Quy định tạm thời cho vay tài trợ nhập khẩu áp dụng trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra ngày 06/04/

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tai trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- NHĐT&PT Việt nam (Trang 59 - 61)

II. CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

1. Quy định tạm thời cho vay tài trợ nhập khẩu áp dụng trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra ngày 06/04/

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra ngày 06/04/1998

Điều 1: Mục đích cho vay.

Ngân hàng cho bên vay vay vốn ngắn, trung, dài hạn để nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ đầu tư cho các dự án xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục phù hợp với chính sách nhập khẩu của Nhà nước.

Điều 2: Nguồn vốn cho vay.

- Từ các nguồn vốn vay ngoại tệ của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Hạn mức tái tài trợ dưới 01 năm.

-Khai thác nguồn vốn từ các Hiệp định khung với nước ngoài. Điều 3: Điều kiện vay vốn

Bên vay phải có đầy đủ các điều kiện tín dụng như quy định trong các thể lệ tín dụng hiện hành. Ngoài ra có thêm hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng uỷ thác nhập khẩu.

Điều 4: Đối tượng khách hàng được vay vốn; -Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

-Doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều 5: Mức cho vay.

Doanh nghiệp phải có vốn tự có tham gia. Tuỳ từng trường hợp cụ thể thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có thể xem xét cho vay nhưng tối đa không vượt quá 100% trị giá hợp đồng nhập khẩu và các chi phí khác nếu xét thấy hợp lý.

Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời gian khấu hao của máy móc, thiết bị được hình thành từ vốn vay. Nhưng cho vay ngắn hạn tối đa không quá 12 tháng, cho vay trung hạn không quá 05 năm, những dự án lớn được Nhà nước chỉ định thì không quá 10 năm.

Thời hạn cho vay được tính từ ngày bên vay bắt đầu nhận tiền vay. Thời hạn vay được hai bên ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.

Định kỳ hạn thu nợ theo đặc điểm chu chuyển vốn của doanh nghiệp. Đối với cho vay ngắn hạn thu nợ theo tiến độ bán hàng.

Đối với cho vay trung, dài hạn, kỳ hạn thu nợ từ 03 đến 06 tháng. Điều 7: Lãi suất cho vay.

- Không vượt quá mức lãi suất trần của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. Nếu vay từ nguồn vốn huy động của nước ngoài sẽ bằng lãi suất vay nước ngoài = Phí ngân hàng Đầu tư Phát triển 1%/ năm. Trường hợp vay vốn xuất nhập khẩu thông qua hiệp định khung thì thực hiện theo lãi suất đã được thoả thuận với bên nước ngoài.

- Lãi suất áp dụng được bên cho vay và bên đi vay thoả thuận, có thể áơ dụng lãi suất thả nổi hoặc lãi suất cố định.

Điều 8: Đồng tiền nhận nợ vay, trả nợ, trả lãi vay.

- Ngân hàng cho bên vay vay vốn bằng ngoại tệ, bên đi vay phải hoàn trả nợ gốc, lãi vay và các phí nếu có cũng bằng ngoại tệ.

- Doanh nghiệp nhận nợ, trả nợ, trả lãi và các loại phí bằng ngoại tệ. Trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ ngoại tệ thì được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam bán ngoại tệ theo quy định. Tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ là tỷ giá kinh doanh tại thời điểm giao dịch mua bán ngoại tệ.

Điều 9: Hình thức thanh toán.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển phát tiền vay bằng cách chuyển thẳng cho người thụ hưởng ở nước ngoài, theo hai hình thức:

Thanh toán chuyển trả tiền trực tiếp. Thanh toán bằng L/C.

Điều 10: Giải ngân.

Ngân hàng phát tiền vay trên cơ sở tiến độ giao hàng của nhà xuất khẩu theo đúng hợp đồng ngoại thương và L/C đã được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển mở. Tiền vay được chuyển trả thẳng cho người thụ hưởng đã đượ quy định trong L/C để mua vật tư, máy móc thiết bị.

Sau mỗi lần phát tiền vay cho người thụ hưởng, ngân hàng tiến hành thông báo cho doanh nghiệp vay vốn đến nhận nợ số tiền đó từ thờ điêm ngân hàng đã phát vay.

Trường hợp cụ thể Ngân hàng có thể chấp nhận giải ngân trả cho doanh nghiệp vay vốn trong trường hợp L/C đã mở nhưng chưa thanh toán. Những trường hợp đặc biệt này do ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương quyết định.

Ngân hàng từ chối thanh toán trong trường hợp nhà xuất khẩu và doanh nghiệp vay vốn tự ý sửa đổi hay đề nghị sửa đổi các điều khoản, điều kiện đã quy định trong hợp đồng ngoại thương và trong L/C đã mở mà không được Ngân hàng Đầu tư chấp nhận.

Khoản vốn vay chỉ được huỷ bỏ một phần hay toàn bộ theo đề nghị của doanh nghiệp vay vốn nếu như có sự chấp thuận bằng văn bản của nước ngoài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tai trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- NHĐT&PT Việt nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w