Các nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn (Trang 31 - 34)

III. Quyền và nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn.

2.Các nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn.

Quyền của các doanh nghiệp bao giờ cũng gắn liền với nghĩa vụ phải thực hiện và tạo thành thẩm quyền của chủ thể kinh doanh nói chung, của công ty nói riêng. Theo quy định của pháp luật, công ty có các nghĩa vụ sau (Điều 8 Luật doanh nghiệp).

- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký.

- Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác.

- Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm chất lợng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký.

- Kê khai định kỳ, báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hay báo cáo không chính xác, đầy đủ hoặc giả mạo thì phải kịp thời hiệu đính lại với cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Ưu tiên sử dụng lao động trong nớc, bảo đảm quyền lợi, lợi ích của ngời lao động theo quy định của pháp luật về lao động; tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo pháp luật về công đoàn.

- Tuân thủ quy định pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trờng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trong nền kinh tế thị trờng, việc kinh doanh theo ngành, nghề nào là tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của công ty. Khi đã lựa chọn đợc ngành, nghề kinh doanh công ty phải đăng ký kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, công ty có nghĩa vụ phải kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh. Nếu công ty muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu thị trờng thì công ty phải làm thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Pháp luật bắt buộc công ty kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh là nhằm đảm bảo lợi ích chung của xã hội, sự quản lý của Nhà nớc. Mọi hoạt động kinh doanh của công ty chỉ đợc tiến hành trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký. Nếu kinh doanh không đúng ngành nghề đã đăng ký thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và tuỳ theo mức độ vi phạm, công ty có thể bị phạt tiền hoặc bị thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Kế toán thống kê là công tác rất quan trọng trong quá trình kinh doanh. Qua hoạt động kế toán, thống kê giúp cho công ty hạch toán đợc chính xác. Nghĩa vụ này đòi hỏi trong quá trình kinh doanh công ty phải thực hiện ghi chép sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, của Nhà nớc về kế toán thống kê. Việc quy định nghĩa vụ này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền thực hiện sự kiểm tra, theo dõi, giám sát sự hoạt động tài chính của mình để phát hiện ra những sai lầm và có biện pháp xử lý kịp thời. Công ty có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu liên quan đến việc thanh tra và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm toán.

Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế cho Nhà nớc là nghĩa vụ của công ty. Thuế là công cụ của Nhà nớc nhằm thu ngân sách quốc gia, điều hoàn các lợi ích xã hội, công ty kinh doanh bất cứ ngành, nghề gì, quy mô lớn hay nhỏ đều phải có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật. Tránh tình trạng cơ quan nhà nớc ở trung ơng và địa phơng lạm dụng quyền, cản trở hoạt động của công ty. Đồng thời nghĩa vụ này đợc kèm theo với quy định quyền hạn của cơ quan nhà nớc về một chính sách thuế hợp lý, vi phạm nghĩa vụ nộp thuế là vi phạm pháp luật, công ty phải chịu những hậu quả nhất định.

Ngoài nghĩa vụ nộp thuế, đăng ký thuế, kê khai thuế là nghĩa vụ quan trọng nhất, công ty còn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật nh đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở văn ho, y tế, giáo dục tại địa phơng nơi công ty đóng trụ sở.

Bảo đảm chất lợng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký là một trong những nghĩa vụ của công ty đối với xã hội, đối với ngời tiêu dùng, đảm bảo chất

lợng hàng hoá là một trong những điều kiện quan trọng giúp cho các doanh nghiệp có thể đứng vững trong thơng trờng cạnh tranh khốc liệt. Nhà nớc quy định việc đảm bảo chất lợng hàng hoá là nghĩa vụ của các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng. Quy định này nhằm mục đích bảo vệ ngời tiêu dùng đồng thời bảo hộ hàng hoá, sản phẩm của ngời sản xuất. Vì vậy, sản phẩm của công ty đợc sản xuất ra phải đăng ký chất lợng tại cơ quan nhà nớc có thẩm quyền. Công ty phải đảm bảo sản xuất lu thông hàng hoá với chất lợng đã đăng ký. Nếu sản phẩm công ty làm ra không đảm bảo chất lợng theo tiêu chuẩn đã đăng ký thì ngời tiêu dùng có quyền từ chối nhận hoặc bị cơ quan nhà nớc có thẩm quyền xét xử tuỳ theo mức độ vi phạm. Công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý trớc Nhà nớc và ngời tiêu dùng.

Công ty có nghĩa vụ kê khai và định kỳ báo cáo, chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Qua đó Nhà nớc thực hiện sự kiểm tra, đánh giá, theo dõi, giám sát theo đúng định kỳ hoặc bất thờng của các cơ quan tài chính, công ty có nghĩa vụ hợp tác kiểm tra, cung cấp các số liệu thống kê kịp thời, đầy đủ. Khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin, báo cáo đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trong nền kinh tế nớc ta hiện nay, tuyển dụng và thuê mớn lao động là quyền của công ty. Trong quá trình sử dụng lao động, công ty phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi của ngời lao động đã đợc pháp luật lao động quy định. Việc tuyển dụng, thuê mớn lao động trong công ty chủ yếu đợc thực hiện thông qua hình thức hợp đồng lao động. Công ty phải đảm bảo các điều kiện lao động, tiền lơng...cho ngời lao động. Khi tuyển dụng lao động phải u tiên lao động trong n- ớc, điều đó thể hiện ở chỗ nếu nh công việc mà trình độ của ngời lao động trong nớc đảm nhiệm đợc thì công ty phải u tiên tuyển dụng, trờng hợp công việc cần trình độ chuyên môn mà lao động trong nớc không đáp ứng đợc thì mới đợc tuyển chọn lao động nớc ngoài.

Những ngời lao động trong công ty có quyền thành lập tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền, lợi ích của ngời lao động trong việc ký kết thoả ớc lao động, công ty phải tạo những điều kiện thuận lợi cho họ, giúp họ tổ chức công đoàn.

Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trờng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh là nghĩa vụ của mọi công dân và tổ chức. Công ty là những nơi sản xuất kinh doanh có thể gây ô nhiễm môi trờng, vì vậy, trong quá trình hoạt động công ty phải có những biện pháp để bảo vệ tài nguyên, môi trờng xử lý chất thải công nghiệp, tránh ô nhiễm môi trờng, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh là những tài sản vô giá của dân tộc. Công ty phải có trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo những tài sản đó.

Công ty có nghĩa vụ cùng với địa phơng nơi mình đóng trụ sở thực hiện tốt các quy định của Nhà nớc về trật tự an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng. Vì vậy, tuân thủ những quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội là nghĩa vụ của mỗi công dân, mỗi tổ chức.

Ngoài các nghĩa vụ trên, công ty còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác nh trích 5% lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc cho đến mức bằng 10% vốn điều lệ công ty(Thông t số 11/2000/TT-BTC ngày 01/02/2000 của Bộ tài chính hớng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với công ty TNHH). Quỹ dự trữ bắt buộc là khoản phụ trong vốn của công ty để đảm bảo quyền lợi cho những ngời có quan hệ với công ty, công ty không đợc phép sử dụng quỹ này để chia lãi cho các thành viên. Quỹ dự trữ bắt buộc để trừ vào phần lỗ của công ty khi không còn một khoản dự trữ nào khác. Việc lập quỹ dự trữ bắt buộc là một nghĩa vụ của công ty, do tính chịu TNHH của công ty có hạn chế đến việc đảm bảo quyền lợi, lợi ích của những ngời có quan hệ với công ty. Việc lập quỹ của công ty có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo lợi ích của những ngời có quan hệ với công ty nhất là khi công ty làm ăn thua lỗ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn (Trang 31 - 34)