Kinh doanh tiếp thị Phòng

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA (Trang 38 - 40)

- Tỷ suất thu hồi vốn gó p: đo lường việc tạo ra lãi ròng của cổ đông đại chúng từ mỗi đồng giá trị vốn góp

Kinh doanh tiếp thị Phòng

kinh doanh Phòng kế toán Phòng Hành chính Tổ chức Phòng Công nghệ KCS Phòng

Kinh doanh tiếp thịPhòng Phòng

nghiệp vụ

Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ phận quản lý

+) Đại hội cổ đông. Gồm có : 500 cổ đông

Là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định các công việc của công ty cổ phần. Đại hội gồm: Đại hội cổ đông thành lập công ty cổ phần; Đại hội cổ đông thường niên ( hằng năm); Đại hội cổ đông bất thường

+) Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của công ty cổ phần do đại hội cổ đông bầu và bãi nhiệm. Số lượng thành viên trong ban là 2 người. Trong đó 1 trưởng ban do kiểm soát bầu cử, ban kiểm soát phải có ít nhất 1 kiểm soát viên am hiểu về tài chính kế toán nghiệp vụ sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của ban kiểm soát là kiểm soát các hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty cổ phần. Giám sát hội đồng quản trị và giám đốc trong việc chấp hành điều lệ, thanh lý tài sản, hoàn trả vốn hoặc tài sản cho các chủ nợ và cổ đông khi giải thể, phá sản, nhượng bán...

+) Hội đồng quản trị. Gồm có : 9 Thành viên

Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra bằng phương pháp bỏ phiếu kín, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty cổ phần để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 3 năm. Các thành viên Hội đồng quản trị khi hết nhiệm kỳ cũ có thể được bầu lại nhiệm kỳ mới ( nếu vẫn đủ tiêu chuẩn).

+) Giám đốc điều hành. Gồm có : 1 người. Điều hành chung toàn bộ công việc sản xuất, kinh doanh của công ty.

Đề ra các chiến lược lâu dài, chính sách mục tiêu và lập kế hoạch chất lượng cho từng giai đoạn. Tuyển dụng và điều động nhân lực theo yêu cầu sản xuất và nhu cầu năng lực. Phê duyệt các dự án đầu tư, các nhà cung ứng được lựa chọn. Đảm bảo mọi nguồn lực cho các quá trình sản xuất, kinh donah để các hoạt động có hiệu quả. Duyệt các kế hoạch bảo dưỡng thiết bị

+) Phó giám đốc

- Phó giám đốc công nghệ: Phụ trách công nghệ sản xuất của toàn công ty và điều hành sản xuất theo kế hoạch. Đề xuất những đề tài thay đổi quy trình công nghệ hoặc quy trình cho ra sản phẩm mới. Lập kế hoạch thiết kế và phát triển. Giám sát sản xuất thử. Có quyền dừng các quá trình sản xuất khi phát hiện không tuân thủ quy trình công nghệ hoặc phát hiện thấy mất an toàn về con người và thiết bị. Báo cáo Giám đốc những trường hợp sai phạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng sản phẩm.

- Phó giám đốc kinh doanh: Điều hành hoạt động các quầy dịch vụ. Kiểm tra, giám sát hoạt động bán sản phẩm. Đôn đốc việc vay vốn cho các dự án khi đã được phê duyệt và các thủ tục liên quan đến tài chính khi

được Giám đốc phân công. Báo cáo Giám đốc những trường hợp vi phạm gây mất trật tự làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh.

+) Phòng kinh doanh. Gồm có : 31 người

Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc: Các hoạt động về bán sản phẩm khảo sát. Đề xuất mở các điểm đại lý mới. Thu thập ý kiến khách hàng, đề xuất hành động khắc phục, giải quyết các phàn nàn của khách hàng.Tổ chức tham gia các đợt hội chợ, các hội nghị khách hàng

+) Phòng kế toán. Gồm có : 6 người

Chịu trách nhiệm về thu, chi và hạch toán vật tư nguyên vật liệu. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm của công ty

+) Phòng Hành chính-Tổ chức

Duy trì các chế độ, thời gian làm việc, trật tự trị an, vệ sinh trong công ty. Thực hiện việc tuyển dụng, điều động nhân lực, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Chuẩn bị các điều kiện vật chất cho các hội nghị, thực hiện việc khánh tiết, giao dịch. Giám sát việc thực hiện chế độ đối với nhân sự như lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, cấp phát bảo hộ lao động và các chế độ khác.

+) Phòng công nghệ KCS. Gồm có: 16 người

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc những công việc sau: Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm chất lượng sản phẩm. Kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên liệu, nhận dạng hoá chất, phụ gia. Nghiên cứu đề xuất thay đổi hoặc điều chỉnh công nghệ cho sản phẩm mới. Đề xuất, báo cáo dừng quá trình khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công nghệ ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Báo cáo Giám đốc những nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn, những sản phẩm không phù hợp phải chuyển mục đích sử dụng.

+) Phòng kinh doanh thị trường. Gồm có: 4 người

Phần kinh doanh, tiếp thị: Thực hiện các công việc quảng cáo, tiếp thị. Chuẩn bị vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất: Lập và giám sát việc thực hiện các hợp đồng mua nguyên vật liệu, hoá chất, phụ gia, bao bì cho sản xuất, đánh giá việc sử dụng nguyên vật liệu hàng tháng, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất và bán hàng.

+) Phòng nghiệp vụ. Gồm có : 5 người

Lập kế hoạch, giám sát việc mua sắm thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu cho các công trình phụ trợ và cơ sở hạ tầng. Lập hợp đồng, giám sát việc lắp thiết bị. Đánh giá theo dõi các nhà cung ứng thông qua việc mua và cung cấp hàng. Đề xuất báo cáo dừng các quá trình sản xuất khi có dấu hiệu mất an toàn cho người và thiết bị trong phạm vi mình phụ trách.

2.4.4. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất – lao động

2.4.4.1. Tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w