Phòng Công nghiêp – Thương mại – Dịch vụ có một trưởng phòng, một phó phòng và bẩy chuyên viên. Trưởng phòng chịu trách nhiệm phân, quản lý công công việc cho các các bộ trong phòng. Mỗi chuyên viên được phân công công tác ở các ngành lĩnh vực khác nhau mà phòng phụ trách .
Sơ đồ 4: SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA PHÒNG CN – TM - DV
Trưởng phòng
- 1 trưởng phòng : chịu trách nhiệm chung, phân công công tác trong phòng và phối hợp các phòng khác trong Sở .
- 1 phó phòng chịu trách nhiệm tổng hợp các công việc của phòng, phụ trách công tác nội chính của phòng, thẩm tra hồ sơ dự án,...
- 7 chuyên viên (2 chuyên viên đang ký hợp đồng lao động) phụ trách tổng hợp các chỉ tiêu, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh thẩm tra hồ sơ dự án, …theo từng mảng, lĩnh vực khác nhau .
b) Công tác quản lý hoạt động đầu tư của phòng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ
* Xây dựng kế hoạch hàng năm :
Trưởng phòng là cơ quan tham mưu, xây dựng kế hoạch hàng năm bao gồm các chỉ tiêu hướng dẫn cho các Sở, Ban, Ngành ( phạm vi phòng phụ trách ) và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Báo cáo tổng hợp đánh giá hỗ trợ phát triển kế hoạch các mặt nếu trên. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các ngành CN- TM –DV – HTX .
- Xây dựng các mục tiêu tổng quát cho các lĩnh vực, ngành nghề hàng năm : lĩnh vực Công nghiệp, làng nghề ; lĩnh vực Thương mại Dịch vụ .
- Xây dựng các chỉ tiêu chính : công nghiệp, thương mại, dịch vụ, công tác sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể .
* Công tác tổng hợp :
Phòng CN- TM – DV là nơi tập hợp các số liệu, tài liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành phụ trách , của tất cả các cơ quan, công ty, nhà máy, khu cụm công nghiệp, về thương mại dịch vụ của địa bàn. Muốn biết tình hình phát triển của các ngành để có phương hướng, kế hoạch, giải pháp giúp phát triển mạnh hơn hay giải quyết những vấn đề còn tồn đọng một cách nhanh nhất cần phải tổng hợp các số liệu. Đây là công việc rất quan trọng và không thể thiếu .
Chuyên viên mảng Thương mại Chuyên viên mảng Công nghiệp Chuyên viên mảng Làng nghề Chuyên viên mảng khu, cụm CN Chuyên viên mảng Dịch vụ
- Tham gia tổng hợp các công việc, nguồn vốn sự nghiệp, cơ chế chính sách;
tổng hợp các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành do phòng phụ trách và hoạt động quản lý nhà nước về .
- Tổng hợp các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động của các HTX trên địa bàn .
- Tổng hợp tình hình của các Quận Huyện của thành phố Hà Nội .
- Tổng hợp các công trình 1000 năm Thăng Long; báo cáo về xây dựng cơ bản; báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư .
- Tổng hợp tình hình xây dựng các khu – cụm công nghiệp; các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách ( xã hội hóa ) .
* Công tác thẩm tra hồ sơ :
Hồ sơ dự án do chủ đầu tư lập ra dựa trên mục tiêu lợi ích chủ đầu tư bởi vậy trước khi chấp nhận cho phép đầu tư dự án cơ quan nhà nước cần kiểm tra, thẩm định lại dự án xem có ảnh hưởng như thế nào tới môi trường, đời sống, hoạt động của người dân và lợi ích, ảnh hưởng của xã hội khi dự án được thực hiện. Đây là việc quan trọng của cơ quan nhà nước đảm bảo lợi ích người dân .
*.Theo dõi các hoạt động đầu tư :
Các hoạt động đầu tư ngoài việc tổng hợp vào cuối các kỳ, quý cũng cần phải theo dõi thường xuyên để kịp thời xừ lý những vi phạm nghiêm trọng, tình huống bất ngờ xảy ra nhằm không gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành. Từ đó nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sachs hỗ trợ phát triển, tham gia góp ý các văn bản liên quan đến các ngành trên .
-Theo dõi tình hình hoạt động của các Quận, Huyện trên địa bàn thành phố : Đan Phượng, Bà Vì, Đông Anh, Thanh Oai, Phúc Thọ,…
- Theo dõi các dự án đầu tư của các ngành, tình hình hoạt động các doanh nghiệp có liên quan; theo dõi tình hình hoạt động các dự án, chỉ tiêu .
- Theo dõi việc di dời doanh nghiệp ra khỏi nội đô; Liên minh HTX Hà Nội; mạng lưới chợ cửa hàng xăng dầu trên toàn địa bàn; Ban quản khu công nghiệp; theo dõi tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất, vay ngân hàng và các hoạt động liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp .
-Theo dõi dự án đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư và thực hiện dự án .
2.2. Thực trạng công tác thẩm tra hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội . hiện dự án tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội .
2.2.1. Mục đích thẩm tra hồ sơ chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án .
Thẩm tra hồ sơ chấp nhận địa điểm lập dự án của các dự án xin phép được đầu tư các ngành, lĩnh vực mà phòng phụ trách . Các dự án gửi lên, nội dung thẩm định dự án được tiến hành như sau :
+ Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tư liệu sử dụng để lập dự án đầu tư .
+ Thẩm định xem dự án đó có phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn tới không .
+ Địa điểm dự án dự định tiến hành nếu được thực hiện có phù hợp với thực tế, phù hợp với qúa trình phát triển, hay có ảnh hưởng đến vấn đề an ninh – quốc phòng của Quốc gia hay không .
+ Về môi trường cần xác định rõ các yếu tố của dự án sẽ ảnh hưởng đến môi trường, biện pháp và công nghệ xử lý ô nhiễm như thế nào. Và ảnh hưởng của nó đến người dân như thế nào .
2.2.2. Quy trình thẩm định hồ sơ chấp nhận địa điểm lập dự án của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội . đầu tư Hà Nội .
a) Tình hình hoạt động các ngành có hồ sơ xin chấp thuận địa điểm :
-Trên địa bàn hiện có 11 khu công nghiệp với diện tích 2.904,11 ha, 49 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.616 ha.
+ Về các khu công nghiệp : hiện có 8 khu công nghiệp đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư; 03 khu công nghiệp đang thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư
+ Về các cụm công nghiệp : có 43 cụm công nghiệp đã và đang triển khai xây dựng, trong đó : 19 cụm đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư, lấp đầy và đi vào hoạt động; 07 cụm đang triển khai xây dựng phần các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và thu hút các nhà đầu tư thứ phát; 17 cụm mới đang được thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư; 06 cụm đang trong quá trình kêu gọi đầu tư, chưa triển khai xây dựng.
- Công tác xã hội hóa đầu tư : Đang triển khai giải phóng mặt bằng – xây dựng chợ tạm 02 dự án trung tâm thương mại, chợ Ngã Tư Sở, TTTM chợ 19/12. Các dự án TTTM chợ Mơ, chợ Hàng Da đang triển khai thi công chợ Cửa Nam, TTTM và căn hộ cao cấp để bán tại 114 Mai Hắc Đế, chợ Nghệ đang tiến hành thi công và hoàn thiện. Các TTTM và siêu thị đang triển khai thủ tục đầu tư : TTTM 5 Lê Duẩn, TTTM 11B Cát Linh, TTTM Thành Công B, TTTM chợ Châu Long, TTTM chợ Khương Đình…; Chuyển đổi mô hình quản lý 16 chợ .
b) Quy trình thẩm tra hồ sơ chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án
Sơ đồ 5: Sơ đồ mô tả quy trình thẩm định tại phòng CN – TM - DV
6 1 2 7 5 4 3 8 9 10 11 Chủ đầu tư Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính Trưởng phòng chuyên ngành Chuyên viên thụ lý
Lãnh đạo Sở Văn thư UBND
12
Sở đồ công tác thẩm định dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
Từ sơ đồ có thể biết khái quát chung về quy trình thẩm định của phòng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ. Các bước được cụ thể hóa như sau :
Quy trình thẩm tra chấp nhận / gia hạn chấp nhận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập và thực hiện dự án tại địa điểm xác định bao gồm các bước, thủ tục cơ bản sau :
1. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính :
- Tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ . - Chuyển cho phòng chuyên ngành .
2. Trưởng phòng chuyên ngành :
- Xem xét, phân công cho chuyên viên thụ lý . 3. Chuyên viên thụ lý :
- Lập phiếu trả lời hồ sơ ( nếu hồ sơ không đủ thủ tục pháp lý ) . - Dự thảo văn bản lấy ý kiến thẩm tra của các ngành .
4. Trưởng phòng chuyên ngành / PGĐ phụ trách :
- Ký phiếu trả lời hồ sơ (nếu hồ sơ không đủ thủ tục pháp lý ) . - Ký văn bản lấy ý kiến thẩm tra của các ngành .
5. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính :
- Đóng dấu, phát hành phiếu trả lời hồ sơ (nếu hồ sơ không đủ thủ tục pháp lý - Văn bản lấy ý kiến thẩm tra của các ngành kèm theo hồ sơ .
6. Chuyên viên thụ lý :
+ Dự thảo văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ (hồ sơ không đủ các giấy tờ, điều kiện cần ). Để chủ đầu tư bổ sung thêm và tiếp tục thẩm định .
+ Lập báo cáo thẩm tra, thông báo đăng tải thông tin 15 ngày theo quy định ( dự án thuộc mục phải đưa ra đấu thầu ).dự án sẽ được công bố đấu thầu, các nhà đầu tư nào có khả năng muốn đầu tư dự án thì trong thời gian 15 ngày nộp hồ sơ về dự án đó để tiến hành đấu thầu. Xem xét, đánh giá để lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất để thực hiện dự án. Sau thời gian 15 ngày nếu không có nhà đầu tư nào tham gia thì chuyên viên thẩm định hồ sơ và cho kết luận về dự án đó.
+ Lập báo cáo thẩm tra, dự thảo các văn bản của UBND thành phố .( dự án không năm trong mục phải đấu thầu )
- Lập báo cáo thẩm tra bổ sung (nếu hồ sơ không đủ thủ tục pháp lý ) / Dự thảo các văn bản của UBND thành phố sau khi hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng thông tin ( không tính thời gian đăng thông tin ) .
7. Trưởng phòng chuyên ngành :
- Thông qua, ký nháy : văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ / Báo cáo thẩm tra / Dự thảo các văn bản của UBND thành phố .
8. Lãnh đạo Sở :
- Xem xét, ký duyệt : văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ / Báo cáo thẩm tra bổ sung / Dự thảo các văn bản của UBND thành phố .
9. Văn thư :
-Đăng ký số văn bản, photo, đóng dấu : văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ / Báo cáo thẩm tra; chuyển hồ sơ trình UBND thành phố .
10. UBND thành phố : - Xem xét, phê duyệt .
11. Văn thư, bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính : - Đăng ký vào số văn bản phát hành .
- Trả kết quả cho chủ đầu tư .
12. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính - Trả phòng chuyên ngành và kết quả .
2.2.3. Yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định : dự án đầu tư tại địa điểm xác định :
2.2.3.1. Danh mục các loại hồ sơ cần có khi đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định : nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định :
- Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập và thực hiện dự án theo BM – HAPI – 09 – 01 (bản chính).(biểu mẫu quy định của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội) .
- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài kiệu tương đương khác.
- Thuyết minh về nội dung ý tưởng đầu tư .(bản chình).
- Báo cáo năng lực tài chính ( do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật ) và tài liệu chứng minh khả năng nguồn vốn đầu tư cho dự án của nhà đầu tư .
+ Bản cân đối tài chính, doanh thu của 2 năm gần nhất . + Bản kiểm tra của kiểm toán .
- Báo cáo của nhà đầu tư về việc chấp hành luật đất đai đối với phần diện tích đất đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ .
- Tài liệu liên quan về đất đai, quy hoạch : sơ đồ vị trí địa điểm xây dựng do nhà đầu tư đề xuất các văn bản pháp lý liên quan về chứng nhận quyền sử dụng đất ( đối với trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp pháp của nhà đầu tư ) các thông tin về quy hoạch, đất đai được cơ quan có thẩm quyền cung cấp, các thông tin khác liên quan đến dự án ( nếu có).
2.2.3.2. Yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định : dự án đầu tư tại địa điểm xác định :
a) Hồ sơ đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định điểm xác định
1 - Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập và thực hiện dự án của nhà đầu tư: trong đó ghi rõ tên dự án, địa điểm xây dựng, quy mô dự án, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, đề xuất phương thức giao hoặc cho thuê đất, các cam kết về: nộp tiền sử dụng đất hoặc thuê đất, mức hỗ trợ tiền cho ngân sách Thành phố và các đề xuất khác của nhà đầu tư (nếu có) – Theo mẫu BM-HAPI-09-01a;
2 - Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác;
3 - Thuyết minh về nội dung ý tưởng đầu tư gồm: Tên dự án, địa điểm, mục tiêu, quy mô đầu tư (tính theo quy mô sản phẩm, dịch vụ); diện tích xây dựng (diện tích sử dụng, diện tích sàn), dự kiến vốn và nguồn vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án (tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng: khởi công – hoàn thành ), nhu cầu sử dụng đất, hiệu quả sơ bộ về kinh tế xã hội của dự án (hiệu quả kinh doanh, đóng góp cho ngân sách nhà nước, sử dụng lao động tạo ra chỗ việc làm mới và hiệu quả kinh tế - xã hội khác);
4 - Báo cáo năng lực tài chính (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật) và tài liệu chứng minh khả năng nguồn vốn đầu tư cho dự án của nhà đầu tư: - Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư có đủ các nội dung : Nguồn vốn chủ sở hữu hiện có, nguồn vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu của dự án từ nguồn vốn chủ sử hữu và nguồn vốn huy động.
- Báo cáo tài chính được kiểm toán hai năm gần nhất hoặc báo cáo tài chính do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm kèm theo xác nhận của cơ quan quản lý thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Trường hợp nhà đầu tư có đăng ký kinh