Đổi mới, hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, cán bộ cấp huyện ở Điện Biên nói riêng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay pdf (Trang 72 - 77)

cán bộ cấp huyện ở Điện Biên nói riêng

Đổi mới và hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không chỉ có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của tố chức thực tiễn mã còn là nhân tố trực tiếp góp phần nâng cao trình độ, năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ nói chung và cán bộ cấp huyện Điện Biên nói riêng. Đây là một trong những giải pháp căn bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ cấp huyện Điện Biên. Giải pháp này có quan hệ mật thiết với giải pháp nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận. Hai giải pháp này có quan hệ chặt chẽ với nhau, làm tiền đề, điều kiện cho nhau. Bởi vì, công tác đào tạo, bồi dưỡng đem lại cho người học một hệ thống tri thức lý luận tương đối hoàn chỉnh, đồng thời trang bị cho họ phương pháp tư duy hoa học trong hoạt động lãnh đạo, quản lý cũng như trong tổ chức thực tiễn.

Đối với đội ngũ cán bộ Điện Biên nói chung và cán bộ cấp huyện Điện Biên nói riêng thì nhu cầu về đào tạo và bồi dưỡng là rất lớn. Hàng năm, tỉnh thường xuyên cử cán bộ đi học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Hành chính. Song trên thực tế số lượng cán bộ của tỉnh cần phải đào tạo lại còn rất lớn. Tổng số cán bộ công chức toàn tỉnh có 1.5648 người, trong đó trình độ chuyên môn: đại học và trên đại học là 16%, cao đẳng và trung cấp là 65,78%; Trình độ

lý luận chính trị: cử nhân và cao cấp là 3,15%, trung cấp là 4,63%. Từ thực tế đó kết quả đào tạo từ năm 2001 đến nay cho thấy. Đào tạo lý luận chính trị đến nay đã đào tạo cử nhân chính trị và cao cấp lý luận chính trị được 337 người (chiếm 2,15%), đào tạo trung cấp lý luận chính trị tại tỉnh 1.561 người (chiếm 9,97%), trong đó cán bộ cấp xã là 976 người (chiếm 6,23%), cán bộ cấp huyện là 473 người (chiếm 3,02%), còn lại là cán bộ của các sở, ban, ngành tỉnh. Đào tạo về chuyên môn; tỉnh đã phối hợp với các trường đại học mở các lớp tại chức (Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Tài chính, Luật...), kết quả đã đào tạo được trên 500 người (chiếm 3,19%).

Vì vậy, để làm tốt công tác này, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các cơ sở đào tạo từ trung ương đến địa phương (thông qua hệ thống các trường chính trị tỉnh). Cần phải đổi mới về nội dung, chương trình và hình thức đào tạo sao phù hợp với yêu cầu, đặc điểm và đúng đối tượng cán bộ của Điện Biên.

- Về nội dung và chương trình đào tạo. ở nước ta hiện nay ngoài hai trung tâm đào tạo cán bộ chính là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính và các Học viện khu vực còn có hệ thống các trường chính trị tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là những cơ sở trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở trong cả nước. Để nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng người học thì trong quá trình xây dựng nội dung và chương trình đào tạo cần phải có sự thống nhất từ khâu phân bổ môn học, phần học, thời gian học, nhất là phần kiến thức lý luận và phần kiến thức thực tiễn trong các môn học; giữa chương trình đào tạo với bồi dưỡng... tránh trình trạng bất cập và chồng chéo như hiện nay. Thực tế hiện nay trong chương trình đào tạo cử nhân chính trị, cử nhân tổ chức, cao cấp lý luận chính thị thì nội dung của một số môn học vẫn còn mang tính dàn trải và trùng lặp (nhiều môn học vẫn còn chưa có giáo trình), chưa kể thời gian lên lớp, thời gian nghiên cứu, thời gian đi thực tế bố trí còn chưa hợp lý và quá ít. Vì vậy, nội dung và chương trình đào tạo cần phải có sự sắp xếp cho phù hợp và thể hiện tính khoa học của nó. Trước hết về

nội dung, trong quá trình xây dựng môn học, phần học cần phải tính toán hài hòa giữa dung lượng và thời lượng trên cơ sở phân bổ kiến thức cơ bản chiếm khoảng 1/2 số tiết ở mỗi môn học là hợp lý. Còn lại phần kiến thức liên hệ thực tế vận dụng vào hoạt động lãnh đạo, quản lý (xây dựng nội dung này dưới dạng bài tập tình huống) để cho người học tự nghiên cứu và thông qua trao đổi ở trên lớp. Còn về chương trình đào tạo thì có thể sử dụng nhiều hình thức đào tạo khác nhau có thể là đào tạo tập trung hay đào tạo tại chức... (tùy thuộc vào đối tượng cán bộ và điều kiện thực tế). ở đây theo chúng tôi cần phải có sự phân định rõ ràng giữa nội dung của chương trình đào tạo và chương trình bồi dưỡng cả về nội dung môn học, phần học và thời gian học.

- Đối với công tác đào tạo. Trên cơ sở nội dung chương trình đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ như hiện nay, cần phải tập trung và phân nhóm đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo từng cấp (cấp huyện, cấp tỉnh...) để đào tạo. Bởi vì, trong thực tế chúng ta đang thực hiện sự phân công, phân cấp lãnh đạo, quản lý cho nên trong chỉ đạo, điều hành cụ thể ở các cấp là có sự khác nhau. Mặt khác, đối tượng cán bộ ở đây về cơ bản là đã có trình độ cao đẳng hoặc đại học, họ là những người đã và đang công tác ở đơn vị khác nhau. Do đó, khi cử đi đào tạo ở Học viện Chính trị khu vực I hoặc ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ở trường chính trị với các chương trình cử nhân chính trị, cao cấp lý luận hay trung cấp lý luận cơ bản. Vì phần này đã ít nhiều được học ở các trường cao đẳng, đại học, cần tập trung vào phần nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý; phương pháp lãnh đạo, quản lý... trong khi đó các phần này lại ít được quan tâm, mà cán bộ ở cơ sở rất thiếu kiến thức về lĩnh vực này.

Do đó, việc đổi mới, hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy ở các tỉnh miền núi như Điện Biên thì vấn đề đào tạo cán bộ của tỉnh nói chung và đội ngũ cán bộ cấp huyện nói riêng đang là những vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bởi vì, đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) của Điện Biên vừa

thiếu lại vừa yếu. Cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn nhìn chung trình độ còn thấp, 52,5% văn hóa cấp I, về chuyên môn: 4,8% sơ cấp, 3,7% trung cấp, 0,24% cao đẳng - đại học, số còn lại chưa qua đào tạo. Do đó, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện lại càng trở nên quan trọng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; quản lý, điều hành... việc đổi mới công tác đào tạo cán bộ như vậy có ý nghĩa to lớn. Nó không chỉ là nhằm củng cố hệ thống kiến thực về lý luận và nó còn nâng cao tư duy lý luận lên một tầm cao mới trong quá trình tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ này.

Để đổi mới, hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ ở Điện Biên nói chung và cán bộ cấp huyện Điện Biên nói riêng, thì cần phải làm tốt một số vấn đề sau:

Trước hết, đối với các cơ sở đào tạo (như Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh, Học viện Chính trị khu vực I, các trường chính trị tỉnh). Cần phải đánh giá nghiêm túc, thẳng thắn thực trạng công tác đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời gian qua đã phù hợp với yêu cầu của thực tiễn chưa (lấy ý kiến trực tiếp của người học, thông qua phiếu thăm dò ý kiến của các địa phương...). Cần làm tốt công tác sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các cơ sở đào tạo có trình độ lý luận tốt, không chỉ biết giải đáp, tổng kết những vấn đề của thực tiễn đặt ra mà còn phải có phương pháp giảng dạy tốt.

Thứ hai, đối với tỉnh Điện Biên phải làm tốt công tác khảo sát, đánh giá thực

trạng của đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến tận cơ sở xem đội ngũ cán bộ này mạnh về cái gì, yếu về cái gì, còn thiếu cái gì? Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ này. Trên cơ sở đó có thể gửi đi đào tạo các cơ sở đào tạo ở Trung ương (như: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực I...) hoặc đào tạo tại chức tại địa phương.

Thứ ba, bảo đảm tốt về cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện để các

cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nguồn kinh phí có thể xin Trung ương cấp hoặc địa phương tự túc.

Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, chất lượng đào tạo cán bộ không chỉ phụ thuộc vào công tác đào tạo mà còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức học tập của đội ngũ cán bộ cấp huyện nói chung và đội ngũ cán bộ huyện Điện Biên nói riêng. Vì vậy, để đổi mới, hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ không chỉ là nhằm tạo ra cho đội ngũ cán bộ này có phương pháp lãnh đạo, phương pháp quản lý mà còn có phương pháp học tập, nghiên cứu. Có như vậy mới chống được tư tưởng đi học cho song chuyện, học chỉ để lấy bằng cấp... Qua thực tế ở địa phương cho thấy, nếu công tác lãnh đạo không tốt thường dẫn đến quản lý lỏng lẻo gây ra học tập không chất lượng... Do đó, công tác đào tạo cán bộ phải tập trung vào khâu trang bị kiến thức, về phương pháp lãnh đạo, quản lý... Đây chính là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ cấp huyện Điện Biên nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Đây vừa là yêu cầu trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài.

Điện Biên là tỉnh miền núi có 21 dân tộc anh em sinh sống cho nên song song với việc nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận; nhất là trình độ nghiệp vụ quản lý, phương pháp lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ cấp huyện Điện Biên thì cần phải biết nói tiếng dân tộc (ví dụ: tiếng dân tộc H'Mông, dân tộc Thái...), phải biết nắm bắt và hiểu được phong tục, tập quán của người địa phương. Với cách làm như vậy thì việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị nghị quyết của các cấp vào cơ sở sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt. Do vậy, tỉnh cần có những biện pháp để mở các lớp học tiếng địa phương cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và có kế hoạch đi công tác ở cơ sở. Có lẽ coi đó là một trong những tiêu chuẩn để qui hoạch, cất nhắc, đề bạt bố trí, cán bộ của Điện Biên nói chung, cán bộ cấp huyện Điện Biên nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay pdf (Trang 72 - 77)