Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại CT giống bò sữa Mộc Châu (Trang 42 - 45)

Cao nguyên Mộc Châu về địa hình mang nhiều đặc điểm của vùng núi cao. Bên cạnh những dãy núi đá cao là những vùng đồi thấp mang tính đặc trưng của vùng cao nguyên. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao 1050 m so với mặt nước biển được nằm giữa những dãy núi trùng điệp của Sơn La. Nơi thấp nhất là 800 mét so với mực nước biển, còn lại là những vùng đồi cao trên 1000 mét. Những dãy núi ở đây chủ yếu là đá vôi có độ dốc lớn. Toàn bộ vùng cao nguyên này là thế mạnh lớn về nông nghiệp hàng hóa.

Cao nguyên được chia đất thành 2 dạng chính:

- Đất canh tác sườn núi cao, sự phong hóa của những núi đá vôi tạo ra lớp đất trong kẽ núi rất mầu mỡ, thích hợp với canh tác những cây ăn quả như Mận, Đào và có thể xen các loại cây lươ ng thực như ngô, sắn và những cây thức ăn gia súc chiếm khoảng 10% diện tích canh tác.

- Đất canh tác đồi, ruộng rất tơi xốp mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Ngô, sắn, khoai, các loại cỏ trồng, cây thức ăn gia súc. Đặc biệt còn phát triển những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Chè, Mận. nhóm đất này chiếm phần lớn diện tích canh tác.

Nhìn chung địa hình, địa mạo của Mộc Châu ( bảng )là điểm đến lí tưởng cho những cây trồng có giá trị, tiềm lực cho Sơn La phát triển kinh tế bằng nông nghiệp và du lịch.

2.3. Khí hậu

Bảng số 2.1: Thống kê khí hậu tại Mộc Châu

Tháng Nhiệt độ trung bình ( 0 C ) Độ ẩm trung bình ( % ) Lượng mưa ( mm ) 1 11,8 87 14,8 2 13,3 86 21,2 3 16,8 84 34,0 4 20,2 82 98,7 5 22,5 82 165,5 6 23,0 85 220,8 7 23,1 86 266,3 8 22,4 88 331,4 9 21,2 87 257,2 10 18,9 86 106,4 11 15,7 86 31,8 12 12,8 85 11,8 Trong năm 18,5 85 1559,9

Mộc Châu có khí hậu mang nhiều đặc điểm cận nhiệt đới, có thể sánh với các vùng có khí hậu đặc biệt như: Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa. Nhiệt độ trung bình hàng năm chỉ vào khoảng 180

C. Vào mùa hè- thu mưa nhiều có lúc nhiệt độ cũng có thể lên đến 35 0C, nhưng ban đêm chỉ 18 -200

Theo số liệu của trạm khí tượng Mộc Châu thì nhiệt độ cao tuyệt đối là 350C, nhiệt độ thấp nhất là -10

C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ là 250C, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhiệt độ trung bình là 110C. Như vậy nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa là khá lớn từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau hầu như các loại cây trồng không phát triển, vì thế việc chuẩn bị thức ăn cho chăn nuôi trong thời gian này là rất cần thiết.

Lượng Mưa trung bình là khoảng từ 1559,9 đến 1740mm/năm . Lượng mưa chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10. Mưa lớn nhất vào tháng 7, tháng 8 lượng mưa có thể đến 556mm/ tháng. Khó khăn nhất cho cây trồng trong năm là vào tháng 1, tháng 2 hầu như không có mưa thêm đó là sương muối. Nằm trong vùng Tây Bắc nhưng không chịu ảnh hưởng nhiều của gió Lào, chỉ ảnh hưởng nhẹ vào tháng 3 đến tháng 8. Từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hưởng của gió đồng Bắc và gió Đông.

Vì vậy khí hậu mát quanh năm rất thuận lợi cho cấy trồng có nguồn gốc ôn đới. Chỉ gặp bất lợi 10-15 ngày trong tháng 12 hoặc tháng 1 cây trồng hầu như không phát triển. Khí hậu mát cộng với độ ẩm không cao, do đó không có tình trạng oi bức như những vùng nhiệt đới khác.

2.4. Thuỷ văn

Mộc Châu con sông lớn chảy qua đó là sông Đà cung cấp l ượng nước cho nông nghiệp của Mộc Châu không lớn, vì con sông này chỉ chảy ven phần tiếp giáp với huyện Phù Yên. Mạng lưới suối cũng khá lớn và các khe rạch phân bố khá đều cùng với hệ thống ao hồ, đập lớn nhỏ là những nguồn nước quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Vùng cao nguyên Mộc Châu thì hầu nh ư không có suối, nguồn n ước chủ yếu là nước giếng sử dụng trong mùa khô. Mặc dù có nguồn nước dồi dào như vậy, nhưng do địa hình dốc nên việc tưới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là những khu ruộng bậc thang hay khu ruộng cao. Riêng nông trường Mộc Châu chủ yếu là nguồn nước tự nhiên do mưa cung cấp. Hầu như trong

trồng trọt không chủ động được tưới tiêu, lượng nước cung cấp chủ yếu từ những giếng khoan, tuy nhiên vẫn đáp ứng đủ cho từ 100 – 150lít nước/ 1 con bò/ 1 ngày.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhập nội trong quy trình thức ăn gia súc tại CT giống bò sữa Mộc Châu (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)