Quy chế thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn (Trang 34 - 39)

Thành viên một công ty là ngời đã đóng góp tài sản vào công ty và có quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tơng ứng với phần vốn góp đều đợc gọi là thành viên công ty. Thành viên công ty có thể là cá nhân, có thể là tổ

chức đảm bảo các tiêu chuẩn theo luật định. Quy chế thành viên công ty đợc tạo bởi những quy định về sự hình thành và chấm dứt t cách thành viên; quyền và nghĩa vụ của thành viên.

1. Xác lập và chấm dứt t cách thành viên công ty TNHH.

1.1. Xác lập t cách thành viên của công ty.

Theo quy định của pháp luật, t cách thành viên công ty đợc xác lập theo những cách sau:

- Góp vốn vào công ty.

Góp vốn vào công ty là con đờng chủ yếu để trở thành thành viên của công ty. Việc góp vốn vào công ty của cá nhân, tổ chức đợc biểu hiện là sự đầu t phần vốn của mình vào công ty để tăng vốn điều lệ của công ty. Một ngời sẽ có t cách thành viên công ty khi đã góp vốn của mình để thành lập công ty TNHH sau thời điểm đăng ký kinh doanh. Dù ngời góp vốn dới bất kỳ hình thức nào: Tiền, hiện vật, quyền sở hữu công nghiệp của công ty TNHH thì t cách thành viên chỉ hình thành khi họ đã đóng đủ số vốn của mình.

Một ngời cũng sẽ có t cách thành viên nếu họ góp vốn vào công ty TNHH khi công ty kết nạp thêm thành viên mới để tăng thêm vốn điều lệ. Mọi thành viên đều có quyền quyết định việc tăng vốn điều lệ, vì vậy, việc kết nạp thành viên mới của công ty sẽ do hội nghị thành viên quyết định.

- Mua lại phần góp của thành viên công ty.

T cách thành viên công ty cũng đợc xác lập thông qua việc mua lại phần vốn góp của thành viên công ty. Việc chuyển nhợng phần vốn góp cho ngời khác có những quy định khác nhau tuỳ theo từng loại công ty. Đối với công ty TNHH thì việc chuyển nhợng phần vốn góp cho ngời ngoài công ty bị hạn chế. Thành viên công ty TNHH chỉ đợc chuyển nhợng cho ngời không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết(Điều 32 Luật doanh nghiệp). Ngời mua lại phần vốn góp chỉ đợc coi là thành viên công ty khi đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán giá trị phần vốn góp theo sự thoả thuận của hai bên.

T cách thành viên công ty có thể đợc hình thành thông qua việc họ đợc h- ởng thừa kế. Thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH là thừa kế phần vốn của họ đã đợc quy định trong điều lệ hoặc phải đợc sự đồng ý của hội đồng thành viên công ty.

Trờng hợp thành viên công ty là ngời bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty đợc thực hiện thông qua ngời giám hộ nếu đợc sự đồng ý của hội đồng thành viên.

Trởng hợp thành viên công ty chế nếu điều lệ quy định hoặc đợc sự đồng ý của hội đồng thành viên thì ngời đợc hởng thừa kế có thể trở thành thành viên của công ty. Nếu nhiều ngời cùng đợc hởng thừa kế thì họ có thể cử ngời đại diện tham gia là thành viên công ty, việc hởng lợi nhuận do họ tự thoả thuận.

Trờng hợp phần vốn của thành viên là cá nhân bị chết mà không có ngời thừa kế, ngời thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì công ty phải nộp giá trị phần vốn đó vào ngân sách nhà nớc.

1.2. Chấm dứt t cách thành viên.

Thông thờng t cách thành viên công ty có thể chấm dứt khi thành viên nh- ợng lại phần vốn góp của mình cho ngời khác hay khi thành viên đó chết. Ngoài ra, t cách thành viên cũng có thể đợc chấm dứt khi điều lệ quy định nh trong các trờng hợp khai trừ thành viên, thu hồi t cách thành viên, hay khi họ tự nguyện xin rút khỏi công ty.

Trong trờng hợp do cá nhân gặp nhiều khó khăn hoặc phản đối bằng văn bản đối với quyết định của hội đồng thành viên các vấn đề: Sửa đối, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền, nhiệm vụ của hội đồng thành viên; Tổ chức tại công ty; Các trờng hợp khác quy định thì họ có thể chuyển nhợng phần vốn góp của mình cho ngời khác. Giải pháp tốt nhất là xem các thành viên công ty ai muốn mua lại phần vốn góp đó, nếu không thoả thuận đợc về giá trị thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trờng hoặc giá đợc tính theo nguyên tắc quy định tại điều lệ công ty.

Trờng hợp khi thành viên công ty chết có thể ngời hởng thừa kế sẽ là thành viên hoặc không thể là thành viên của công ty(vì t cách thành viên của ngời chết sẽ mất đi).

Trờng hợp chấm dứt t cách thành viên theo điều lệ quy định nh:

+ Thu hồi t cách thành viên. T cách thành viên chỉ có thể bị thu hồi khi thành viên đó vi phạm các nghĩa vụ đối với công ty. Điều lệ công ty có quy định các trờng hợp thành viên có thể bị thu hồi t cách thành viên và việc bồi thờng hay không bồi hoàn.

+ Khai trừ thành viên. Điều lệ công ty quy định phải ghi rõ những điều kiện nào thì thành viên có thể bị khai trừ ra khỏi công ty. Thông thờng việc khai trừ chỉ xảy ra khi có vi phạm về nhân cách của thành viên nghĩa là nếu không khai trừ thành viên ra khỏi công ty sẽ gây ảnh hởng đến công ty làm công ty không tiếp tục hoạt động đợc nữa. Khi bị khai trừ, thành viên công ty sẽ đợc một khoản bồi thờng bằng giá trị mà thành viên góp vốn.

+ Xin rút khỏi công ty. T cách thành viên sẽ chấm dứt nếu nh thành viên của công ty xin rút khỏi công ty. Việc rút này phải đợc sự đồng ý của các thành viên khác và đợc điều lệ quy định. Một thành viên nếu xin rút lui thì thành viên đó sẽ đa ra một thông báo đơn phơng rút lui khỏi công ty. Khi rút lui, thành viên đợc hởng một khoản bồi thờng tơng ứng với giá trị phần vốn góp vào công ty.

2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty TNHH.

Góp vốn vào công ty là công việc hoàn toàn tự nguyện không ai ép buộc và nhằm mục đích nhất định nên khi đã là thành viên công ty, những ngời góp vốn đều đợc hởng các quyền và nghĩa vụ đối với công ty theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Luật doanh nghiệp quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của thành viên nhằm bảo vệ lợi ích cho các thành viên của công ty.

2.1. Quyền của thành viên công ty TNHH.

Khoản 1 Điều 29 Luật doanh nghiệp 1999 quy định thành viên công ty TNHH có những quyền sau:

- Đợc chia lợi nhuận khi công ty đã nộp thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật tơng ứng với phần vốn góp vào công

ty. Việc góp vốn vào công ty là hành vi đầu t vốn để kinh doanh, vì vậy quyền đợc chia lợi nhuận là quyền quan trọng nhất đối với các thành viên công ty. Về nguyên tắc, quyền đợc chia lợi nhuận cho thành viên khi công ty làm ăn có lãi tức là khi giá trị tài sản của công ty lớn hơn vốn điều lệ của công ty và chỉ đợc chia trong phạm vi chênh lệch đó. Việc phân chia lợi nhuận phải đợc quy định cụ thể trong điều lệ của công ty.

- Tham dự họp hội đồng thành viên, tham gia thảo luận kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên.

- Có số phiếu biểu quyết tơng ứng với phần góp vốn.

- Xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, các tài liệu khác của công ty và nhận bản trích lục hoặc bản sao các tài liệu này.

- Đợc chia giá trị tài sản còn lại của công ty tơng ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản(công ty giải thể hoặc phá sản, sau khi thanh toán hết mọi khoản nợ của công ty, phần tài sản còn lại các thành viên có quyền đợc chia nhau tơng ứng với phần vốn góp vào công ty).

- Khởi kiện giám đốc(tổng giám đốc) tại toà án khi giám đốc(tổng giám đốc) không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên đó.

- Các quyền khác quy định tại Luật này và điều lệ công ty.

Khoản 2 Điều 39 Luật doanh nghiệp quy định thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35% vốn điều lệ hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn do điều lệ công ty quy định có quyền yêu cầu triệu tập họp hồi đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.

2.2. Nghĩa vụ của thành viên công ty TNHH.

Điều 30 Luật doanh nghiệp quy định thành viên công ty phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ sau:

- Góp đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tải sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Nghĩa vụ góp vốn thành lập công ty là nghĩa vụ đầu tiên của thành viên, một ngời chỉ có thể trở thành thành viên của công ty khi họ hoàn thành

nghĩa vụ này. Vốn góp của thành viên có thể bằng tiền, vàng, tài sản bằng hiện vật, bản quyền sở hữu công nghiệp.

- Tuân thủ điều lệ công ty. Điều lệ công ty là bản cam kết của các thành viên. Khi điều lệ đã có hiệu lực, các thành viên có nghĩa vụ phải thực hiện trung thành với điều lệ công ty.

- Chấp hành quyết định của hội đồng thành viên.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại luật này và điều lệ công ty. Thành viên cũng phải có nghĩa vụ chịu lỗ cùng với công ty khi công ty làm ăn thua lỗ, các thành viên chịu lỗ tơng ứng với phần góp vốn vào công ty.

Một phần của tài liệu hoàn thiện địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w