoản huy động vốn của NHPTVN.

- Về trích dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro: Trao quyền chủ động cho NHPTVN trong việc trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro, phù hợp với thông lệ hoạt động ngân hàng trong nước cũng như quốc tế.

1.2.2. Công khai hoá thông tin

Xây dựng cơ chế bắt buộc NHPTVN công khai hoá kết quả hoạt động, đây là biện pháp tạo động lực để tổ chức này tự hoàn thiện mình. Đơn giản hóa và công khai quy trình cho vay. Rà soát loại bỏ một số thủ tục không cần thiết, hoàn thiện quy trình theo hướng đơn giản dễ hiểu và dễ thực hiện; quy định cụ thể trình tự và thời gian thực hiện các bước của quy trình vay vốn. Khi quy trình thay đổi, cần có sự tập huấn cho Chi nhánh về việc vận dụng quy trình mới ban hành; công khai quy trình cho vay và phải phổ biến cho các khách hàng biết khi quy trình thay đổi; đồng thời Ngân hàng cần tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng trong việc vay vốn.

Ngoài việc cải tiến quy trình, thủ tục cho vay của nội bộ mình, VDB cần phối hợp với các ngành nhằm cải cách các thủ tục liên quan để giảm thiểu các thủ tục cho khách hàng. Có như vậy mới kích thích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào những án mà nhà nước cần khuyến khích đầu tư.

Một phần của tài liệu Tín dụng đầu tư phát triển. Thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w