Chính sách phân phối hợp lý thúc đẩy lưu thông nhanh, tăng sản lượng tiêu thụ, làm cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội thực hiện hiệu quả kinh doanh và nâng

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA (Trang 77 - 78)

- Cơ cấu tổ chức chưa hợp lý.

Chính sách phân phối hợp lý thúc đẩy lưu thông nhanh, tăng sản lượng tiêu thụ, làm cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội thực hiện hiệu quả kinh doanh và nâng

thụ, làm cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội thực hiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để tiêu thụ được 40 triệu lít/năm vào năm 2007 Công ty Bia NADA cần cơ cấu lại, tổ chức lại và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.

Hệ thống kênh phân phối của Công ty chủ yếu là các hộ gia đình làm đại lý kinh doanh và 9 cửa hàng giới thiệu tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện nhiệm vụ trên Công ty cần mở rộng số lượng hộ gia đình làm đại lý tiêu thụ tại các địa bàn trong tỉnh, đặc biệt là các đại bàn đầy tiềm năng Thái Bình và Nình Bình, Hà Nam. Công ty mở rộng liên hệ với các nhà hàng, các cửa hàng ăn bình dân để hợp tác, biến họ thành người tiêu thụ sản phẩm đắc lực cho Công ty. Vì tại các cửa hàng này việc ăn uống có thể bán kèm với sản phẩm bia của Công ty. Tại mỗi địa điểm tiêu thụ đã có trước đây Công ty thực hiện các biện pháp giúp đại lý tăng sản lượng tiêu thụ bình quân một ngày như cho phép trả chậm trong điều kiện Công ty chấp nhận và thực hiện chính sách giá ưu tiên...

Vấn đề lưu thông sản phẩm của Công ty ở mức trung bình, cần tăng cường thêm kho bãi, phương tiện vận chuyển và thêm đội ngũ bốc xếp để thuận tiện hơn cho tiêu thụ sản phẩm.

c. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Hai nhân tố cơ bản của cạnh tranh hiện nay là chất lượng và giá cả. Cạnh tranh là nhân tố để Công ty có thể tồn tại và phát triển cũng là nhân tố làm Công ty thất bại và phá sản. Công ty muốn phát triển cần nắm chắc nhân tố cạnh tranh không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Ngày nay hầu hết người tiêu dùng đều ưa thích các sản phẩm chất lượng cao, giá cả lại phải chăng. Do vậy để thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu Công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến hành giảm giá.

Trong thập kỷ trước giá cả là nhân tố quyết định sự cạnh tranh của sản phẩm, nhưng hiện nay nhân tố quyết định sự cạnh tranh của sản phẩm là chất lượng. Do đời sống ngày càng cải thiện nên người tiêu dùng mong muốn thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất và họ ít quan tâm đến giá cả. Đặc biệt là với sản phẩm bia hơi được sản xuất phục vụ người tác động bình dân vốn dĩ đã có mức giá tương đối rẻ, vì vậy mà nhân tố quyết định cạnh tranh sản phẩm bia hơi là chất lượng.

Sản phẩm bia hơi của Công ty Bia NADA được thiết kế theo mẫu dây chuyền công nghệ của Đan Mạch, với hệ thống máy móc hoàn toàn đạt tiêu chuẩn. Vì vậy chất lượng sản phẩm đáp ứng phần nào nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường thì Công ty cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm được tiến hành theo hai bước sau:

Thứ nhất, Công ty tiến hành đổi mới công nghệ bằng nghiên cứu và đầu tư cải tiến máy móc thiết bị (được trình bày trong mục đổi mới công nghệ của phần biện pháp làm giảm chi phí sản xuất).

Thứ hai, về mặt quản lý Công ty cần xây dựng chính sách sản phẩm và chất lượng sản phẩm: * Chính sách sản phẩm

Công ty cần xây dựng chính sách sản phẩm Bia cho phù hợp. Hiện nay sản phẩm tiêu thụ của Công ty là bia hơi và bia chai, tuy nhiên thị trường đang rất ưa chuộng loại bia tươi, một sản phẩm có mức tăng trưởng cao trong thị trường bia một số năm gần đây. Công ty nghiên cứu và tiếp tục sản xuất ra loại sản phẩm nhiều hơn, như bia tươi đỏ , bia tươi nâu,v.v... nếu phù hợp về điều kiện kinh tế kỹ thuật thì Công ty nên đầu tư kinh doanh mặt hàng mới.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w