2. Đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam
3.2. Những hạn chế:
3.2.1.Đối với nền kinh tế:
-Tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao: Trong thực tế hoạt động của chính mình, VDB luôn than phiền không đủ vốn cho khách hàng vay, song những năm gần đây ICOR của chúng ta xấp xỉ 8. Như vậy rõ ràng chất lượng các khoản vay chưa thật sự là tốt, rồi việc VDB cũng góp phần đưa các khoản vay
theo chỉ đạo đến các tổng công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước có nhiều dự án đầu tư không đúng lĩnh vực có thế mạnh kinh doanh. Do vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tăng trưởng của quốc gia. Cùng với đó, nhiều chương trình dự án lớn của quốc gia bị đổ bể, không đạt được kết quả như mong đợi, gây lãng phí nguồn lực quốc gia.
Hoặc ngày 28/11/2008 Thủ tướng Chính Phủ có Công văn số 2081/TTg- KTTH, giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) thực hiện bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) khi vay vốn của các tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh. Kết quả sau 7 năm thực hiện chính sách trợ giúp phát triển DNNVV, chỉ có 7/63 tỉnh (thành phố) thành lập Quỹ bảo lãnh DNNVV là: Đồng Tháp, Tp Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Bình Thuận, Bắc Ninh, Hà Giang, Kiên Giang, với mức vốn điều lệ mỗi Quỹ là 30 tỷ đồng (riêng Thành phố Hồ Chí Minh - Quỹ đầu tư phát triển đô thị có tổng vốn là 50 tỷ đồng). Điều đáng nói ở đây là mục đích hoạt động các Quỹ này là bảo lãnh cho doanh nghiệp là không đáng kể.
Hộp 11:VDB cho VRG vay vốn đầu tư dự án không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính.
Thực tế cho chúng ta thấy rằng, việc các tổng công ty Nhà nước tham gia đầu tư ra khỏi ngành, lĩnh vực hoạt động của chính mình có sự tham gia cho vay của chính VDB.
Ngày 1/10/2010, tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) vừa ký bản hợp đồng tài trợ vốn xây khu đô thị tại tỉnh Tây Ninh.
Theo đó, VRG với đại diện của mình là Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG sẽ đứng ra nhận khoản vay của VDB trị giá 1.176 tỷ đồng, với thời hạn 6 năm để đầu tư dự án khu công nghiệp - đô thị, dịch vụ Phước Đông tại tỉnh Tây Ninh.
Dự án có tổng vốn mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng với quy mô 2.190 ha thuộc địa phận các xã Phước Đông, Bàu Đồn thuộc huyện Gò Dầu và Đôn Thuận.
http://vneconomy.vn/20101001111159946P0C17/tap-doan-cao-su-xay-khu- do-thi-tai-tay-ninh.htm
-Gia tăng gánh nặng cho ngân sách Nhà nước: Hàng năm ngân sách quốc gia giao cho VDB 1 lượng tiền nhất định và chỉ đạo VDB hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Điều này ghi rất rõ khi thành lập VDB là Nhà nước sẽ lo tính thanh khoản, lo vốn, miễn thuế cho VDB (Vốn phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) bình quân 3 năm (2006-2009) chiếm 55% tổng nguồn huy động;). Nhưng do nhu cầu vốn cho phát triển cao, số vốn này thường được VDB hỗ trợ cho doanh nghiệp hết, hơn nữa lượng vốn thu hồi hàng năm từ các khoản tín dụng đầu tư lại không đủ, mà điều khoản thành lập VDB ghi rõ VDB hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do đó nếu tính ra để bù đắp khoản tiền cho vay của VDB bị mất do mất giá vì lạm phát còn khó nữa là việc VDB sẽ có lãi. Vì vậy VDB sẽ lại được ngân sách rót vốn, chưa kể các khoản trái phiếu chính phủ giao cho VDB cho vay. Nếu như công tác thẩm định dự án không tốt, nợ xấu nhiều và kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới tài chính công. Như vậy, Nhà nước với sự tài trợ và ưu đãi cho VDB bằng ngân sách là gánh nặng về tài chính cho chính mình trong tương lai.
Hộp 12 :VDB thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát năm 2011.
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã điều chỉnh giảm kế hoạch giải ngân tín dụng cho các dự án đầu tư 10,5% (khoảng 3.000 tỷ đồng) so với kế hoạch tín dụng đầu tư được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2011.
Theo kế hoạch giải ngân vốn tín dụng cho các dự án năm 2011 là 28.000 tỷ đồng, sau khi cắt giảm 3.000 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ dành 1.500 tỷ đồng dự phòng để xử lý vốn cho các dự án có thể rút ngắn thời gian thi công, hoàn thành sớm hơn dự kiến và được phân bổ trong quí IV/2011.
Số vốn 23.500 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam bố trí vốn cho 259 dự án, trong đó tập trung ưu tiên vào các nhóm dự án chắc chắn hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2011, các chi phí chăm sóc rừng và phòng chống cháy rừng của các dự án trồng rừng, các dự án an sinh xã hội, các dự án đảm bảo năng lượng điện, một số dự án trọng điểm theo chương trình của Chính phủ…
…Cùng với việc thực hiện các nhiệm được giao, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã cắt giảm đầu tư xây dựng cơ bản và trang bị tài sản nội ngành với số tiền trên 48 tỷ đồng, cắt giảm 10% chi tiêu thường xuyên./.
Nguồn: http://nguyentandung.org/doanh-nhan/ngan-hang-vdb-cat-giam- von-tin-dung-3-000-ty-dong.html
Hộp13: Nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế lạm phát năm 2011. (Nguồn:http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=1379 )
Ngày 24/2/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về 6 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
“….Giải pháp thứ hai là thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 (không bao gồm chi tiền lương và các khoản có tính chất lương, chi chế độ chính sách cho con người và tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo kế hoạch đầu năm). Bội chi ngân sách sẽ được giảm xuống dưới 5% GDP (Quốc hội phê duyệt là 5,3%); tổng đầu tư toàn xã hội theo kế hoạch là 40-41% sẽ giảm xuống 38%. Không ứng trước vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ năm 2012 cho các dự án (trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách); thu hồi nguồn vốn từ các dự
án bị kéo dài về ngân sách trung ương để bổ sung vốn cho các công trình, dự án hoàn thành trong năm 2011; Ngân hàng Phát triển Việt Nam giảm tối thiểu 10% kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhà nước….”
-Ảnh hưởng không tốt tới quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam: Khi thành lập VDB, Việt Nam đã thực hiện một bước quan trọng của mình trong lĩnh vực cho vay phát triển khi tách ngân hàng chính sách ra khỏi ngân hàng thương mại Nhà nước. Tuy nhiên, việc Nhà nước quá ưu đãi với các doanh nghiệp cũng chưa hẳn là tốt. Vì lí do về lâu dài, việc VDB không đặt mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp được vay vốn có xu hướng ỷ lại, giảm hẳn tính cạnh tranh sâu sắc khi chúng ta hội nhập.
-Hiệu quả thúc đẩy kinh tế các vùng/miền kinh tế, ngành kinh tế còn chưa cao: Một số dự án được đánh giá là cú hích với phát triển kinh tế vùng miền chưa đạt như mong muốn, thậm chí không muốn nói là đã thất bại, nợ xấu tăng cao, hiệu quả kinh tế không có. Ví dụ mới nhất là hỗ trợ vay vốn chương trình nhà ở xã hội theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển hiện trong tổng số 44 dự án nhà ở giá rẻ trên cả nước với tổng mức đầu tư 6.600 tỉ đồng, chưa có bất kỳ dự án nào vay được vốn từ VDB theo chính sách ưu đãi của chương trình.
Hộp 14 :Thất bại của DAF tại chương trình phát triển sản xuất mía đường và đánh bắt xa bờ.
Theo báo cáo của quỹ HTPT, đến ngày 31/12/2003 có 1551 DA có nợ quá hạn, (Trong đó có 1528 DA sử dụng vốn trong nước và 23 DA là vốn ODA cho vay lại) với tổng nợ quá hạn là 1185 tỷ VND, lãi treo là 950 tỷ. Chủ yếu là 2 dự án Chương trình đánh bắt xa bờ và chương trình phát triển sản xuất mía đường, nợ qúa hạn và lãi treo 2 dự án này chiếm 40% nợ quá hạn và lãi treo của toàn bộ hệ thống quỹ HTPT.
-Nhiều dự án có ảnh hưởng xấu tới môi trường và sự bền vững của phát triển kinh tế đất nước: Chưa có một thống kê đầy đủ về số dự án thủy điện được VDB cho vay vốn tín dụng đầu tư, song qua những gì thu thập được cho thấy, các dự án thủy điện hầu hết đều có số vốn trung bình khoản trăm tỷ đến con số nghìn tỷ, vậy chắc chắn,VDB sẽ được chính phủ ủy thác cho doanh nghiệp vay vốn làm thủy điện, loạn thủy điện tại miền Trung rồi hậu quả mà lũ lụt đi qua nơi này đã cho chúng ta thấy rõ hậu quả của chính điều đó.
3.2.3.Đối với các doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp chúng tôi cho rằng có hai hạn chế lớn khi tiếp cận tín dụng đầu tư:
-Một là, DN thiếu thông tin về chương trình cho vay vốn, bị hạn chế do thủ tục cho vay rườm rà, quy định chồng chéo, hướng dẫn của cấp trên, do VDB vừa hoạt động cho vay trên thị trường vừa là cơ quan chịu sự chỉ đạo của chính phủ.
Hộp 15 :Ghi nhận khó khăn khi triển khai vay vốn của VDB. Nguồn :VDB
Tại hội nghị khách hàng cuối nẩm 2009, Tổng giám đốc VDB cũng rất chia sẻ với các doanh nghiệp khi nhiều dự án triển khai chậm, “không làm gì được”, đặc biệt các dự án về rác thải (có nghị định nhưng chưa có thông tư hướng dẫn). Hay đối với lĩnh vực khai thác mỏ: “Thời gian qua chúng tôi cũng du di một số trường hợp, nhưng theo quy định không có giấp phép khai thác mỏ thì không giải ngân được, mà doanh nghiệp phản ánh là để có được giấy phép nay phải có 33 con dấu. Thực tế, nhiều nhà máy xi măng đã sản xuất ra sản phẩm rồi nhưng vẫn chưa có giấy phép khai thác mỏ nên cũng chịu. Bây giờ phải giải quyết câu chuyên này như thế nào vừa hài hoà, vừa đúng pháp lụât?”
-Hai là, vốn vay nhiều khi vẫn chưa đáp ứng kịp thời khi DN có yêu cầu vay vốn cho các dự án, chương trình sản xuất của chính họ.
(Nguồn:VDB-Hội nghị gặp gỡ khách hàng của giám đốc VDB cuối năm 2009.)
“…Một thực tế được nhiều doanh nghiệp phản ánh, mặc dù nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp không nhiều nhưng lúc doanh nghiệp cần thì không có, nhất là khi doanh nghiệp cần dự trữ thì tiền về nhỏ giọt, khi doanh nghiệp bán được hàng thì tiền mới về. Ông Dũng cho biết, trong năm 2010, VDB sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương dưa vốn ra theo tín hiệu thị trường. Một trong những nguyện vọng của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu là có kho ngoại quan ở nước ngoài để giảm bớt được chi phí lưu thông, VDB cũng sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để hình thành các kho ngoại quan ở nước ngoài bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước và của doanh nghiệp, trước mắt sẽ xây dựng kho ngoại quan ở nước ngoài…”