Những thành tựu về phát triển con người ở nước ta

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số quan điểm cơ bản về phát triển con người và thực trạng của việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay pot (Trang 45 - 51)

Giải phóng và phát triển con người luôn được Đảng ta coi trọng và đề cao với tính cách là mục tiêu cuối cùng của cách mạng. Đặc biệt, sau khi đất nước thống nhất, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội thì mục tiêu cao cả nhất của Đảng và Nhà nước ta là nâng cao đời sống mọi mặt vì sự phát triển toàn diện con người.

Với nhận thức: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội, của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng chủ nghĩa xã hội là vì sự phát triển tự do, toàn diện của tất cả mọi người; với sự tham gia đầy đủ, có hiệu quả vào Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, trong thời gian vừa qua chúng ta đã đạt được một số thành tựu về phát triển con người như sau:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, chính sách xóa đói giảm nghèo… cũng như quá trình chỉ đạo thực hiện, trong những năm vừa qua đời sống vật và tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước đáng kể. Theo số liệu của "Báo cáo phát triển con người" (HDR) các năm 2001, 2004, 2005, chỉ số phát triển con người được nâng lên một bước đáng kể, phát triển đều theo thời gian. thể hiện: Năm 1990, chỉ số HDI là: 0,610. Năm 1995, chỉ số HDI là: 0,649. Năm 1997, chỉ số HDI là: 0,664. Năm 2000, chỉ số HDI là: 0,686. Năm 2002, chỉ số HDI là: 0,691. Năm 2003, chỉ số HDI là: 0,704

Trung bình mỗi năm, chỉ số phát triển con người ở nước ta tăng là 0,007. đặc biệt, từ năm 2002 đến 2003 tăng 0,013, cao hơn mức tăng trung bình là 0,005.

Như chúng ta đã biết chỉ số HDI là phép tính trung bình của 3 chỉ số về thu nhập, giáo dục và tuổi thọ. ở nước ta, nếu so với thứ bậc xếp hạng GDP bình quân đầu người thì thứ bậc xếp hạng HDI luôn luôn cao hơn. Ví dụ:

Năm 1997: chỉ số HDI đứng hàng thứ 110/174 nước có thống kê, trong khi đó, thu nhập quốc dân GDP tính theo bình quân đầu người đứng vị trí thứ 133, tức là chỉ số HDI vượt lên 23 bậc so với GDP thu nhập bình quân tính theo đầu người.

Năm 2002: chỉ số HDI đứng hàng thứ 112/177 nước có thống kê, trong khi đó, thu nhập quốc dân GDP tính theo bình quân đầu người đứng vị trí thứ 124, tức là chỉ số HDI vượt lên 12 bậc so với GDP thu nhập bình quân tính theo đầu người.

Năm 2003,theo "Báo cáo phát triển con người 2005", chỉ số HDI đứng hàng thứ 108/177 nước có thống kê, trong khi đó, thu nhập quốc dân GDP tính theo bình quân đầu người đứng vị trí thứ 124, tức là chỉ số HDI vượt lên 12 bậc so với GDP thu nhập bình quân tính theo đầu người. Chỉ số giáo dục và sức khỏe tăng nhanh hơn so với chỉ số thu nhập.

Thực tế có rất ít nước trên thế giới có sự chênh lệch dương (chỉ số HDI xếp ở đạt mức cao hơn so với GDP bình quân đầu người) về trình độ phát triển con người như ở nước ta. Nhiều nước trên thế giới còn có sự chênh lệch âm, kể các các ở các nước có chỉ số HDI ở trình độ cao như Luxembourg (chênh lệch - 14), Mỹ (chênh lệch - 4)… và các nước chậm phát triển có chỉ số HDI thấp thì sự chênh lệch này lại càng trầm trọng hơn như Guinea (chênh lệch - 30), Angola (chênh lệch - 38). Điều này khẳng định có nhiều quốc gia mặc dù có nền kinh tế phát triển cao song chưa chắc con người đã có điều kiện phát triển.

So sánh đối chiếu thực tế con số trên đây ta thấy, thành tựu lớn nhất ở nước ta là với một quốc gia có thu nhập không cao, song sự phát triển con người đã đạt được nhiều thành tựu đáng nổi trội, với mức tăng ngày càng cao của chỉ số giáo dục và sức khỏe, thể hiện nét đặc thù ở Việt Nam với những tiến bộ rõ rệt trong phát triển con người. Đạt được những kết quả như vậy là nhờ Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến các chính sách về kinh tế - xã hội đối với con người, thể hiện cụ thể như: giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện quá trình chuyển đổi từ phân phối bình quân trong thời kỳ bao cấp sang phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu. Thực hiện công bằng xã hội là cơ sở để nhân dân phát huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vào việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của chính nhân dân. Quan tâm tới giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội… cho toàn thể nhân dân, thể hiện sự đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, định hướng đúng mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta xây dựng.

Để phát triển con người, theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì trước tiên phải phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. Sự tăng trưởng về kinh tế nước ta qua 20 năm đổi mới là cơ sở để nâng cao đời sống nhân dân, mà trước tiên là đời sống vật chất cho nhân dân. Đời sống nhân dân được cải thiện, ngày càng được nâng cao, một mặt thể hiện kết quả của sự tăng trưởng kinh tế ở nước ta, mặt khác, thể hiện tính đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, chính sách của Nhà nước vì mục tiêu nâng cao đời sống cho nhân dân. Theo thống kê trong "Báo cáo tổng kết một số

vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006)", nếu từ năm 1986 đến 1996,

chúng ta từng bước khắc phục sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, thì từ năm 1996 đến nay đã đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm (1990 - 2000) đạt 7,5%; năm 2000 so với năm 1990, GDP tăng hơn 2 lần. Trong 5 năm (2001 - 2005), GDP bình quân đã tăng gần 7,5%. Thu nhập bình quân đầu người năm 1990 là 200 USD tăng lên khoảng 600 USD vào năm 2005. Sự tăng trưởng này đã đóng góp to lớn vào việc đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa, xóa đói, giảm nghèo… nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

* Về giáo dục, đào tạo

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế là sự phát triển của giáo dục, đào tạo con người. Có thể nói trong 20 năm đổi mới vừa qua và đặc biệt trong những năm gần đây, với sự nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước đã có những bước tiến bộ đáng kể. Coi giáo dục và đào tạo làm quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư, ưu tiên cho giáo dục - đào tạo. Kết quả của những việc làm đó là: đã đưa nước ta trở thành nước có chỉ số phát triển giáo dục khá cao trong khu vực. Ví dụ, Năm 1997 là 0,82 (xếp thứ 53/174 nước), cao hơn mức trung bình trong khối các nước có chỉ số HDI trung bình là 0,10 (mức trung bình của khối là 0,72); Năm 2002 là 0,82 (xếp thứ 97/177 nước), cao hơn mức trung bình trong khối các nước có chỉ số HDI trung bình là 0,07 (mức trung bình của khối là 0,75). Năm 2003 là 0,82 (xếp thứ 101/177 nước), trong khi đó, mức trung bình trong khối các nước có chỉ số HDI trung bình là 0,75 (cao mức trung bình của

khối là 0,07). (Theo "Báo cáo Phát triển con người" năm 2001, 2004 và 2005). Đây là một chỉ số khá cao, được xếp vào hạng khối các nước phát triển cao về giáo dục.

Trong 20 năm đổi mới, "Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học" [41, tr. 80]. Cụ thể, năm 2000 cả nước đã đạt được chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đến giữa năm 2004, đã có tới trên 20 tỉnh thành đạt tới trình độ phổ cập giáo dục ở bậc trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi đạt 90% và trong những năm gần đây, tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng, năm học 2003 - 2004 đạt 94,4%. Đến nay, tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ đã đạt tới 95%, đây là kết quả khá cao trong khu vực và trên thế giới. ("Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006)")

Đạt được những thành tựu đó là do Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Thể hiện, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng xã hội hóa, đầu tư cao cho giáo dục; đồng thời, thực hiện công bằng trong giáo dục cũng là một động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh của giáo dục Việt Nam.

* Về lĩnh vực công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Đến nay, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ, thể hiện, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh được hạ thấp, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi ngày càng giảm. Cụ thể là, năm 1990 trẻ suy dinh dưỡng là 50%, đến năm 2002 giảm xuống còn 30% ("Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 -

2006)"). Việc Nhà nước miễn phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi là một thành

tựu quan trọng trong việc đầu tư vào thế hệ trẻ. Các bệnh viện đã có nhiều cố gắng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong khám chữa bệnh.

Tuổi thọ người dân Việt Nam cũng đã được nâng lên đáng kể, đó cũng là một thành tựu quan trọng trong chiến lược phát triển toàn diện con người của Đảng và Nhà nước ta. Nhờ những cố gắng trong công tác y tế mà đến nay tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng lên khá nhanh. Năm 1990 tuổi thọ trung bình là 63 tuổi đến nay tăng lên khoảng 71,3 tuổi (2005) ("Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua

20 năm đổi mới (1986-2006)"). Cũng giống như chỉ số phát triển giáo dục, chỉ số tuổi

thọ ở nước ta được xếp vào hạng cao trong khối các nước có chỉ số HDI trung bình. Chẳng hạn: Năm 1997, chỉ số tuổi thọ nước ta là: 0,71 xếp ở vị trí thứ 106/174 nước, dù chỉ số HDI ở vị trí thứ 110, cao hơn mức trung bình của khối là 0,02 (trung bình của khối các nước có chỉ số HDI trung bình là 0,69)

Năm 2002, chỉ số tuổi thọ nước ta là: 0,73 xếp ở vị trí thứ 98/177 nước, dù chỉ số HDI ở vị trí thứ 112, cao hơn mức trung bình của khối là 0,03 (trung bình của khối các nước có chỉ số HDI trung bình là 0,70).

Năm 2003 chỉ số tuổi thọ nước ta là: 0,76 xếp ở vị trí thứ 97/177 nước, dù chỉ số HDI ở vị trí thứ 108, cao hơn mức trung bình của khối là 0,06 (trung bình của khối các nước có chỉ số HDI trung bình là 0,70).

Sự tăng nhanh về chỉ số tuổi thọ phản ánh mức độ tác động của yếu tố y tế trong việc nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đạt được những thành tựu đó là do Đảng và Nhà nước đã có đường lối chính sách đúng cũng như việc đầu tư cho lĩnh vực sức khỏe và y tế cho con người, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có trình độ học thức cao, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước, thể hiện mục tiêu cao cả của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới.

* Phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo là một thành tựu lớn nhất trong phát triển con người ở nước ta

Thành tựu lớn nhất trong phát triển con người ở nước ta là thành quả của chương trình xóa đói, giảm nghèo. Đây là mục tiêu đầu tiên và là một mục tiêu quan trọng nhất

trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goal - MDG) mà Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký năm 2000. Trong giai đoạn 2000 - 2005, công tác xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh và nước ta đạt được kết quả rất ấn tượng. Nếu tính theo tiêu chuẩn quốc gia, năm 1992 tỷ lệ hộ nghèo là 30% dân số, đến năm 2005, theo dự tính tỷ lệ

hộ nghèo chỉ còn 7% dân số. Nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế (tính theo

1 đôla/ngày/người), thì tỷ lệ nghèo chung ở nước ta đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002, nếu tính theo tiêu chuẩn mới (2 đôla/ngày/người), thì hộ nghèo năm 2004 còn 27,5% ("Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20

năm đổi mới (1986-2006"). Với thành tựu này, Việt Nam đã đạt được mục tiêu xóa bỏ

tình trạng đói nghèo của năm 2015, nghĩa là vượt trước mục tiêu đề ra là 11 năm. Vì vậy, Việt Nam được coi là nước xóa bỏ tình trạng đói, nghèo nhanh nhất thế giới.

Đạt được những thành tựu đó là do Đảng và Nhà nước ta đã "nhận thức sâu sắc việc xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa kinh tế - xã hội, chính trị và nhân văn. Chính phủ Việt Nam luôn cam kết coi việc nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, hướng tới người nghèo và đẩy lùi nghèo đói là một trong những ưu tiên hàng đầu" [32, tr. 9]

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số quan điểm cơ bản về phát triển con người và thực trạng của việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay pot (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)