Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại CT giống bò sữa Mộc Châu (Trang 82 - 84)

- Nguyên tắc:

4.7. Kết luận và kiến nghị

Những kết luận của đề tài

1. Mộc Châu là một vùng đất có tiềm năng phát triển cây thức ăn gia súc, đặc biệt là cỏ và điều kiện khí hậu thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa

2. Tổ hợp các loài cỏ tự nhiên và cỏ trồng tại Mộc Châu khá phong phú. Nhiều giống cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt được sử dụng vào làm thức ăn gia súc. Tổng hiện nay có 25 loài thuộc 7 họ vẫn đang được khai thác, họ Hoà Thảo (Poaceae) có 13 loài họ đậu (Fabaceae) có 5 loài họ Cúc (Asteraceae) có 3 loài (số 22, 23, 24) họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) có 1 loài, họ khoai lang (Convolvulaceae) có 1 loài.

3. Những giống được trồng nhiều và chiếm tỉ lệ đa số diện tích đó là: cỏ voi, VA06, cỏ xích lô, cỏ ghinê, cỏ sao, yến mạch, keo dậu, có năng suất

cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên so với một số vùng khác như Bắc Ninh thì chưa cao, số lứa cắt được ít (4 lần).

4. Trong số các giống cỏ nghiên cứu thì cỏ voi, VA06 cho năng suất cao nhất, cỏ Xích lô n ăng suất không cao bằng n hưng có khả n ăng bảo quản khô và không yêu cầu cao về mặt sinh thái như 5 năm mới thoái hoá, lượng phân bón cần ít hơn, Xích lô thích hợp với nơi có nhiều diện tích đất, nhân công không nhiều do đó hiệu quả chăn nuôi không cao.

5. Hiệu quả kinh tế của đồng cỏ Mộc Châu còn thấp. Cần có những thay đổi về cơ cấu cây trồng và tác động tích cực để nâng cao hiệu quả kinh tế lên ( cỏ thể gấp hơn 2 lần hiện nay )

- Tại Mộc Châu mô hình gia đình ông Khương chăn nuôi hiệu quả nhất mặc dù diện tích trồng cỏ là hẹp nhất, do sử dụng khai thác hợp lí trong mô hình chăn nuôi.

Kiến nghị.

1. Mỗi vùng sinh thái cần nghiên cứu xây dựng một tổ hợp loài thích hợp, có năng xuất cao và chất lượng tốt. Tổ hợp cỏ trồng này phải thoả mãn trong 60kg đạt 10 đơn vị thức ăn.

2. Đề nghị thử nghiêm mô hình đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm xác định các chỉ số tối ưu, nó là mô hình để triển khai.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại CT giống bò sữa Mộc Châu (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)