Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình (Trang 81)

và nhỏ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình

3.3.1 Với các cơ quan quản lý Nhà nước

Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay của NHTM đối với các DNVVN không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng các khoản vay và thu lợi nhuận mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và cả toàn bộ nền kinh tế. Do đó, các cơ quan Nhà nước cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, trong đó đạt hiệu quả cao khi cho vay các DNVVN .

Trước hết, Chính phủ cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DNVVN phát triển. Hiện tại địa vị pháp lý của các DNVVN chưa được xác định rõ ràng, hoạt động vủa DNVVN chưa được điều chỉnh và hướng dẫn ngoại trừ Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về hỗ trợ phát triển các DNVVN. Các DNVVN phải hoạt động theo nhiều luật khác nhau gây ra nhiều khó khăn cho cả phía doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, Chính phủ cần phải có văn bản chung quy định cụ thể về loại hình doanh nghiệp này .

Bộ máy quản lý Nhà nước cồng kềnh gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp lớn cũng như DNVVN. Chính phủ cần đơn giản hoá bộ máy quản lý Nhà nước. Để tăng cường công tác quản lý DNVVN trong đăng ký kinh doanh cũng như giám sát hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, Chính phủ nên sớm hình thành một cơ quan riêng phụ trách việc tổ chức đăng ký kinh doanh và giám sát quản lý các DNVVN. Bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác kế toán tại các DNVVN buộc các DNVVN chấp hành đúng luật thống kê, kế toán và kiểm toán.

Chính sách thuế hiện nay đang áp dụng với DNVVN còn nhiều bất cập bởi còn tồn tại nhiều mức thuế khác nhau với cách quản lý phức tạp, không chặt chẽ đã gây ra phiền hà cho các doanh nghiệp đồng thời dẫn đến hiện tượng trốn thuế. Do đó, Chính phủ cần điều chỉnh luật thuế sao cho phù hợp với các DNVVN.

Thị trường bất động sản và chính sách đất đai phải xây dựng được hệ thống đăng ký, khắc phục sự bất bình đẳng trong việc giao, cấp đất cho sản xuất kinh doanh; hình thành loại hình dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đảm bảo cho việc kinh doanh quyền sử dụng đất được thuận lợi. Mở rộng quyền của doanh nghiệp trong việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp trong đó Chính phủ cần

nhanh chóng cấp sổ đỏ cho các DNVVN, hợp pháp hoá quyền sở hữu cho DNVVN. Bên cạnh đó, cần đơn giản các thủ tục giao dịch đảm bảo để tránh gây lãng phí thời gian.

Chính phủ cần tăng cường cung cấp thông tin và dịch vụ tài chính cho các DNVVN; mở rộng các danh mục dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ và phương thức cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính, dịch vụ xem xét báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp chưa có bộ máy kiểm toán nội bộ và khả năng tài chính hạn chế không thể thuê kiểm toán báo cáo tài chính.

Nhà nước nên tạo điều kiện khuyến khích phát triển các hợp đồng thuê, thuê mua hoặc bán trả góp tạo thuận lợi cho các DNVVN có được máy móc thiết bị mới. Nhiều DNVVN khó có khả năng mua được những máy móc thiết bị mới, hiện đại với chi phí cao trong khi nguồn vốn từ NHTM khó tiếp cận vì thế hình thức thuê mua là một giải pháp quan trọng. Các DNVVN không cần bỏ ra một lúc số vốn lớn mà vẫn sử dụng được những máy móc thiết bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, nhờ đó mà nền kinh tế của đất nước cũng được thúc đẩy phát triển, hoạt động ngân hàng từ đó cũng được nâng cao.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần có các chính sách phát triển hoạt động của các NHTM trong nghiệp vụ cho vay. NHNN cần bổ sung các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ tín dụng. Cần mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng (CIC), vì hệ thống thông tin tín dụng có vai trò hết sức quan trọng trong phòng ngừa rủi ro tín dụng cho các NHTM.

3.3.2 Với NHNo&PTNT Quảng Bình

Để mở rộng hoạt động cho vay các DNVVN nhưng vẫn đảm hiệu quả hoạt động thì trong thời gian tới NHNo Quảng Bình cần:

- Xây dựng một chiến lược kinh doanh có định huớng phù hợp với các DNVVN, xây dựng cơ cấu cho vay DNVVN phù hợp với cơ cấu chung của ngân hàng, đa dạng hoá đối tượng vay, mở rộng hơn nữa thị phần cho vay DNVVN. Vì đây là khách hàng đầy tiềm năng, có số lượng ngày càng gia tăng, ngành nghề kinh doanh đa dạng, phong phú… Ngân hàng cần khai thác triệt để bộ phận khách hàng này nhằm đưa nguồn vốn ngân hàng đầu tư một cách có hiệu quả cho nền kinh tế đồng thời nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng từ hoạt động tín dụng.

- Tăng cường công tác phân tích, thẩm định chính xác hồ sơ vay vốn, thường xuyên kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng để có những biện pháp kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất cho ngân hàng.

- Ngân hàng cần xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, tư vấn giúp doanh nghiệp xây dựng các dự án phát triển kinh doanh có tính khả thi cao để đầu tư vốn cho doanh nghiệp, kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án, thu hồi vốn và lãi đúng hạn.

Để mở rộng hoạt động cho vay các DNVVN cũng như việc nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả cho vay các DNVVN nói riêng không chỉ cần sự nỗ lực của riêng bản thân NHNo Quảng Bình mà còn cần phải được sự quan tâm đúng mức của Hệ thống NHNo Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cần triển khai kịp thời và hướng dẫn các văn bản, quyết định của NHNN và các văn bản khác đồng thời đưa ra những văn bản hoạt động nội bộ chỉ đạo sát sao hoạt động của các chi nhánh. Nâng cao công tác khai thác thông tin hiệu quả đặc biệt là các thông tin trong nội bộ hệ thống NHNo. Bên cạnh đó cần đưa ra các mức biểu phí, lãi suất phù hợp với từng địa bàn hoạt động của từng chi nhánh. Xem xét, đưa ra kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, nâng cao được cả số lượng và chất lượng cán bộ

nhân viên. Mặt khác, NHNo cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm giảm nợ quá hạn và nợ khó đòi. Công tác kiểm tra, kiểm soát không chỉ bao gồm việc kiểm tra giám sát khách hàng mà quan trọng hơn là phải kiểm tra, giám sát công việc hàng ngày của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, ban lãnh đạo chi nhánh cũng như toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh.

3.3.3 Với các DNVVN

Để thực hiện tốt hoạt động mở rộng cho vay các DNVVN thì ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, ngành ngân hàng cũng như của chi nhánh NHNo Quảng Bình rất cần đến sự hợp tác và cố gắng từ chính bản thân của các DNVVN. Muốn vậy, các DNVVN cần:

- Thường xuyên tiếp nhận các thông tin từ thị trường cũng như từ các ngân hàng, làm được điều này các DNVVN có thể có được cơ hội vay vốn ngân hàng cũng như phản hồi được những khó khăn vướng mắc để các cơ quan quản lý Nhà nước có những giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, do nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết đáp ứng yêu cầu ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian vay vốn, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo lợi thế về thời gian cho doanh nghiệp chớp lấy thời cơ kinh doanh.

- Đào tạo nguồn nhân lực: đây là một yêu cầu thời sự trong quá trình hội nhập quốc tế. Các DNVVN thường xem nhẹ yếu tố con người trong kinh doanh. Hơn thế nữa, người lao động trong các DNVVN thường không được đào tạo bài bản theo những kiến thức và kỹ năng mà thị trường yêu cầu. Bên cạnh Chính phủ có các chương trình đào tạo, cập nhật thông tin cho các DNVVN thì bản thân các DNVVN phải chủ động đào tạo đội ngũ nhân viên, coi đầu tư vào nguồn nhân lực là một khoản đầu tư chiến lược không thể thiếu trong quá trình kinh doanh. Trong đào tạo nguồn nhân lực thì các chủ DNVVN phải là người đi đầu để nâng cao năng lực quản lý và điều hành đặc biệt khả năng lập kế hoạch kinh doanh theo chuẩn mực cần được hoàn thiện.

Đây chính là một trong những giải pháp để DNVVN có thể tiếp cận được vốn của ngân hàng bởi từ đây các chủ DNVVN có thể lập được những báo cáo nghiên cứu khả thi hoàn chỉnh để thuyết phục được ngân hàng cho vay vốn.

- Hệ thống sổ sách cần rõ ràng, minh bạch và đầy đủ thông tin. Các báo cáo tài chính là những tài liệu quan trọng để ngân hàng thẩm định về năng lực tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay DNVVN không chú trọng đến việc lập báo cáo tài chính theo đúng quy định, chuẩn mực. Các báo cáo gửi lên ngân hàng đôi khi còn sơ sài, không đủ thông tin cần thiết. Thậm chí có những trường hợp số liệu đã không đúng thực tế gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp, do đó nhiều khi chỉ vì các báo cáo tài chính mà DNVVN không thể vay vốn được của ngân hàng trong khi đó đáng lẽ ra doanh nghiệp được vay. Vì vậy, các DNVVN cần tuân thủ các quy định, chế độ tài chính kế toán, kiểm toán của Nhà nước. Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm kế toán nên các DNVVN cần áp dụng, với chi phí thấp mà ngân hàng cũng dễ theo dõi.

- Ngoài ra, các DNVVN cũng cần chú trọng đến việc hoàn thành thủ tục pháp lý cần thiết cho các bất động sản, đảm bảo cho tính pháp lý các tài sản thế chấp khi các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng.

Làm được những việc này, các DNVVN sẽ tạo được uy tín cho các tổ chức kinh tế trong đó có hệ thống ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng cũng như nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

KẾT LUẬN

Trong nền cơ chế thị trường với nhiều yếu tố kinh tế xã hội biến động phức tạp nên không tránh khỏi những hạn chế trong kinh doanh, khó khăn lớn nhất mà các DNVVN hiện nay đang gặp phải là tình trạng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lại không đủ điều kiện để tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Từ thực trạng hiện nay cho thấy, bộ phận DNVVN đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, góp phần to lớn vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động… Nhận thấy tiềm năng to lớn đó, hiện nay rất nhiều Ngân hàng, đặc biệt là các NHTM CP đang ra sức tăng cường khai thác bộ phận khách hàng này, họ thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để thu hút ngày càng nhiều các DNVVN tham gia sử dụng vốn của ngân hàng. NHNo&PTNT Quảng Bình cũng vậy, đã có những nỗ lực trong việc đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các DNVVN trên địa bàn, thể hiện qua sự tăng trưởng kinh tế cho vay và dư nợ của các khoản vay. Tuy nhiên, những tồn tại và nguyên nhân đang gặp phải lại là nhân tố cản trở việc mở rộng quan hệ tín dụng của Ngân hàng với các DNVVN.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt

động cho vay đối với các DNVVN tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình", nhận

thấy việc mở rộng cho vay DNVVN là hướng đi đúng, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của tỉnh Quảng Bình. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với các ban ngành liên quan từ đó khẳng định việc mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNVVN là một chiến lược quan trọng, là việc làm hết sức cấp thiết. Điều đó không những giúp cho các ngân hàng mở rộng quy mô kinh doanh mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế cũng như đối với các DNVVN .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Hương - Giải pháp phát triển các DNVVN ở Việt Nam.

2. PGS.TS Phan Thị Thu Hà - Giáo trình NHTM. NXB ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2007.

3. Các báo cáo tổng kết hàng năm của NHNo&PTNT Quảng Bình. 4. Sổ tay tín dụng - NHNo&PTNT Quảng Bình.

5. Các công văn, quy định và một số tài liệu khác của NHNo&PTNT Quảng Bình.

6. Nghị định 90/2001/NĐ-CP của chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN . 7. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN. 8. Tạp chí ngân hàng, Thị trường tài chính - tiền tệ, Tài chính doanh nghiệp

các số năm 2007.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNo : Ngân hàng nông nghiệp

DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DN : Doanh nghiệp

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU...1

Chương 1...3

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ...3

THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN...3

1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế quốc dân...3

1.1.1 Khái ni mệ ...3

1.1.2 Đặ đ ểc i m...4

1.1.3 Vai trò c a DNVVN trong n n kinh t qu c dânủ ề ế ố ...8

1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại...12

1.2.1 Khái ni m ho t ệ ạ động cho vay...12

1.2.2 Vai trò c a NHTM trong ho t ủ ạ động cho vay...12

1.2.3 Các phương th c cho vay c a NHTM ứ ủ đố ới v i các DNVVN ....13

1.3 Mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ...14

1.3.1 Khái ni m m r ng cho vay DNVVNệ ở ộ ...14

1.3.2 Tác d ng c a m r ng ho t ụ ủ ở ộ ạ động cho vay c a NHTM ủ đố ới v i DNVVN...15

1.3.3 N i dung m r ng cho vay ộ ở ộ đố ới v i các DNVVN ...20

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ...23

1.4.1 Các nhân t khách quanố ...23

1.4.2 Các nhân t ch quanố ủ ...26

Chương 2...31

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH...31

2.1.1 L ch s hình th nh v phát tri n NHNo&PTNT t nh Qu ng ị ử à à ể ỉ ả

Bình...31

2.1.2 Ch c n ng, nhi m v v c c u t ch c c a NHNo&PTNT ứ ă ệ ụ à ơ ấ ổ ứ ủ Qu ng Bìnhả ...32

2.1.3 Các ho t ạ động ch y u c a NHNo&PTNT t nh Qu ng Bìnhủ ế ủ ỉ ả . 35 2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình ...42

2.2.1 Quy trình cho vay đố ới v i DNVVN t i NHNo&PTNT Qu ng ạ ả Bình ...42

2.2.2 Phân tích tình hình ho t ạ động cho vay DNVVN t i ạ NHNo&PTNT t nh Qu ng Bình ỉ ả ...43

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình (Trang 81)