So sánh giữa hai phương pháp quản trị

Một phần của tài liệu CHỈ SỐ KPI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 61 - 62)

II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BỘ CHỈ SỐ KPI QUẢN TRỊ NGUỒN

1. Tổng quan về phương pháp quản trị theo mục tiêu (MBO) và quản trị

1.3. So sánh giữa hai phương pháp quản trị

Hiện nay, vẫn chưa có quan điểm nào có thể khẳng định việc áp dụng phương pháp nào sẽ hiệu quả hơn, tuy nhiên, ta có thể tiếp cận một cách dễ hiểu hai phương pháp này trong bảng so sánh dưới đây và tuỳ từng loại doanh nghiệp có thể chọn áp dụng những cách quản lý khác nhau:

Tiêu chí so sánh PP MBO PP MBP

Kết quả công việc

- Đảm bảo theo mục tiêu đề ra.

- Mang lại hiệu quả cao. - Từng bộ phận, từng nhân viên làm đúng việc để đảm bảo mục tiêu.

- Kiểm soát công việc một cách chi tiết về mặt quá trình, dù có thể không đảm bảo mục tiêu.

- Đạt được hiệu năng làm việc.

- Từng bộ phận, nhân viên, làm việc đúng theo quy trình đã sắp xếp.

Người sử dụng Thường là nhà quản lí cấp cao và cấp trung.

Thường là nhà quản lý cấp trung và cấp thấp.

Ưu điểm

Thuận lợi cho các công việc khó kiểm soát và khó đo lường.

Thuận lợi cho công việc khó xác định mục tiêu.

Hình 10: So sánh hai phương pháp MBO và MBP

Từ những nghiên cứu trên đây, cùng với quá trình học hỏi, tìm hiểu về quản trị nguồn nhân lực nói riêng và chỉ số KPI nói chung, có thể nói, KPI là một công cụ tốt hơn đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức quản trị theo mục tiêu, đồng thời quản lý theo KPI sẽ khắc phục được những nhược điểm của cả hai phương pháp quản trị theo mục tiêu và theo quá trình. KPI đã được các công ty lớn tại Việt Nam áp dụng trong thời gian gần đây như FPT, CMC, Công ty 3D – Long Hậu… và đã phần nào đạt được những kết quả khả quan. Vậy, quy trình và cách thức xây dựng các chỉ số KPI như thế nào? Sử dụng công cụ nào để xây dựng KPI cho hiệu quả?

Một phần của tài liệu CHỈ SỐ KPI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w