III. Đánh giá chung thành tích, hạn chế và nguyên nhân 1 Những kết quả đạt được
1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu chính sách vấn đề tạo vốn và nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng
và nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng
1.1. Quan điểm
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thiên tai lũ lụt, hạn hán liên tục diễn ra. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng ổn định, vững chắc, chuyển tải đủ vốn phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn. NHNo&PTNT đã làm tốt vai trò là một định chế tài chính chủ yếu chủ đạo trên thị trường tài chính tiền tệ nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên trên địa bàn các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thì thị phần hoạt động còn nhỏ bé và chất lượng thấp. Trên địa bàn thành phố Hà Nội NHNo&PTNT có số lượng chi nhánh lớn nhất (11 chi nhánh) nhưng thị phần hoạt động chỉ chiếm khoảng 10% tổng số hoạt động của các NHTM.
Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của Sở Giao dịch NHNo&PTNT VN chỉ chiếm 1% trong tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trên địa bàn Hà Nội. Vì thế, trong những năm tới quan điểm huy động và cho vay vốn của Sở Giao dịch là:
- Sở Giao dịch xác định huy động vốn là một trong hoạt động cơ bản của Sở Giao dịch. Với lợi thế ở trung tâm thành phố Hà Nội nơi có thị trường tiền tệ rộng lớn đầy tiềm năng, Sở có rất nhiều điều kiện thuận lợi để huy động vốn. Một thuận lợi so với các Sở Giao dịch khác trong cùng hệ thống là
Sở Giao dịch là đầu mối, nên được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
NHNo&PTNTVN hoạt động có uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Điều đó, tạo điều kiện thuận lợi để Sở huy động được nguồn vốn với lãi suất thấp đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường.
Hoạt động tín dụng được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Sở luôn tăng cường tiếp xúc để duy trì mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp vay vốn truyền thống, tín nhiệm và mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn Sở Giao dịch.
1.2. Phương hướng
Với xu hướng phát triển và hiện đại hoá ngân hàng, các ngân hàng đã vạch ra hướng đi cho mình nhằm nâng cao vị thế lên một tầm cao mới, cùng tồn tại và cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt trong thời gian tới môi trường hoạt động kinh doanh có thêm những nhân tố mới khiến mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Với việc ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ, tham gia AFTA, tham gia WTO, các ngân hàng nước ngoài được thực hiện đầu đủ các nhiệp vụ như ngân hàng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, các ngân hàng đã xác định kế hoạch kinh doanh mang tính chiến lược, nạp thêm những nguồn năng lượng mới từ những hoạt động kinh doanh hiện đại để tạo cho mình một sinh khí mới, sẵn sàng bước vào chặng đường đua đầy cam go.
Hoà nhịp chung trong xu thế đó, phương hướng kinh doanh của Sở Giao dịch cơ bản tập trung vào huy động vốn và sử dụng vốn nhằm tăng trưởng thị phần nguồn vốn và tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Về huy động vốn: Sở Giao dịch tập trung vào khai thác nguồn tiền gửi từ các khách hàng là các tổ chức kinh tế thông qua việc thực hiện tốt cơ chế ưu đãi khách hàng, mở rộng quan hệ với các đơn vị gửi tiền lớn thường xuyên, để duy trì mở rộng nguồn vốn như kho bạc Nhà nước, quỹ hỗ trợ phát
triển, bảo hiểm tiền gửi v.v… Bên cạnh đó đa dạng hoá các hình thức huy động tiền gửi nội tệ, ngoại tệ từ dân cư như điều chỉnh kỳ hạn (thêm kỳ hạn tuần, kỳ hạn tháng, mở rộng kỳ hạn trên một năm), áp dụng lãi suất kinh doanh theo kỳ hạn, mở rộng đa dạng các loại hình dịch vụ nhằm thu hút khách hàng đến với Sở Giao dịch nhiều hơn.
Về sử dụng vốn: Hiện nay hiệu quả sử dụng vốn vào đầu tư tín dụng của Sở Giao dịch vẫn chưa cao. Sở vẫn thường xuyên tham gia giao dịch trên thị trường mở, đấu thầu tín phiếu kho bạc để duy trì cơ cấu tài sản hợp lý. Mục đích của Sở trong thời gian tới là nâng cao hiệu suất đó lên ở mức cao hơn, bằng cách tích cực tìm kiếm thị trường tốt để đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi tập trung mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng.
Đối với khách hàng tín dụng: Thực hiện tốt chiến lược khách hàng thương mại khác tham gia đồng tài trợ. Mở rộng khách hàng vay vốn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đa dạng hoá cho vay các thành phần kinh tế. Sở bám sát các khoản vay để cùng khách hàng phát triển và xử lý kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong tín dụng làm cho mối quan hệ với khách hàng trở nên bình đẳng, hợp tác hai bên cùng có lợi.
1.3. Mục tiêu
Mục tiêu tín dụng năm 2005 của Sở Giao dịch là đạt dư nợ khoảng 1652,5 tỷ đồng tăng 368,5 tỷ đồng (tăng 28,7%) so với năm 2004, trong đó tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn chiếm 76,8% tổng dư nợ.
Sở sẽ tiếp tục phân công cán bộ tín dụng bám sát các đơn vị có quan hệ tín dụng để nắm bắt những nhu cầu về vốn, chủ động thẩm định, quyết định đầu tư tín dụng cho các dự án, phương án vay vốn có hiệu quả, coi trọng tiếp cận và mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp dân doanh, hộ gia đình sản xuất kinh doanh có hiệu quả.