Nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, cũng như trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay pdf (Trang 66 - 72)

độ lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên

Qua phân tích ở trên cho thấy đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên còn hạn chế về trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tổ chức thực tiễn của họ.

Trình độ văn hóa thấp kém thì không thể nắm bắt được đời sống chính trị, đời sống thực tiễn trên địa bàn mình phụ trách. Vì vậy việc nâng cao trình độ văn hóa là vấn đề cấp thiết đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên. Muốn vậy phải đào tạo, bồi dưỡng và từng bước tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận lên một tầm cao mới cả về chất và lượng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên.

Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Điện Biên, thì trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Điện Biên với tổng số là 404 đồng chí. Trong đó, số có trình độ văn hóa cấp I là 6,8%, cấp II là 19,6%, cấp III là 79,7%, đại học

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Điện Biên về cơ bản mới có 79,7% có trình độ văn hóa phổ thông trung học. Vẫn còn hơn 26% số cán bộ cấp huyện có trình độ văn hóa cấp I và cấp II.

Đào tạo bồi dưỡng nâng cao dần trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện là một việc làm mang tính quyết định đến sự thành bại của quá trình tổ chức thực tiễn cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với đội ngũ này. Vì vậy, cần phải đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ này để họ có được một trình độ văn hóa chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận nhất định, đặc biệt là bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Theo kết quả khảo sát của Ban Tổ chức Tỉnh ủy thì trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Điện Biên như sau:

Trình độ sơ cấp là 4,95%, trung cấp là 28,7%, cao đẳng là 7,92%,. đại học là 38,8%, trên đại học là 0,49%.

Số liệu trên cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ này còn thấp, không đồng đều cả về cơ cấu và chuyên ngành đào tạo (tỷ lệ có trình độ đại học chỉ đạt 38,8%). Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của tổ chức thực tiễn. Để giải quyết vấn đề này là cả một vấn đề lớn, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành và cả bộ máy lãnh đạo cũng như sự không ngừng vươn lên của chính bản thân người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Điện Biên là vấn đề cấp thiết. Vấn đề này có thể thông qua các kênh đào tạo khác nhau. Có thể là đào tạo tập trung, hoặc đào tạo tại chức trên cơ sở tùy thuộc vào công việc, năng lực công tác, vào tuổi đời của đội ngũ cán bộ. Đặc biệt là việc nâng cao trình độ lý luận chính trị ở các bậc trung cấp chính trị, cao cấp chính trị và cử nhân chính trị. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng căn cứ trên cơ sở nhu cầu và chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ của tỉnh, của huyện. Có thể đào tạo tại tỉnh thông qua hệ thống trường và các trung tâm chính trị của tỉnh, thành phố và đào tạo tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực I.... Với các lớp ngắn hạn hoặc dài hạn. Phải trang bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Điện Biên thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng ta một cách có hệ thống. Họ phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản từ thấp đến cao, có thể thông qua các kênh thông tin, các chương trình đào tạo ở trường chính trị tỉnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực I. Tỉnh ủy Điện Biên đã chỉ rõ: đội ngũ cán bộ cơ sở đa số chưa được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức trách và nhiệm vụ công tác được giao. Một số cán bộ thiếu tận tụy với công việc, còn biểu hiện xa dần, chưa nắm chắc và giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu bức xúc chính đáng của nhân dân [43, tr. 115].

Thực tế thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Điện Biên về cơ bản đã có trình độ lý luận chính trị nhất định. Trình độ trung cấp lý luận chính trị là 34,9%, trình độ cao cấp, cử nhân chính trị là 32,1%. Trong đó, số cán bộ được bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước là 24,5%, kiến thức quản lý về kinh tế là 5,44%. Mặc dù về cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Điện Biên đã có trình độ văn hóa và trình độ lý luận chính trị nhất định, tuy chưa cao, chưa đồng đều. Nhưng để có thể nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận đội ngũ cán bộ này phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra, nhất là quá trình tổ chức thực tiễn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, theo chúng tôi cần phải thực hiện được những nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, để nâng cao được trình độ văn hóa cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

quản lý cấp huyện Điện Biên trong điều kiện hiện nay phải tăng cường mở các lớp bổ túc văn hóa ở huyện, thị tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng như các trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, thị; các trường dân tộc nội trú; trung tâm giáo dục thường xuyên; trường trung cấp kinh tế tổng hợp, trường chính trị tỉnh... Thông qua các cơ sở đào tạo bồi dưỡng này từng bước bổ túc trình độ văn hóa cho số cán bộ có trình độ cấp I, cấp II. Tất nhiên các chương trình bổ túc phải ngắn gọn, súc tích cô đọng với những nội dung cơ bản cốt lõi nhất và phải phù hợp với điều kiện Điện Biên. Đây là vấn đề lớn, rất khó khăn, do đó tỉnh cần nghiên cứu cụ thể, có kế hoạch tổ chức thực hiện sao cho hợp lý để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của tỉnh nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Đặc biệt cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ là người dân tộc, làm sao cho đội ngũ cán bộ chủ chốt đủ mạnh cả về chất và lượng. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý còn trình độ văn hóa thấp (cấp I, cấp II), hoặc chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì cần phải tập trung giải quyết dứt điểm bằng cách bắt buộc hoàn thiện học bổ túc văn hóa ở các trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện, của tỉnh. Hoặc bằng cách là vừa học văn hóa vừa học chuyên môn nghiệp vụ (ví dụ: như ở Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, Trường trung cấp kinh tế tổng hợp của tỉnh... vẫn thường mở các lớp vừa học văn hóa vừa học chuyên môn với các chuyên ngành trung cấp kinh tế,

trung cấp nông nghiệp, trung cấp lâm nghiệp... hoặc đại học tại chức có thể mở tại trường hoặc ở các huyện (đối với các lớp này thì nên ưu tiên cho cán bộ là người dân tộc). Với hình thức đào tạo này có thể nhân rộng trong tỉnh, tạo cho đội ngũ cán bộ cấp huyện và của cơ sở có điều kiện để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên, cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ đầu vào tránh tình trạng đào tạo ồ ạt, tràn lan.

- Thứ hai, để nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận,

đặc biệt là trình độ lý luận phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra, thì cần phải có chương trình, kế hoạch đào tạo cụ thể theo trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện Điện Biên. Do đó, cần phải có sự khảo sát đánh giá toàn diện về những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ này. Để làm tốt vấn đề này cần phải có sự phối kết hợp với các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng lớn như: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Hành chính Quốc gia, các trường đại học,... có thể mở các lớp tại chức hoặc tập trung tại tỉnh hoặc ở các cơ sở đào tạo của tỉnh, hoặc có thể cử đi học và thi vào các cơ sở đào tạo với các chuyên ngành như: chính trị học, xây dựng đảng, quản lý nhà nước, kinh tế, tài chính, quản trị, nông nghiệp... Nếu có điều kiện học cao hơn thì càng tốt. Mặt khác, cùng với sự nâng cao dần về chuyên môn nghiệp vụ cần bồi dưỡng thêm kiến thức về nghiệp vụ tổ chức, thanh tra, quản lý kinh tế,... bằng các lớp học ngắn hạn dài hạn. Thể hiện rõ quyết tâm này, Tỉnh ủy Điện Biên đã chỉ rõ: "Đến năm 2005 trở đi, nói chung những cán bộ chủ chốt cấp huyện trở lên, dưới 45 tuổi phải có trình độ đại học về chuyên môn, cao cấp hoặc cử nhân lý luận chính trị, biết một ngoại ngữ và tin học" [43, tr. 299].

- Thứ ba, Tỉnh phải có những chính sách nhằm động viên khuyến khích cán bộ

tự phấn đấu học tập vươn lên. Trong những năm qua tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ cho cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể nếu học ở tỉnh thì được hỗ trợ từ 150.000đ- 200.000đ/ tháng, ở Trung ương là từ 200.000 - 300.000đ/ tháng. Ngoài ra, tỉnh còn có

chế độ chính sách thu hút nhân tài, hỗ trợ cán bộ lên công tác vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Nhưng chưa thật sự có hiệu quả, vì cơ chế chính sách chưa trở thành động lực. Vì vậy, tỉnh cần làm tốt và hoàn thiện hơn nữa chính sách để động viên, khuyến khích cán bộ phấn đấu học tập. Đồng thời, có cơ chế để sàng lọc những cán bộ không chịu khó cố gắng phấn đầu học tập vươn lên về mọi mặt. Nên phát động các phong trào phổ cập giáo dục trung học phổ thông ngay trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thông qua hệ thống đài phát thanh, truyền hình tỉnh, báo tỉnh cần phát sóng đưa tin các chương trình phổ biến kiến thức bằng tiếng phổ thông, tiếng dân tộc v.v... để góp phần nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân Điện Biên.

- Thứ tư, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đội ngũ cán bộ cho các trung tâm giáo dục thường xuyên; trường nội trú; các trung tâm giáo dục chính trị; trường chính trị tỉnh... nhằm tạo điều kiện tối ưu cho công tác giáo dục đào tạo của tỉnh nói chung. Trên cơ sở đó mới có thể từng bước nâng cao được trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ tư tưởng chính trị cho cán bộ đảng viên và nhân dân Điện Biên.

Như vậy, đào tạo nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận là cơ sở nền tảng để nâng cao năng lực và hiệu quả tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp huyện Điện Biên. Đồng thời phải đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng về trình độ lý luận, để họ nắm được bản chất của vấn đề trong việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chỉ khi đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý; nắm bắt đúng và đầy đủ bản chất, qui luật vận động biến đổi của hiện thực khách quan và vận dụng sáng tạo trong quản lý điều hành hoạt động thực tiễn của địa phương. Trên cơ sở đó, họ có khả năng ngăn ngừa tư duy phiến diện, một chiều cũng như lối tư duy giáo điều, duy ý chí. Vì vậy, việc đào tạo nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản

lý cấp huyện Điện Biên là vấn đề cấp thiết. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đội ngũ cán bộ này có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận nhất định, nắm chắc được phương pháp tư duy biện chứng duy vật và vận dụng phương pháp đó trong nhận thức và trong tổ chức thực tiễn. Không có phương thức nào khác là chỉ có thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong nhà trường, trong công tác và nâng cao ý thức thường xuyên, rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, kiến thức, nghiên cứu lý luận của đội ngũ cán bộ này mới có thể giải quyết tốt nhất vấn đề này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay pdf (Trang 66 - 72)