Kiến nghị với chính quyền địa phương, TCTCVM, người vay vốn

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người ngheo- Hướng đi (Trang 64 - 66)

3. Một số kiến nghị

3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương, TCTCVM, người vay vốn

- Đối với chính quyền địa phương.

Các cấp chính quyền địa phương phối hợp cùng với nhà nước tạo điều kiện cho các TCTCVM hoạt động như hỗ trợ về cơ sở vật chất, mặt bằng văn phòng,… cho TCVM để xây dựng một môi trường hoạt động tốt hơn. Bởi hiện nay các tổ chức hoạt động hầu như phải đi thuê mặt bằng văn phòng với chi phí cao, thiếu cơ sở vật chất, điều này làm hạn chế và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cho vay của tổ chức, cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ TCVM gần như chưa có. Và do vậy, nếu một nhà đầu tư tư nhân nào đó muốn đầu tư vào TCVM, sẽ mất một khoản kinh phí lớn để khảo sát, điều tra thị trường, xây dựng mạng lưới. “Điều này làm nản lòng nhà đầu tư tư nhân”.

Từ các đề án, các mục tiêu đã đặt ra như: mục tiêu phát triển giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa; các mục tiêu về kinh tế; y tế, nhà ở, nước sinh hoạt;… địa phương cần tiến hành nhanh chóng và nghiêm túc thực hiện khi đã có quyết định của cấp trên phê duyệt. Đồng thời cần phải có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các mục tiêu đó, căn cứ vào kết quả đạt được qua các thời kỳ nhất định: tháng, quý, năm, và cả hoàn cảnh khách quan để chính quyền địa phương linh hoạt, kịp thời có phương án điều chỉnh trong quá trình thực hiện để hoàn thành đúng mục tiêu. Khi cấp trên đã phê duyệt, cần thiết thông báo cho người dân biết rõ ràng cụ thể về những phương hướng đã đề ra, phối hợp cùng với các hộ gia đình hoàn thành tốt mục tiêu thông qua các buổi họp dân.

Mở rộng thêm các chính sách tín dụng giúp cho các hộ nghèo có thêm cơ hội tiếp cận vốn vay nhiều hơn.

Thực hiện kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về các nội dung công việc mà tổ tiết kiệm và vay vốn mà đại diện là tổ trưởng được ủy nhiệm: theo dõi xem trong quá trình vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hay không, có giảm nghèo được hay không, hỗ trợ về mặt tinh thần như: động viên, khuyến khích, thường xuyên thăm hỏi tiếp xúc với các hộ vay vốn, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa tổ chức và người đi vay, tạo cho các hộ nghèo có thêm nghị lực vươn lên để thoát nghèo.

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ toàn hệ thống, kịp thời xử lý khi có rủi ro xảy ra, đảm bảo tổ chức hoạt động tốt và thông suốt.

Điều chỉnh lịch thanh toán theo mùa: hộ kinh doanh cá thể nghèo thường là chăn nuôi, làm đồ thủ công, gia công … nên tính chất mùa vụ rất cao.

Cần có sự minh bạch trong kết quả thực hiện các nguồn vốn giải ngân bằng các giấy tờ, văn bản cụ thể để Tổ chức quản lý TCVM cao nhất (Ngân hàng Nhà nước, Tổ chức tài trợ quốc tế…) có căn cứ để đưa ra các đề án tiếp theo có hiệu quả hơn.

Để đẩy mạnh tín dụng cho người nghèo ở nông thôn, cần thực hiện các giải pháp: đổi mới chính sách quốc gia cho TCVM; kết hợp với chính sách giảm nghèo; cân bằng cho vay thương mại và ưu đãi cho người nghèo; tín dụng vi mô phải kèm theo BHVM.

Giảm thiểu việc áp dụng chính sách lãi suất bao cấp trong TCVM và tiến đến thị trường hóa họat động TCVM nhằm duy trì và phát triển nguồn vốn một cách bền vững.

Ngành TCVM Việt Nam còn thiếu nhiều cán bộ có năng lực, do đó cần trang bị kiến thức qua đào tạo, qua các hoạt động thực tiễn để họ nắm rõ hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cần chú ý, quan tâm tới công tác tuyên truyền, quảng bá các mô hình kinh tế có hiệu quả nhờ nguồn vốn này. Thông qua đó, người nghèo sẽ thấy rõ hơn vai trò của vốn vi mô. Đây thực sự là cách tuyên truyền hiệu quả nhất.

- Đối với các người nghèo được vay.

Kết hợp cùng với chính quyền địa phương thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, có tinh thần phấn đấu, nỗ lực cố gắng như: tìm kiếm thêm việc làm phù hợp với khả năng của bản thân ngoài các chính sách hỗ trợ việc làm của địa phương và nhà nước; có tinh thần cố gắng sống vươn lên vượt qua khó khăn nghèo đói của bản thân và gia đình giúp cho chất lượng cuộc

cải thiện cuộc sống của chính bản thân họ, không có tinh thần vượt khó thì nghèo vẫn mãi hoàn nghèo, cho dù các chính sách của nhà nước của địa phương, của tổ chức có tốt cũng không thể giúp ích cho họ.

Mỗi thành viên của tổ cam kết trách nhiệm cùng cộng đồng, nếu trong Tổ có thành viên gặp khó khăn, rủi ro trong quá trình sử dụng vốn vay khi đến hạn không trả được nợ, các thành viên khác có trách nhiệm giúp đỡ để trả nợ gốc và lãi tiền vay kịp thời như đã cam kết với Ngân hàng, các TCTCVM.

Các thành viên cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; cùng nhau cam kết thực hiện đúng và chấp hành các quy định cho vay của các TCTCVM.

Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt định kỳ hoặc đột xuất, các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người ngheo- Hướng đi (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)