Nhân vật trữ tình

Một phần của tài liệu Luận văn: HÁT QUAN LANG CỦA NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN CAO BẰNG TIẾP CẬN DƢỚI GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN potx (Trang 80 - 81)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

3.1. Nhân vật trữ tình

Cũng nhƣ các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Tày ở Thạch An – Cao Bằng rất coi trọng việc hôn lễvì nó thể hiện ý thức trách nhiệm với tổ tiên giống nòi, là hình thức củng cố và phát triển xã hội. Có thể nói, từ trƣớc tới nay đám cƣới ngƣời Tày nơi đây không chỉ là công việc của mỗi nhà mà còn là công việc của cả làng bản. Vì thế, mỗi khi có đám cƣới, cả bản lại rộ lên nhƣ hội. Điều độc đáo trong đám cƣới là đón dâu bằng thơ - hát. Đón dâu bằng thơ là một phong tục thể hiện nét đẹp độc đáo mang đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đám cƣới, các thủ tục nghi lễ đều có những bài ca.

Ngƣời tham gia diễn xƣớng đám cƣới cũng là đối tƣợng vừa xác định vừa không xác định, vừa là con ngƣời cụ thể vừa là con ngƣời bất kỳ xác định. Cụ thể vì đó là ông Quan lang, bà Pả mẻ trong một đám cƣới. Không xác định, bất kỳ vì mỗi đám cƣới có các ông Quan lang, bà Pả mẻ (Pả Slống, Pả rẳp) khác nhau. Đó có thể là ông A hoặc ông B, ông C... bà A hoặc bà B, bà C... tuy nhiên họ đều dùng những khúc hát giống nhau họ là những ngƣời đƣợc gia chủ (nhà trai, nhà gái) tin tƣởng chọn làm đại diện cho mình.

Tuy vậy, những lời hát của họ là những tiếng thơ dân gian mang tính cộng đồng chứ không phải tiếng thơ bác học mang tính cá thể. Nhƣng “Quan lang” giữ một vai trò rất quan trọng, đó là ngƣời đại diện cao nhất của họ nhà trai, có thẩm quyền giải quyết tất cả mọi việc liên quan đến vấn đề nghi lễ với họ nhà gái. Cho nên, một ngƣời muốn đƣợc mời làm “Quan lang” phải có một số tiêu chuẩn chính sau đây: biết “thơ lẩu” và thuộc lòng nhiều bài “thơ lẩu” khác nhau, để có thể hát những bài mà bên kia không “đối” lại đƣợc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77

đồng thời để có thể “đối” lại tất cả những bài của bên kia xƣớng ra. Quan lang nhất thiết đã có vợ, đông con có “đủ nếp đủ tẻ”, gia đình hoà thuận êm ấm, quan hệ xã hội tốt có phẩm chất đạo đức, am hiểu phong tục dân tộc, ăn nói lịch thiệp và đặc biệt là phải có tài ứng đối linh hoạt, trong mọi tình huống đều có thể “xuất khẩu thành thơ”. Đoàn nhà trai, ngoài “Quan lang” còn có các phù rể. Các bài hát đám cƣới không thể hát tuỳ tiện, phải theo một trình tự nhất định. Ngay việc tổ chức hát cũng chặt chẽ và có những “tiêu chuẩn” nhất định. Lực lƣợng hát bên nhà trai là: “Quan lang” và các phù rể. Lực lƣợng hát bên nhà gái thƣờng đông hơn vì giữ vai trò làm “chủ” và giữ thế chủ động, gồm có “Pả mẻ”, các phù dâu và các bạn gái của cô dâu. Nhƣ vậy là chú rể và cô dâu không tham gia cuộc hát. Điểm qua lực lƣợng và thành phần hát của hai bên, chúng ta thấy hát đám cƣới Tày thực chất là một cuộc hát đối đáp giữa nam và nữ, giống nhƣ các cuộc hát lƣợn của ngƣời Tày, hát Sli của ngƣời Nùng, hát trống quân của ngƣời Việt.

Tính chất hấp dẫn của các bài hát đám cƣới cũng chính là ở chỗ: đó là một cuộc hát đối đáp giữa nam và nữ, một cuộc, một cuộc thi thơ. Cuộc đối đáp càng sôi nổi càng làm cho không khí đám cƣới thêm tƣng bừng náo nhiệt và giúp cho hai bên hiểu rõ và cảm thông cho nhau, càng thắt chặt thêm mối tình cảm đã có giữa hai họ nhà trai và họ nhà gái. Chính vì thế, ta thấy thơ Quan lang có kết cấu đối đáp giống nhƣ ca dao ngƣời Việt.

Một phần của tài liệu Luận văn: HÁT QUAN LANG CỦA NGƢỜI TÀY Ở THẠCH AN CAO BẰNG TIẾP CẬN DƢỚI GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN potx (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)