Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở kho bạc Nhà nước Hà Tây (Trang 49 - 54)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ

3. Những thành quả và hạn chế trong công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở kho bạc Nhà nước Hà Tây

3.2. Những mặt hạn chế

Công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây trong thời gian qua còn những mặt hạn chế sau:

Cơ chế phát hành, cơ chế thanh toán trái phiếu Chính phủ còn nhiều vướng mắc. Do đây là một hệ thống mới trong quá trình thực hiện nên phải thường xuyên bổ sung sửa đổi về cơ chế, dẫn đến quá trình thực hiện thường chậm trễ, nhiều khi còn lúng túng, vì vậy chưa lấy được lòng tin của người dân trong tỉnh; và do cơ chế luôn có sự thay đổi nên người mua khó hiểu và chưa an tâm mua trái phiếu Chính phủ.

Về lãi suất:

+ Lãi suất trái phiếu Chính phủ chưa thực sự hợp lý, có lúc cao hơn tín phiếu, kỳ phiếu của ngân hàng, nhưng có lúc lại thấp hơn lãi suất của Ngân hàng – do vậy, gây ra sự chuyển vốn bất lợi giữa Ngân hàng tỉnh và KBNN tỉnh.

Nhiều khi người dân đã mua trái phiếu KBNN nhưng do lãi suất Ngân hàng hấp dẫn hơn nên rút gốc ra không lấy lãi để gửi vào Ngân hàng, hoặc cùng kỳ hạn và lãi suất nhưng Ngân hàng trả lãi trước nên hấp dẫn người mua hơn. Thực tế tháng 12/1996, văn phòng KBNN tỉnh đã phải thanh toán trước hạn 4.014 tỉ đồng

+ Cách xác định lãi suất còn mang tính áp đặt, do vậy chưa thực sự thu hút được người mua, đặc biệt trong điều kiện lạm phát còn ở mức hai con số thì người mua sẽ không tin tưởng vào việc mua trái phiếu Chính phủ vì phải chịu lãi suất âm (-)

+ Cơ chế lãi suất thiếu sự đồng bộ, tỉ lệ lãi suất chưa hợp lý đối với từng công cụ huy động, gây ra sự chồng chéo, cạnh tranh giữa các hình thức phát hành.

+ KBNN Hà Tây cũng như hầu hết các địa phương khác, khả năng phát hành trái phiếu kho bạc còn gặp khó khăn - đây chính là sự cạnh tranh giữa phát hành trái phiếu Chính phủ và kỳ phiếu của các NHTM mà điều chủ yếu là lãi suất.

Về hình thức trái phiếu Chính phủ:

Tuy đã được cải tiến, thay đổi nhiều song chủ yếu vẫn là trái phiếu có ghi tên người mua, được thanh toán tại KBNN phát hành, vì vậy, việc mua bán và chuyển nhượng là rất khó khăn, phức tạp. Khối lượng vốn huy động được chủ yếu tập trung dưới hình thức tín phiếu ngắn hạn, trongkhi đó hình thức phát hành của các NHTM lại đa dạng và có “tính lỏng” cao hơn.

Về tổ chức phát hành:

KBNN Hà Tây đã tổ chức phát hành nhiều loại tín phiếu, trái phiếu với nhiều đợt khác nhau, nhưng vì đang ở trong giai đoạn non trẻ nên cách phát hành còn dè dặt, nhiều khi trái phiếu Chính phủ vừa làm quen với người mua thì đã bị dừng phát hành.

Việc tổ chức phát hành còn bị động, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của NSNN dẫn đến nhiều khi phải huy động trong thời điểm lượng tiền mặt nhàn rỗi trong dân cư thấp (ví dụ: dịp cuối năm âm lịch). Do vậy, phải có nhiều biện pháp

kích thích như: trả lãi trước, làm cho lãi suất tăng (nhưng lại là gánh nặng cho NSNN).

Chưa có sự quan tâm đúng mức và nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của từng công cụ cho đầu tư phát triển kinh tế, chưa có chiến lược huy động vốn lâu dài trên địa bàn tỉnh.

Về kỳ hạn trái phiếu:

+ Việc phát hành tín phiếu là hợp lý, phù hợp với dân cư trên địa bàn tỉnh nhưng lại gây khó khăn đối với việc huy động vốn cho các công trình lớn.

+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo thống nhất giữa hai ngành Tài chính và Ngân hàng trong việc phát hành mặt bằng lãi suất, do đó đã có một bộ phận tiền mặt di chuyển giữa Ngân hàng và Kho bạc do chênh lệch lãi suất gây nên.

+ Việc huy động vốn ở KBNN các huyện chưa đạt hiệu cao, mà chỉ tập trung chủ yếu ở kho bạc tỉnh.

+ Mạng lưới huy động vốn trong tỉnh chưa được mở rộng, sự phối kết hợp giữa Tài chính – Kho bạc – Thuế trong công tác huy động vốn còn thiếu chặt chẽ, chưa tích cực; công tác thông tin tuyên truyền, vận động dân chúng mua trái phiếu còn bị hạn chế.

Do vậy, nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư trên điạ bàn tỉnh chưa được tổ chức huy động một cách thường xuyên, triệt để.

Tóm lại: Trong thời gian qua, công tác huy động vốn thông qua trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây đã đạt được một số kết quả nhất định. Lượng vốn huy động được qua các năm đều tăng, điều này chứng tỏ sự cố gắng của KBNN Hà Tây trong công tác huy động vốn. Bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế, do vậy cần phải có những giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế huy động vốn thông qua trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn tỉnh cho NSNN và cho đầu tư phát triển kinh tế.

Biểu tổng hợp I Tiêu thức Phát hành Thanh toán Công trái Trái phiếu Tổng số Công trái Trái phiếu Tổng số 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Nguồn số liệu; Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Tây các năm 1996-2002

Biểu tổng hợp II

Tiêu thức Tổng phát hành Tổng thanh toán

Kho bạc tỉnh Các huyện Kho bạc tỉnh Các huyện

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở kho bạc Nhà nước Hà Tây (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w