Đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở NHNo & PTNTHà Tây

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Hà Tây (Trang 36 - 39)

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

3. Đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở NHNo & PTNTHà Tây

Tây

Ngoài hai chỉ tiêu: * Chỉ tiêu 1:

=

*Chỉ tiêu 2:

Tỉ lệ dư nợ trung - dài hạn hộ SX =

Đã được tính toán ở phần trên, ta phân tích thêm một số chỉ tiêu: * Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất:

Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất =

Bảng 5: Bảng tính vòng quay vốn của NHNo & PTNTHà tây Đơn vị tính: triệu đồng Khoản mục 2000 2001 2002 - Doanh số thu nợ hộ SX 567.182 823.947 1.258.769 + Ngắn hạn 326.912 523.821 742.526 - Dư nợ hộ sản xuất 746.435 1.123.854 1.629.554 + Ngắn hạn 313.958 428.713 609.769 - Vòng quay vốn (cầu) 0,75 0,73 0,77 + Ngắn hạn 1,04 1,22 1,2

Vòng quay vốn là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vòng quay vốn càng nhanh giúp ngân hàng tái sử dụng vốn càng nhanh, lúc này họ sẽ có thêm cơ hội đầu tư vào các dự án khác tốt hơn.

lớn( Dư nợ cho vay ngành nông nghiệp năm 2002 chiếm 75% tổng dư nợ ), điều này đã được chứng minh ở bảng 2 phía trên.

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài, thường các món vay ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm do đó vốn tín dụng có tốc độ quay vòng thấp. Từ bảng trên ta thấy vòng quay vốn của NHNo Hà Tây trong 3 năm qua đều nhỏ hơn 1, duy chỉ có vốn ngắn hạn qua các năm là lớn hơn một lần. Chứng tỏ vốn ngân hàng mức chỉ đạt yêu cầu đối với cho vay ngắn hạn hộ sản xuất. Nhưng vòng quay vốn của NHNo Hà Tây không hoàn toàn tăng lên theo từng năm, vì trong giai đoạn 2000-2001 vòng quay vốn bị giảm điều đó chứng tỏ hoạt động ngân hàng trong thời gian này còn kém hiệu quả. Sự kém hiệu quả này cũng do nguyên nhân khách quan dẫn tới sự thua lỗ của hộ sản xuất, mặt khác do việc xử lý thu hồi quá hạn, phát mại tài sản thế chấp còn gặp nhiều khó khăn. Song bù lại ngân hàng đã có những giải pháp kịp thời, hiệu quả góp phần khắc phục những tồn tại yếu kém trên, điều này thể hiện ở việc tăng lên của vòng quay vốn trong năm 2002.

* Phân tích nợ quá hạn:

Hệ số nợ quá hạn là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Là sự biểu hiện triệu chứng khách hàng không trả nợ ngân hàng đúng hạn chỉ tiêu này được xác định như sau:

Hệ số nợ quá hạn = x 100

Hệ số nợ quá hạn càng cao, khả năng không thu hồi được vốn của ngân hàng càng lớn. ở phần trên ta đã xem xét nợ quá hạn theo các ngành nghề, tuy nhiên để có cái nhìn chung về tình hình nợ quá hạn ta xem xét tình hình nợ quá hạn chung: Bảng 6 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 - Nợ quá hạn hộ sản xuất 9.486 13.246 12.890 - Tổng dư nợ hộ sản xuất 746.435 1.123.854 1.629.554 - Hệ số nợ quá hạn (%) 1,271% 1,178% 0,8%

Nhìn vào bảng ta có thể nhận thấy rằng nợ quá hạn của hộ sản xuất tương đối thấp, chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng dư nợ hộ sản xuất, nhất là năm 2002 tỉ lệ nợ quá hạn nợ quá hạn hộ sản xuất từ 1,178% (2001) đã giảm xuống còn 0,8% trên tổng dư nợ.Kết quả này cho thấy công tác quản lý của Ngân hàng đối với những món nợ quá hạn hết sức chặt chẽ và mang lại hiệu quả cao, đạt được chỉ tiêu đặt ra cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Nguyên nhân nợ quá hạn chủ yếu do thiên tai dịch bệnh, biến động giá cả thị trường….khách quan là chủ yếu, một số món do chây ỳ đã phối hợp với chính quyền địa phương đoàn thể, tổ chức xã hội động viên giáo dục cam kết thu hồi;trường hợp đặc biệt đã khởi kịên ra toà án để thu hồi nợ..Có thể phân loại các nguyên nhân đó thành một số nguyên nhân chính như sau:

+ Thứ nhất: nguyên nhân bất khả kháng có những dự án khi mới thành lập mang tính chất khả thi cao, song đến khi đưa vào áp dụng lại gặp phải một số tác động không lường trước được như thời tiết thay đổi, mưa lũ, hạn hán làm ảnh hưởng đến mùa vụ, dịch bênh phát sinh nhiều thiệt hại đến sự phát triển của đàn gia súc gia cầm, thậm chí chết hàng loạt, giá cả nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm hàng hoá đầu ra trên thị trường biến động bất lợi làm cho hộ sản xuất "thu không đủ chi" thậm chí không thu hồi được đồng vốn bỏ ra đầu tư vào dự án, do đó không có nguồn để trả nợ vốn vay ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn gia tăng.

+ Thứ hai: là do nguyên nhân chủ quan từ phía hộ sản xuất. Có nhiều trường hợp nợ quá hạn phát sinh do hộ sản xuất sử dụng vốn sai mục đích xin vay hoặc khi hoàn thành dự án chưa đến hạn trả nợ ngân hàng đem cho vay nóng kiếm lời nhưng không đòi được nợ dẫn đến không trả được nợ ngân hàng.

+ Thứ ba: Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Công tác quản lý chỉ đạo tín dụng chưa nghiêm dẫn đến việc một số ít cán bộ tín dụng làm trái qui trình nghiệp vụ, vi phạm thể lệ chế độ của ngành qui định công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được coi trọng, kiểm tra không sâu sát, kém hiệu quả. Việc xử lý những sai phạm chưa kiên quyết kip thời. chưa có sự phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa ngân hàng với chính quyền địa phương và

các tổ chức, ban ngành hữu quan.

* Ngoài những nguyên nhân trên, để đánh giá chất lượng tín dụng ta xem xét hiệu quả của nó còn liên quan đến vấn đề kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, có

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Hà Tây (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w