Ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Sau

Một phần của tài liệu Tín dụng đầu tư phát triển. Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 43)

1. Thực trạng của hoạt động tín dụng đầu tư tại Việt Nam

1.3. Ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Sau

phát triển Việt Nam (Sau năm 2006 cho tới nay)

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, tức là đến giữa năm 2010, chúng tôi đã có những con số ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư của VDB.

Dưới đây là những con số ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư từ khi VDB được thành lập đến thời gian gần đây nhất mà chúng tôi ghi nhận được từ các nguồn thông thông tin sẵn có, chủ yếu dựa trên các báo cáo của VDB cho chính phủ, đồng thời là các phát ngôn chính thức từ các lãnh đạo của VDB về giai đoạn

hoạt động 2006-2009 và 1 vài con số, sự kiện ghi nhận năm 2010. Thực tế, chưa có một báo cáo thống kê chi tiết nào của chính phủ hoặc của chính VDB ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư của VDB giai đoạn 2006-2009. Ngày 17/3/2011, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp tổ chức Hội nghị công bố Quyết định kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2010 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT).

Hộp 7 :Báo cáo của giám đốc VDB cho thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

(Nguồn : Bài viết “Đ/c Nguyễn Tấn Dũng, UV Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đến thăm và làm việc tại NH Phát triển VN” của NHPT)

Ngày 11/8/2009, tổng Giám đốc NHPT Nguyễn Quang Dũng đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ kết quả hoạt động trong 3 năm (2006 - 2009), trong đó nêu rõ:

- Tổng tài sản của NHPT hiện nay trên 170.000 tỷ đồng, tăng hơn 63% so với thời điểm mới thành lập.

-NHPT Việt Nam đã huy động mới gần 120.000 tỷ đồng, bằng 7% vốn đầu tư toàn xã hội cùng kỳ,gấp 1,84 lần so với thời kỳ Quỹ Hỗ trợ phát triển.

(Trong đó, vốn phát hành TPCP đạt trên 77.000 tỷ, bình quân 3 năm chiếm 55% tổng nguồn huy động của NHPT.)

- NHPT hiện đang quản lý cho vay trên 3.970 dự án với số vốn theo hợp đồng tín dụng gần 146.000tỷ đồng ( gồm 86.000 tỷ đồng tín dụng đầu tư và 60.000 tỷ đồng tín dụng xuất khẩu ).

(Về Tín dụng đầu tư, dư nợ các dự án nhóm A chiếm 45%. Tổng dư nợ tín dụng của NHPT giai đoạn 2006 -2008 chiếm khoảng 12% tín dụng toàn thị trường và tập trung vào lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng với tỷ lệ bình quân 78%/năm.)

- Các chương trình / dự án trọng điểm nổi bật là:  Thủy điện Sơn La và các dự án về ngành điện.  Lọc dầu Dung Quất.

 Các nhà máy xi măng, luyện thép, cơ khí trọng điểm.  Vệ tinh Vinasat.

 Phân bón DAP Hải Phòng, đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, Apatit Lào Cai, đóng tàu biển...

Bảng 6 :Hoạt động huy động và sử dụng vốn tại VDB (Gồm cả tín dụng dành cho xuất khẩu)

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng vốn giải ngân tín dụng. 39.588 tỷ đồng 56.210 tỷ đồng 45.680 tỷ đồng Tổng số tiền huy động được. 34.992 tỷ đồng 40.230 tỷ đồng 44.000 tỷ đồng Số tiền huy động qua trái phiếu chính phủ 24.495 tỷ đồng 26.512 tỷ đồng (Nguồn : http://www.vdb.gov.vn/Home.aspx? ID=DETAIL_EN&INFOID=550 )

Kể từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng Phát triển (VDB), tổng tài sản của VDB tăng 65%, vốn chủ sở hữu tăng 200%.

Trong tổng số gần 100 ngân hàng của cả nước, VDB xếp thứ 5 về tổng tài sản và dư nợ tín dụng. Đặc biệt, nếu xét riêng về tín dụng trung - dài hạn thì VDB đang giữ vị trí thứ nhất, kể cả phát hành các công cụ nợ và quản lý vốn uỷ thác. Đối với con số VDB xếp thứ 5 về tổng tài sản và dư nợ tín dụng, chúng tôi cho rằng sở dĩ có được điều này là do có sự chống lưng và được cấp vốn liên tục từ nhà nước đối với VDB.(Điều này được quy định rõ ràng tại điều lệ của VDB khi mới thành lập). Cụ thể hoạt động tín dụng đầu tư của VDB được thể hiện qua các con số trên 3

lĩnh vực nghiệp vụ: Tín dụng đầu tư , bảo lãnh tín dụng đầu tư , hỗ trợ sau đầu

tư.

-Về hoạt động nghiệp vụ tín dụng đầu tư : đến giữa năm 2010, VDB cho

vay khoảng hơn 3.200 dự án, trong đó có 127 dự án trọng điểm của Chính phủ với số vốn cam kết theo hợp đồng tín dụng khoảng 146.000 tỷ đồng.

Các nguồn vốn ODA cho vay lại, các quỹ quay vòng đã được NHPT quản lý tốt và thu hồi nợ có hiệu quả, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế. Cụ thể, NHPT đang quản lý cho vay lại đối với 380 dự án với tổng số vốn cam kết theo Hiệp định vay là 7,3 tỷ USD, tăng 124 dự án với 1,15 tỷ USD so với thời điểm mới thành lập.

(Các số liệu trên lấy từ bài phỏng vấn ngày 14/7/2010 với ông Nguyễn Chí Trang, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam

http://vneconomy.vn/65641P0C6/co-tien-van-kho-tieu.htm ) Hộp 8:Bài báo VDB: “Chúng tôi cho vay theo chỉ đạo”.

Phỏng vấn Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng (Đăng ngày 25/06/2010 trên Vneconomy)

Có nhiều doanh nghiệp thắc mắc là tại sao các hợp đồng tín dụng của VDB

chủ yếu tập trung vào lĩnh vực điện và dầu khí....

Những hợp đồng trên có được là do sự chỉ đạo của Chính phủ bởi VDB là ngân hàng của Chính phủ. Chúng tôi phải tập trung vào những cái gì mà Chính phủ và nền kinh tế cần nhất. Hiện lĩnh vực điện đang được chúng tôi “ưu ái” nhất với tổng số vốn đầu tư cho ngành này là lớn trong tất cả các ngành.

Tuy nhiên, việc đầu tư với giá trị lớn như vậy là hoàn toàn hợp lý. Chẳng hạn, với công trình Thủy điện Sơn La, ngoài phần vốn trong nước chúng tôi cho vay hơn 4.000 tỷ đồng, cộng với vốn nước ngoài là 400 triệu USD nữa.

…Ví dụ các dự án điện của EVN, chúng tôi đang quản lý 5,6 tỷ USD và khoảng 36.000 tỷ đồng, trong đó tập trung vào giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án trọng điểm của ngành điện và nhiều ngành khác.Hiện, đối với ngành dầu khí thì

theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi đã giải ngân 1 tỷ USD trên tổng mức đầu tư của nhà máy 3 tỷ USD của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất…

Nghiệp vụ tín dụng đầu tư của VDB không chỉ tập trung vào các dự án trọng điểm, quan trọng của quốc gia. VDB thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đầu tư phát triển cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, mục tiêu quốc gia ở vùng sâu vùng xa như chương trình 135, các xã biên giới thuộc chương trình 120, vùng có đông đồng bào Khơme sinh sống tập trung, xã vùng bãi ngang, các dự án nhà ở xã hội cho sinh viên, người có thu nhập thấp.

Hộp 9: Ghi nhận vài con số và sự kiện của VDB

Nguồn:http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=1402

Các dự án do Ngân hàng phát triển cho vay đầu tư đi vào sản xuất, góp phần quan trọng tạo ra năng lực mới cho nền kinh tế, như: xây mới 100.000km kênh mương, 13 trạm bơm, hạ tầng của 817 cụm tuyến dân cư… Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cho vay các dự án đầu tư cho người có thu nhập thấp và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp với 7 dự án, tổng số vốn cho vay theo hợp đồng tín dụng là 902,72 tỷ đồng, giải ngân đến 31.12.2010 đạt hơn 100 tỷ;

-Hoạt động bảo lãnh các doanh nghiệp vay vốn các ngân hàng thương mại : thông qua những dự án đầu tư trung và dài hạn. Qua xem xét, chúng tôi thấy rằng hoạt động này thực sự nổi bật trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, khi chính phủ triển khai các biện pháp kích cầu,với mục tiêu hướng vào hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn giai đoạn trước khi xem xét, rõ ràng chúng ta thấy số dư bảo lãnh tín dụng qua từng năm từ 2003 đến tháng 6/2006 không đổi là 32.5 tỷ đồng, theo thống kê của VDB, kết quả triển khai từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2010 đã có :

• Trên 6.000 chứng thư cho phương án được phát hành với giá trị 6.129 tỷ đồng.

Trong đó dự án công nghiệp chiếm 52%, nông nghiệp 35%, giao thông và xây dựng 11%, còn lại 2% y tế giáo dục và các dự án khác; phương án công nghiệp chiếm 31%, 37% nông nghiệp...

Tính đến ngày 03/04/2009, 100% Chi nhánh NHPT đã tổ chức triển khai nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại theo quy định tại Quyết định 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ,34 NHTM đã ký thoả thuận hợp tác triển khai nghiệp vụ bảo lãnh này với NHPT.

Theo Quyết định 14/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 21/01/2009của thủ tướng chính phủ, đối tượng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả hợp tác xã) có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng hoặc sử dụng dưới 1.000 lao động (quy định cũ là có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động).Như vậy,có thể cho chúng ta thấy bảo lãnh tín dụng là kênh huy động vốn hiệu quả của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chưa dừng ở đó, quyết định số 03/2011/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ mới ban hành trong năm 2011 lại 1 lần nữa tạo điều kiện tố hơn cho chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng của VDB,doanh nghiệp sẽ được bảo lãnh 85% số tổng số vốn của các dự án khi vay vốn tại cá ngân hàng thương mại. Đây là 1 tín hiệu đáng mừng, cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh lãi suất ngân hàng đang tăng cao. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng nghiệp vụ tín dụng đầu tư của VDB dành cho các khoản vay quy mô lớn còn bảo lãnh tín dụng là nghiệp vụ hướng tới các khoản vay quy mô nhỏ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

- Nghiệp vụ hỗ trợ sau đầu tư cũng là một hình thức hỗ trợ gián tiếp, theo

báo cáo của tổng giám đốc VDB với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về nghiệp vụ hỗ trợ sau đầu tư giai đoạn 2006-2009 thì đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các chủ đầu tư tiếp cận được các nguồn vốn của ngân hàng

thương mại (NHTM), góp phần quan trọng đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Thông qua lượng vốn mồi này đã huy động được tổng số vốn gần 37.000 tỷ đồng để đầu tư 2.859 dự án với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 85.000 tỷ đồng.

(Nguồn: http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=532 )

Hộp 10 :Nhìn nhận tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư những năm gần đây nhất. (Nhóm làm đề tài sưu tầm và phân tích)

Trong năm 2009 , báo cáo giải trình trước Quốc hội của chính phủ,vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ước cả năm đạt kế hoạch, khoảng 50 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2008, chiếm 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Trong năm 2010, mức vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước sẽ chỉ chiếm khoảng 15,9%, vốn trái phiếu Chính phủ chiếm 7,1%, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chiếm 7% còn lại các nguồn vốn khác từ xã hội sẽ khoảng 70%.

Như vậy so với tỉ trọng vốn tín dụng cho đầu tư phát triển của Nhà nước trên tổng vốn toàn xã hội giai đoạn 2001-2005 là 14% ,(Ở đây là ghi nhận chung,không phải là nguồn vốn thực hiện.) thì tỉ trọng vốn tín dụng đầu tư có xu hướng giữ nguyên và thấp hơn các nguồn vốn khác trong trong cơ cấu,điều này thể hiện điều gì?

Chúng tôi cho rằng so về giá trị tuyệt đối thì vốn tín dụng đầu tư vẫn tăng,song con số 7% trong tỷ trọng cơ cấu vốn toàn xã hội cho thấy:

-Chính phủ hàng năm đã cung ứng đủ vốn ,ổn định hơn cho tín dụng đầu tư phát triển.

-Chính phủ muốn thực hiện chính sách tín dụng đầu tư đi vào chiều sâu ,hướng vào kết quả hơn.Khi mà nguồn vốn hàng năm chính phủ dành cho VDB là số vốn ấn dịnh,VDB phải tự cân đối và đưa ra các khoản vay cho các dự án và phương án kinh doanh cảu các doanh nghiệp.

http://vneconomy.vn/20091007041052443P0C6/nam-2009-von-dau-tu-phat- trien-du-kien-tang-17.htm

Theo hoạch định, trong giai đoạn 2006-2010, VDB dự kiến cung ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế trên 170.000 tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010.Sở dĩ có con số 9,5%.đơn giản vì nó bao gồm cả hỗ trợ cho xuất nhập khẩu mà VDB kiêm nhiệm.

Điều này cho chúng ta thấy rằng, sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, từ quỹ đầu tư phát triển DAF trước đây sang Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB hiện nay thì chiến lược phát triển của VDB đã thay đổi có trọng tâm, hướng sâu hơn vào chất của các khoản vay, hướng tới mục tiêu không đầu tư dàn trải, chỉ tập trung vào các dự án trọng điểm và các dự án thực sự cần thiết cho nền kinh tế. Thể hiện chức năng điều tiết vĩ mô của Chính phủ với nền kinh tế Việt Nam thông qua VDB. Hơn nữa cơ chế vay có hoàn trả vốn và lãi suất thấp đã cho chúng ta thấy tính tích cực của vốn đầu tư phát triển từ VDB.Việc hỗ trợ như vậy của Nhà nước thông qua VDB thể hiện tính chuyên nghiệp và phù hợp với các thông lệ của Quốc tế hơn khi chúng ta ra nhập WTO.

Một phần của tài liệu Tín dụng đầu tư phát triển. Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w