Tầm quan trọng của tổ chức thực tiễn trong công tác lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay pdf (Trang 28 - 35)

của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên

- Tổ chức thực tiễn là quá trình hiện thực hóa mọi chủ trương, đường lối, nghị

quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền các cấp vào đời sống của nhân dân ở các huyện Điện Biên

Đúng vậy, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; của cấp ủy, chính quyền địa phương có hay đến đâu, cụ thể, chi tiết như thế nào... nếu không được tổ chức thực hiện thì cũng chỉ là tư tưởng, lý luận, chỉ dừng lại ở trên giấy tờ mà thôi. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng chỉ cho chúng ta rõ rằng, tự bản thân ý thức, tư tưởng, lý luận thì không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Do đó, muốn ý thức, tư tưởng, lý luận được "vật chất hóa" thành sức mạnh hiện thực để cải tạo tự nhiên, cải tạo chính trị - xã hội thì phải thông qua hoạt động thực tiễn. Vì vậy, những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống của đông đảo quần chúng lao động thì phải thông qua quá trình tổ chức thực tiễn và bằng tổ chức thực tiễn thì mới "vật chất hóa", hiện thực hóa được trên thực tế. Cho nên, chỉ có tổ chức thực tiễn mới có thể cụ thể hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của các cấp mới thành chương trình, kế hoạch, đề án, phương hướng và mục tiêu để thực hiện. Trong quá trình này vai trò của người lãnh đạo, quản lý là rất lớn, họ là người lãnh đạo, khởi xướng của mọi phong trào và trực tiếp tham gia vào phong trào.

Như vậy, tổ chức thực tiễn là cầu nối không thể thiếu trong quá trình "biến" tư tưởng, lý luận, thành hành động cụ thể, đó chính là quá trình "biến" chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền các cấp thành hành động cụ thể của quảng đại quần chúng nhân dân. Đây là công việc cực kỳ quan trọng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp

huyện Điện Biên. Bởi vì, chỉ có nắm bắt, nhận thức đúng thì mới có hành động đúng và đưa ra được các quyết định phù hợp rất thực tế. Ngược lại, nhận thức sai lệch thì ra quyết định sẽ không sát với điều kiện thực tế, do đó quá trình tổ chức thực tiễn sẽ không mang lại hiệu quả. Vì vậy, tổ chức thực tiễn là trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự xã hội v.v... trên địa bàn huyện ở Điện Biên.

- Tổ chức thực tiễn là cơ sở kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất của đội ngũ

cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên trong công tác lãnh đạo, quản lý và trong chỉ đạo, điều hành

Trên cơ sở tổ chức thực hiện và đưa chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống ở địa bàn cấp huyện Điện Biên chúng ta thấy được năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ này. Bởi vì, thông qua hoạt động của họ trong quá trình tổ chức thực tiễn những ưu điểm và nhược điểm của họ sẽ bộc lộ ra, qua đó ta mới có thể nhìn nhận một cách khách quan và phản ánh một cách trung thực nhất. Do đó, đánh giá năng lực, phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý là phải đánh giá trên cơ sở hiệu quả của công việc, hiệu quả của tổ chức thực tiễn chứ không phải căn cứ vào lời nói của họ. Năng lực và phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý không phải tự có mà phải trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện lâu dài mới có được. Như vậy, thông qua hoạt động tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thì chúng ta mới có thể đánh giá đúng năng lực và phẩm chất của họ. Quá trình này là dựa trên môi trường hoạt động, hành động của họ hay nói cách khác là thông qua lăng kính tổ chức thực tiễn của họ. Chỉ có thông qua hoạt động thiết thực trong từng công việc cụ thể thì mới thấy hết được năng lực, phẩm chất của người cán bộ, đảng viên. Như ở Điện Biên cho thấy đều là cấp huyện, về chức vụ, quyền hạn và nhiệm vụ, trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về cơ bản là như nhau. Vậy tại sao chất lượng và hiệu quả của từng công việc trong lãnh đạo, quản lý lại khác nhau, có người thì hoàn thành tốt

công việc đó, có người lại không hoàn thành... Câu trả lời ở đây là cái gì? chỉ có thể trả lời rằng, về cơ bản đây là do năng lực, phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Do đó, để đánh giá năng lực, phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên nói riêng là đánh giá trên cơ sở hiệu quả của công việc, chất lượng của công việc, sự sáng tạo và tiến độ thực hiện công việc...

Như vậy, tổ chức thực tiễn như là gương soi cho ta thấy được năng lực, phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý. Qua đó cho ta cái nhìn tổng thể, toàn diện về đội ngũ cán bộ chủ chốt trong quá trình tổ chức thực tiễn, nhất là trong sắp xếp tổ chức bộ máy cán bộ, bố trí và sử dụng cán bộ để khơi dậy, phát huy năng lực cũng như phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cho phù hợp.

- Tổ chức thực tiễn là môi trường tốt để cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân lao động nói chung, cũng như cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên nói riêng rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình

Dù ở cấp độ nào thì tổ chức thực tiễn luôn luôn là môi trường tốt để cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động rèn luyện, phấn đấu ngày càng trưởng thành. Bởi vì, tổ chức thực tiễn là điều kiện duy nhất để đông đảo người lao động tham gia vào quá trình sản xuất vật chất và tái sản xuất xã hội, trong hoạt động cải tạo chính trị - xã hội... Qua đó làm cho tri thức và kinh nghiệm của mỗi người ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Qua quá trình tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp huyện Điện Biên cho thấy, nhờ có tổ chức thực tiễn mà tri thức và kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành ngày càng được nâng cao hơn và hoàn thiện hơn. Nó biểu hiện ở các khâu trong quá trình tổ chức thực tiễn ngày càng chính xác và chặt chẽ hơn, từ việc ra quyết định đến tổng kết việc thực hiện các quyết định. Vì thế, các bước của tổ chức thực tiễn đi vào trọng tâm, trọng điểm hơn, không còn mang tính dàn trải như trước đây. Đồng thời, cũng chính trong tổ chức thực tiễn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Điện Biên đã rút ra được những bài học to

lớn là phải đánh giá đúng được năng lực của người cán bộ, đảng viên, nhất là trong việc đánh giá vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân lao động, phải luôn coi quá trình tổ chức thực tiễn là sự nghiệp cách mạng của toàn dân.

Như vậy, vấn đề tổ chức thực tiễn với vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của nó không chỉ đặt ra nhiều tình huống, yêu cầu cấp thiết đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện nói riêng, nhất là cấp huyện miền núi như phần trước của luận văn đã nêu. Cho nên, vấn đề tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên mang những đặc thù riêng của nó. Cấp huyện ở Điện Biên là cấp trung gian giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở, cho nên về thực chất tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện là quá trình cụ thể hóa chỉ thị, nghị quyết của tỉnh để chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động ở cấp cơ sở. Cấp cơ sở là cấp cuối cùng, cho nên tổ chức thực tiễn của họ là căn cứ vào những vấn đề đã được cụ thể hóa từ chỉ thị, nghị quyết của cấp huyện đã xây dựng các mục tiêu, giải pháp, kế hoạch... để tổ chức thực hiện. Cấp huyện là cấp trên quản lý trực tiếp cấp cơ sở, là cấp trung gian giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở nên quá trình tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện vừa mang tính trực tiếp, vừa mang tính gián tiếp.

Do đó, cấp huyện ở Điện Biên có vai trò to lớn trong tổ chức thực tiễn, là cầu nối trong quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định vào địa phương mình. Với vị thế như vậy, nên cấp huyện ở Điện Biên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức thực tiễn đối với cơ sở, đặc biệt là củng cố, định hướng, xây dựng phát triển ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) vững mạnh toàn diện về mọi mặt. Nhận thức rõ điều đó việc phát huy hiệu quả tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên là vấn đề đóng vai trò quyết định đến sự thành bại trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chứ thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Bởi lẽ, đối với các tỉnh miền núi Tây Bắc nói chung, Điện Biên nói riêng đội

ngũ cán bộ cấp cơ sở còn rất thiếu và yếu. Cho nên cấp huyện vẫn là cấp tiến hành tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của cấp trên vào đời sống ở cơ sở. Đây chính là nét đặc thù của các tỉnh miền núi Tây Bắc nói chung và của Điện biên nói riêng.

Như vậy, vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở Điện Biên được thể hiện trên tất cả các mặt hoạt động lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành đối với cơ sở. Từ việc củng cố, xây dựng, tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức xây dựng chính quyền và đoàn thể trong hệ thống chính trị xã hội trong sạch vững mạnh, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống của người lao động.

Người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở Điện Biên còn là người trực tiếp vận động, tuyên truyền, tổ chức cho đông đảo nhân dân thực hiện tổ chức thực tiễn. Họ còn là người kiểm tra, giám sát, điều chỉnh những sai lệch trong quá trình tổ chức thực tiễn. Đúng như Đảng ta đã chỉ rõ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân" [5, tr. 167].

Đối với Điện Biên vai trò của đội ngũ cán bộ cấp huyện đối với cơ sở ngày càng quan trọng. Vì trên thực tế đội ngũ cán bộ này đã và đang quyết định đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở địa phương. Quá trình này bao gồm nhiều nội dung hoạt động khác nhau, nhiều mối quan hệ khác nhau và đang là những vấn đề lớn đặt ra cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên, từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới đến xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, qui hoạch dân cư, qui hoạch vùng kinh tế, phát triển y tế, giáo dục, đẩy mạnh phát triển

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế... Tất cả những vấn đề đó nếu được giải quyết một cách khoa học sẽ là tiền đề thúc đẩy mọi mặt của địa phương phát triển.

Như vậy, về thực chất của vấn đề tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý huyện Điện Biên là việc tổ chức thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý theo những qui trình chặt chẽ, khoa học để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của địa phương mình về phát triển kinh tế - xã hội (thường được xác định dưới dạng nghị quyết của cấp ủy các cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các quyết định cụ thể của ủy ban nhân dân...). Vấn đề trọng tâm của tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Điện Biên trong hoạt động lãnh đạo, quản lý là cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết và quá trình tổ chức thực hiện các quyết định ấy. Quá trình này đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có tri thức sâu rộng, có năng lực tổ chức thực tiễn ở một trình độ nhất định. Năng lực lãnh đạo, quản lý là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả của quá trình tổ chức thực tiễn. Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện chính là nâng cao năng lực thực hiện các khâu, các bước trong quá trình tổ chức thực tiễn để đạt hiệu quả tốt nhất. Nó không chỉ là nhân tố định hướng, hướng dẫn chi phối các hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, quản lý mà còn là cơ sở trực tiếp để kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ này. Đồng thời, với quá trình tổ chức thực tiễn, các cấp ủy, chính quyền có những căn cứ khoa học để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện tại và kế cận một cách khoa học, hợp lý với điều kiện thực tế của địa phương mình. Mặt khác, thông qua tổ chức thực tiễn mà bản thân mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng rút ra được nhiều bài học bổ ích về bản thân mình từ hoạt động thực tiễn. Từ đó, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để ngày càng trưởng thành trong tổ chức thực tiễn ở giai đoạn mới với những nội dung mới và hình thức mới. Điều này được thể hiện một cách rõ nét qua thực tế tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp huyện Điện Biên. Nó cũng khẳng định thêm một lần nữa tổ chức thực tiễn có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chương 2

Tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp huyện

ở điện biên - thực trạng và giải pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay pdf (Trang 28 - 35)