Hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 53 - 58)

X 100% Luỹ kế số hộ thoát nghèo lớn, cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu

b. Bộ phận điều hành tác nghiệp

2.2.2.2. Hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ An

NHCSXH tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã triển khai và hoàn thành tốt các hoạt động đó là: Hoạt động tín dụng, kế toán ngân quỹ, kiểm tra kiểm toán nội bộ, hành chính tổ chức, tin học… Trong luận văn này chúng tôi xin đi sâu phân tích về hoạt động tín dụng.

Sau 5 năm tổ chức thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ- CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng, hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được TW giao.

- Nguồn vốn: Đến ngày 31/12/2007 tổng nguồn vốn đạt 1.350 tỷ đồng, tăng 932 tỷ đồng, gấp 3,79 so với năm 2003. Tốc độ tăng bình quân hàng năm

đạt 39%; trong đó, nguồn vốn TW chiếm 97,1%; nguồn vốn ngân sách địa phương chiếm 2,9%.

Bảng 2.2. Cơ cấu vốn huy động của NHCSXH Nghệ An

Đơn vị: Tỷ đồng

T

T Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Vốn trung ương 363 90,53 502 91,22 619 92,65 822 94,3 1.284 96,32 Vốn ngân sách tỉnh 27 6,73 29 5,20 29 4,33 33 1,9 38 2,9 2 Vốn ngân sách tỉnh 27 6,73 29 5,20 29 4,33 33 1,9 38 2,9 3 Vốn huy động tiết kiệm 11 2,74 20 3,58 18 3,03 17 3,8 28 0,8

Tổng cộng 401 100 551 100 666 100 872 100 1.350 100

(Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An)

- Hoạt động cho vay

Hoạt động tín dụng được đánh giá là nghiệp vụ chính của NHCSXH, hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2003- 2007 đã có sự tăng trưởng cao, từ 3 chương trình nhận bàn giao ban đầu khi mới thành lập, đến cuối năm 2007 NHCSXH tỉnh Nghệ An đã thực hiện 7 chương trình tín dụng: Chương trình cho vay hộ nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay xuất khẩu lao động; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay hộ SXKD vùng khó khăn . Đối tượng thu hưởng chính sách đa dạng hơn; khối lượng tín dụng hàng năm tăng trưởng cao. Tổng dư nợ đến 31/12/2007 đạt 1.347 tỷ đồng, tăng 952 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so năm 2003, trên 350.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách có quan hệ vay vốn ở tất các vùng trong tỉnh; trong đó, cho vay hộ nghèo chiếm 80% trong tổng dư nợ của chi nhánh.

* Chương trình cho vay hộ nghèo (sẽ được đề cập ở phần 2.3) * Chương trình cho vay giải quyết việc làm

Trong 5 năm chi nhánh đã phối hợp với các cơ quan chủ quản để thực hiện tốt nhiệm vụ cho vay giải quyết việc làm, đó là:

Phối hợp với ngành LĐ- TB&XH và các cơ quan chủ quản thẩm định kịp thời các dự án vay vốn; trong đó, đã đề xuất phương án thành lập các đoàn cán bộ chuyên trách công tác thẩm định tại cấp tỉnh và phối hợp với Sở LĐ- TB&XH đề xuất UBND tỉnh uỷ quyền toàn bộ nhiệm vụ thẩm định dự án cho cấp huyện. Nhờ vậy, các dự án vay vốn giải quyết việc làm đều được thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kịp thời, không để tồn đọng nguồn vốn, hệ số sử dụng vốn thường xuyên đạt trên 95%.

Phối hợp với các cơ quan chủ quản và tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tích cực thu hồi nợ đến hạn; nhờ vậy, nợ quá hạn giảm cả về số tương đối và hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh.

Trong 5 năm qua chi nhánh đã giải ngân cho vay được 104 tỷ đồng, với 13.276 lượt hộ được vay vốn. Đến 31/12/2007 dư nợ đạt 70,298 tỷ đồng với 823 dự án. Nguồn vốn của chương trình đã thu hút thêm được 19.801 việc làm mới.

Tồn tại và hạn chế trong cho vay giải quyết việc làm:

Nguồn vốn ít nhưng lại giao cho quá nhiều cơ quan chủ quản (9 cơ quan) nên bị phân tán, xẻ nhỏ nên quy mô đầu tư nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao.

Cơ chế cho vay còn phức tạp, phiền hà vì phải qua nhiều khâu, nhiều ngành, nhiều cấp trung gian xét duyệt nhưng trách nhiệm không rõ ràng nên thường rất chậm.

Hiệu quả tạo việc làm chưa rõ ràng, nhất là các dự án thuộc nhóm hộ. Nợ quá hạn chậm được xử lý, chi nhánh đã làm hồ sơ đề nghị xử lý các khoản nợ khó thu nhận bàn giao từ kho bạc nhà nước nhưng đến nay vẫn chưa có thông báo của TW.

Nghệ An là một trong 10 tỉnh của cả nước được Chính phủ chọn triển khai thực hiện thí điểm chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ- TTg ngày 16/4/2004 của Thủ Tướng Chính phủ. NHCSXH Nghệ An đã phối hợp với các tổ chức nhận uỷ thác và trung tâm nước sạch tỉnh để triển khai thực hiện.

Trong 4 năm thực hiện, chi nhánh đã giải ngân được 106 tỷ đồng, với 26.903 lượt hộ vay vốn. Đến 31/12/2007 dư nợ đạt 77,951 tỷ đồng, với 24.443 hộ đang vay vốn, nhờ nguồn vốn tín dụng của chương trình đã giúp nông dân xây dựng được 41.196 công trình nước sạch và vệ sinh.

Một số tồn tại của chương trình:

Nguồn vốn quá ít trong khi nhu cầu vay vốn của người dân rất lớn; chưa phối hợp được giữa ngành No&PTNT với NHCSXH trong việc hướng dẫn kỹ thuật cho người vay để xây dựng các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; chưa xây dựng được bản đồ về thực trạng sử dụng nước sạch và ô nhiệm môi trường trên địa bàn tỉnh.

* Cho vay xuất khẩu lao động

Tuy mới được triển khai từ năm 2004 nhưng NHCSXH Nghệ An đã cho vay được 57,2 tỷ đồng với 3.049 lao động đi xuất khẩu; đến 31/12/2007 dư nợ đạt 36,924 tỷ đồng, với 2.385 hộ gia đình đang vay vốn, bình quân 1 hộ vay 15,4 triệu đồng.

Một số hạn chế là mức cho vay thấp (hiện nay mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ) nên chỉ đi được một số nước như Malayxia hoặc Trung cận đông; NHCSXH chưa gắn việc cho vay với dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về.

* Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Đến 31/12/2007 dư nợ cho vay đạt 201,833 tỷ đồng với 43.863 hộ vay vốn. Vốn vay đã thực sự giúp cho hàng chục ngàn học sinh sinh viên có hoàn

cảnh khó khăn yên tâm học tập, không còn tình trạng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học vì không có tiền trang trải chi phí học tập.

* Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn

Thực hiện Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc cho các hộ gia đình nghèo tại vùng khó khăn vay ưu đãi để SXKD. Doanh số cho vay đạt 122,378 tỷ đồng cho 8.511 hộ vay vốn, bình quân mỗi hộ được vay 14,38 triệu đồng; đến 31/12/2007 dư nợ đạt 120,9 tỷ đồng 8.947 hộ được vay vốn.

* Cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Theo Quyết định số 32/2007/ QĐ- TTg ngày 05/3/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, thì những hộ gia đình vay ưu đãi với lãi suất bằng không, phải có thu nhập tối đa không quá 60.000 người/tháng và tài sản không quá 3 triệu đồng. Đến 31/12/2007 dư nợ đạt 3,343 tỷ đồng, đã cho vay tới 765 hộ.

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003- 2007.

Đơn vị: Tỷ đồng, ngàn khách hàng

TT Chỉ tiêu Dư nợ qua các năm

2003 2004 2005 2006 20071 1

Cho vay hộ nghèo

- Dư nợ 344 465 543 711 837

2 Cho vay GQVL - Dư nợ 48 49 59 65 70 - Số dự án dư nợ 610 641 720 9 818 3 Cho vay HSSV - Dư nợ 3 4 4 5 202 - Số HSSV dư nợ 2.314 2.861 2.900 3,3 43.782 4 Cho vay XKLĐ - Dư nợ 0 1 4 24 37 - Số khách hàng dư nợ 0 96 240 1,4 2.385 5

Cho vay NS&VSMT NT

- Dư nợ 0 28 53 63 78

- Số hộ dư nợ 0 7 14 18,8 24.443

6 Cho vay vùng khó khăn- Dư nợ 0 0 0 0 121

- Số hộ dư nợ 0 0 0 0 8.479

7 Cho vay hộ dân tộc thiểu số- Dư nợ 0 0 0 0 3

- Số hộ dư nợ 0 0 0 0 697

Tổng cộng dư nợ: 395 547 663 868 1.348

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động qua các năm của NHCSXH tỉnh Nghệ An)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w