X 100% Luỹ kế số hộ thoát nghèo lớn, cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu
b. Đối với ngân hàng
2.1. TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO TẠI NGHỆ AN 1 Tổng quan về kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An
2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nghệ An thuộc Bắc trung bộ Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18033’10’’đến 2000 vĩ bắc và từ 103050’ đến 1050 kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13km; phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6km; phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên giới dài 419 km; phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 82km. Có diện tích đất tự nhiên 16.487,29 km2; trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 41%, đất nông nghiệp chiếm 11%, đất chuyên dùng chiếm 3,6%, quỹ đất chưa sử dụng chiếm 42%. Có 01 thành phố loại II (Thành Phố Vinh), 01 thị xã (Thị xã Cửa Lò) và 17 huyện; trong đó, 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 07 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành. Quy mô hành chính có 464 xã, 18 thị trấn, 24 phường.
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình là 24,2%; tổng lượng mưa trong năm là 1.610,9mm; độ ẩm trung bình hàng năm là 84%.
- Về tài nguyên đất: Nghệ An có tổng quỹ đất đã sử dụng là 956.250 ha, chiếm 58% diện tích đất tự nhiên; trong đó, đất nông nghiệp gần 19.000 ha, chiếm 11,9%; đất lâm nghiệp trên 685.000 ha, chiếm 41,8%; đất chuyên dùng trên 59.000 ha, chiếm 3,6%; đất ở gần 15.000 ha, chiếm 0,9%. Quỹ đất chưa sử dụng còn trên 600.000 ha, chiếm 42% diện tích đất tự nhiên.
- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng trên 685.000 ha; trong đó, rừng phòng hộ trên 320.000 ha; rừng đặc dụng gần 188.000 ha; rừng kinh tế trên 176.000 ha. Tổng trữ lượng gỗ trên 50 triệu m3, nứa, mét 1.050 triệu cây.
- Tài nguyên biển: Bờ biển Nghệ An dài 82 km, có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, Lạch Vạn, Lạch Thơi, Lạch Quèn, Cửa Lò, Cửa Hội); trong đó, Cửa Lò, Cửa Hội có khả năng thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Cảng biển Cửa Lò được xác định là cảng biển quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, là cửa ngõ vận tải cho nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Hải phận Nghệ An có khoảng 4.230 hải lý vuông, có nhiều loại động vật phù du là nguồn thức ăn tốt cho các loại hải sản sinh sống và phát triển. Tổng trữ lượng cá biển có trên 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng từ 35- 37 ngàn tấn/năm, biển Nghệ An có 267 loài cá. Ven biển có trên 3.000 ha diện tích mặt nước lợ, có khả năng nuôi tôm, cua… và có trên 1.000 ha diện tích sản xuất muối. Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn: Bãi biển Cửa Lò (Thị xã Cửa Lò), Bãi Nghi Thiết (Nghi Lộc), Bãi biển Diễn Thành, Cửa Hiền (Diễn Châu), bãi biển Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu). Vùng biển có đảo Ngư, đảo Loan Châu và đảo Mắt. Riêng đảo Ngư cách bờ biển 4 km có diện tích trên 100 ha, có điều kiện xây dựng thành cảng nước sâu trong tương lai, rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước trong khu vực.
- Về tài nguyên khoáng sản: Đa dạng, phong phú trong đó có nhiều loại khoáng sản quý hiếm như vàng, đá rubi, thiếc, đá trắng, đá granit, đá bazan…
Loại khoáng sản có điều kiện phát triển với quy mô lớn gắn với thị trường là: Đá vôi (nguyên liệu sản xuất xi măng) có trữ lượng trên 1 tỷ m3, tổng trữ lượng đá trắng (Quỳ Hợp) có trên 100 triệu m3; đá Bazan trữ lượng trên 360 triệu m3. Thiếc Quỳ Hợp trữ lượng trên 70.000 tấn…
- Tài nguyên nước: Nghệ An có nguồn nước mặt dồi dào (trên 300 tỷ m3) do lượng mưa bình quân hàng năm lớn (từ 1.800 mm đến 2.000 mm) thuận lợi cho phát triển sản xuất, dân sinh. Hệ thống sông ngòi phân phối dày đặc (mật độ lên tới 0,6- 0,7km/km2). Lớn nhất là sông Cả với lưu vực chiếm 80% diện tích tự nhiên, có 117 thác lớn nhỏ có khả năng xây dựng thuỷ điện; trong đó, có thác Bản Vẽ đang được xây dựng tại huyện Tương Dương.