ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà giang (Trang 51 - 54)

1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HÀ GIANG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HÀ GIANG

1.1. Mục tiêu hoạt động

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày một phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của chi nhánh và tình hình kinh tế – xã hội địa phương. Năm 2006, chi nhánh định hướng hoạt động kinh doanh trên một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

Về huy động vốn: nguồn vốn huy động tăng trưởng 22%. Trong đó huy động từ tiền gửi dân cư chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tín dụng trên địa bàn và giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn điều hoà của NHNo&PTNT Việt Nam.

Dư nợ tăng trưởng 17%, thực hiện tốt công tác tín dụng, phân tích tình hình tài chính của khách hàng trước khi cho vay để hạn chế tối đa rủi ro, đưa tỷ lệ nợ quá hạn nội bảng xuông dưới 3% tổng dư nợ nội bảng.

Thu dịch vụ đạt trên 5% tổng thu. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn đạt 64%

Phấn đấu 100% NHNo các cấp kinh doanh có lãi, đảm bảo đạt hệ số lương tối đa theo quy định, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên cho toàn chi nhánh.

1.2. Định hướng nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Giang nhánh NHNo&PTNT Hà Giang

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của UBND tỉnh Hà Giang, vào định hướng và mục tiêu đề ra của hội đông quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Giang xây dựng phương hướng, biệp pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất năm 2006 như sau:

* Về công tác huy động vốn

Tích cực huy động vốn tại chỗ, có chính sách sản phẩm và lãi suất phù hợp với nhu cầu thị trường, khai thác tối đa nguồn vốn trong và ngoài địa phương, thực hiện chuyển dich cơ cấu nguồn vốn trong kinh doanh, chủ động đáp ứng nguồn vốn ngắn, trung hạn cho hộ sản xuất, từng bước thoát khỏi việc lệ thuộc vào nguồn vốn điều tiết của ngân hàng cấp trên.

Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng, mở rộng mạng lưới kinh doanh, duy trì tốt thời gian giao dịch và trang bị đầy đủ phương tiện làm việc tạo mọi điều kiện cho khách hàng đến giao dịch.

Thực hiện có hiệu quả chiến lược thu hút khách hàng đi đôi với việc thường xuyên nghiên cứu thị trường, yếu tố cạnh tranh nhằm thu hút và giữ khách hàng có số dư tiền gửi lớn và thường xuyên, vận động khách hàng mở tài khoản tiền gửi cá nhân và tiếp cận khách hàng có nguồn vốn lớn, thu hút nguồn vốn lãi suất rẻ, giảm chi phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng truyền thống, khách hàng có số dư tiền gửi, tiền vay lớn. Chi nhánh cũng xác đinh tiền gửi dân cư là nguồn ổn định nên phấn đấu đưa tỷ trọng tiền gửi dân cư lên 60% tổng nguồn huy động (hiện tại nguồn tiền này mới chỉ chiếm 45% tổng nguồn huy động).

Tiếp tục duy trì các biện pháp đã và đang thực hiện có hiệu quả về mở rộng dư nợ trong đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất năm 2006.

Bám sát các chương trình kinh tế của tỉnh phối kết hợp với các ngành có liên quan để nghiên cứu đầu tư theo dự án, chủ động tìm kiếm dự án và có biện pháp đầu tư phù hợp, tiếp tục củng cố phát triển thị phần khu vực nông nghiệp nông thôn.

Chú trọng đến việc tiếp cận và mở rộng đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh lớn ở địa bàn thị xã, thị trấn, đầu tư vào cho vay kinh tế nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu cây trông vật nuôi theo định hướng phát triển của các cấp chính quyền địa phương, phấn đấu tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 18%.

Tập trung xử lý nợ quá hạn, lãi tồn đọng, đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất có thể hoặc không có nợ quá hạn.

Thực hiện phân loại khách hàng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các khách hàng tốt (có uy tín, làm ăn hiệu quả, sòng phẳng trong thanh toán), đồng thời kiên quyết hạn chế hoặc ngừng cấp tín dụng đối với khách hàng làm ăn thua lỗ, không hiệu quả, không đủ điều kiện vay vốn.

Cán bộ tín dụng phải tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay, chấp hành tốt các quy định, thể lệ, chế độ của ngành, làm tốt công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để có những sửa chữa kịp thời khi có dấu hiệu xảy ra rủi ro.

Mở rộng mạng lưới kinh doanh đến tận thôn bản để đưa vốn đến tận tay người dân, tiếp tục mở rộng cho vay thông qua tổ, hội.

* Về công tác nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất Hộ sản xuất là khách hàng chủ yếu của NHNo&PTNT Hà Giang do vậy trước mắt cũng như lâu dài NHNo&PTNT Hà Giang luôn coi hộ sản xuất là đối tượng trọng tâm trong hoạt động cho vay và đề ra các chính sách nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất. Cụ thể là:

Tích cực chỉ đạo mở rộng cho vay với phương châm tín dụng là an toàn và hiệu quả nên các khoản tín dụng cấp cho khách hàng phải luôn đảm bảo an toàn

về vốn, có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đủ để bù đắp chi phí ngân hàng bỏ ra và có lãi.

Tổ chức phân tích nợ quá hạn, nợ đến hạn hàng tháng, xác định rõ thực trạng dư nợ đang quản lý và khả năng thu hồi nợ của từng khách hàng trên địa bàn, đồng thời thực hiện trích lập và xử lý rủi ro kịp thời theo đúng quy định.

Các ngân hàng cơ sở lập bản chỉ đạo thu hồi nợ, tập trung cán bộ có năng lực cho những địa bàn hoạt động tín dụng chậm phát triển, địa bàn khó khăn, áp dụng mọi biện pháp để giải quyết triệt để những tồn tại trong hoạt động tín dụng tạo đà cho sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà giang (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w