Tạo lập một môi trường lành mạnh, thuận lợi thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng hiện nay pdf (Trang 79 - 97)

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương

Tạo lập một môi trường lành mạnh, thuận lợi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường pháp luật và MTVH - xã hội), được coi là giải pháp cơ bản và trọng tâm nhất để tạo ra những chuyển biến sâu sắc và toàn diện ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, nó không chỉ có tác dụng xây dựng một MTVH lành mạnh, tiến bộ, văn minh, ổn định vững chắc lâu dài mà còn tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH ở địa phương.

* Về môi trường kinh tế.

Xây dựng MTVH là một quá trình diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể và chịu sự tác động của môi trường kinh tế - xã hội tương ứng. Môi trường kinh tế - xã hội được hiểu là một tập hợp các chính sách, các thể lệ, cơ chế quản lý và trong một chừng mực nhất định còn bao gồm cả các tập quán xã hội, phương thức, cung cách làm ăn..., đang có những tác động lên xu hướng, bước đi và tính chất của quá trình CNH, HĐH. Xây dựng môi trường kinh tế chính là sử dụng đồng bộ các giải pháp, các chính sách kinh tế để thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh, ổn định và đúng hướng tác động tốt đến MTVH.

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, môi trường kinh tế của thành phố Đà Nẵng đã có những đổi thay to lớn, kinh tế tăng trưởng nhanh, tạo lập được nhiều mối quan hệ kinh tế với chất lượng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực, làm đổi thay tập quán, lối sống, tác phong làm việc của người dân. Tuy nhiên sự yếu kém của nền kinh tế từ nhiều năm qua cộng với sự tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường đã đặt ra không ít những thách thức cần phải giải quyết.

Để tạo lập môi trường kinh tế lành mạnh, thành phố cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Các chính sách kinh tế phải kích thích đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất. Tập trung trang bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ ở trình độ cao để nâng cao năng xuất lao động, tăng cường sức cạnh tranh, duy trì sự tăng trưởng kinh tế liên tục, ổn định và bền vững; nâng cao mức sống, mức thu nhập cho nhân dân.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế (bằng các cơ chế, chính sách hợp lý). Đa dạng

hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, tạo nội lực vững mạnh và môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển

- Tạo dựng môi trường cho sản xuất phát triển, phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động theo một cơ chế quản lý thống nhất, các thành phần kinh tế được bảo đảm hoạt động bình đẳng trước pháp luật. Xây dựng những quan hệ của kinh tế thị trường văn minh và chống những hiện tượng tiêu cực. Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền để ngăn chặn, loại bỏ các hình thức làm ăn phi pháp, trốn lậu thuế, buôn lậu; các biểu hiện vi phạm trong quản lý kinh tế (tham ô, hối lộ, tham nhũng), hình thành văn hóa trong sản xuất, kinh doanh.

- Tập trung xây dựng và vận hành cơ chế thông thoáng, hấp dẫn, tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi, khả dĩ, có thể hội nhập được nhiều nhà đầu tư, thu hút vốn và công nghệ mới từ bên ngoài, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế trọng điểm ở địa phương. Phải đẩy nhanh cải cách các thủ tục hành chính thực hiện chính sách quản lý "một cửa" thông thoáng, thuận lợi thu hút các nhà đầu tư.

- Thống nhất hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Thực hiện công bằng xã hội đương nhiên phải lấy lao động và hiệu quả kinh tế làm nguyên tắc chủ yếu, nhưng cũng cần chú ý đến việc hiệp tác, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, đảm bảo các thành viên trong cộng đồng đều được hưởng một nền giáo dục toàn diện, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế, đều được hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới, có công ăn, việc làm ổn định. Trong vấn đề kinh tế phải hết sức quan tâm vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, vấn đề bảo đảm tính công bằng trong thu nhập, giảm thiểu tình trạng phân hóa giàu nghèo đang diễn ra gay gắt trong xã hội. Đây là vấn đề có liên quan trực tiếp đến thể chế chính trị, quy định bản chất nhân văn, nhân đạo trong MTVH XHCN mà chúng ta đang xây dựng. Đồng thời, mọi chương trình, dự án phát triển kinh tế; các công trình nghiên cứu khoa học; đường lối CNH, HĐH ở địa phương phải thể hiện sự gắn kết giữa KHTN và KHXH&NV, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhưng không gây ra các hậu

quả tiêu cực về mặt xã hội, không phá vỡ phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đúng như Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã xác định: "Việc xây dựng các mục tiêu, giải pháp kinh tế phải gắn với các mục tiêu, giải pháp văn hóa, chăm lo con người, nêu cao đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng văn minh thương nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kinh doanh" [3, tr. 458]. Đây cũng là điều kiện để ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế, xây dựng và hoàn thiện MTVH - xã hội.

- Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố, chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân...

Xét đến cùng, kinh tế quyết định văn hóa, môi trường kinh tế thay đổi, sớm hay muộn cũng kéo theo sự thay đổi của MTVH. Chính việc tạo dựng một môi trường kinh tế lành mạnh, ổn định và phát triển sẽ tạo ra những xung lực cần thiết để xây dựng MTVH. Không thể có một MTVH lành mạnh, tiến bộ, văn minh lại được xây dựng trên nền tảng một nền kinh tế kém phát triển, khủng hoảng kinh tế và xã hội xảy ra triền miên. Xây dựng môi trường kinh tế chính là xây dựng, củng cố nền tảng vững chắc của MTVH. Nhưng văn hóa lại là nhân tố tạo dựng động lực, duy trì, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định và bền vững. "Muốn xây dựng kinh tế phải có những con người được đào tạo, rèn luyện trong một môi trường văn hóa lành mạnh" [18, tr. 13]. Một nền kinh tế khó có thể phát triển bền vững nếu MTVH - xã hội rối loạn, đầy rẫy các TNXH, trình độ dân trí thấp kém, nguồn nhân lực không được đào tạo, kỷ cương phép nước bị xem thường. Sự nghiệp CNH, HĐH chỉ có thể thành công khi hội đủ các yếu tố cần thiết, mà trong đó không thể thiếu vắng một nền kinh tế phát triển vững chắc và lành mạnh. Những thành tựu cũng như những hạn chế, khuyết nhược trong MTVH thành phố thời gian qua có sự tác động rất lớn (theo 2 chiều thuận nghịch) của môi trường kinh tế - xã hội. Do đó cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ và nhất quán đảm bảo sự phát triển đồng thuận giữa môi trường kinh tế và MTVH.

* Về môi trường chính trị.

Xét đến cùng, chính trị bao giờ cũng là biểu hiện tập trung của kinh tế, văn hóa và xã hội. Muốn thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển, xây dựng MTVH... trước hết phải xây dựng cho được một môi trường chính trị lành mạnh, khoa học và nhân văn. Điều không thể phủ nhận được, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới ở Đà Nẵng thời gian qua sẽ không thể thực hiện được nếu tình hình chính trị mất ổn định, an ninh không được giữ vững, niềm tin của quần chúng nhân dân bị khủng hoảng, xói mòn.

Môi trường chính trị có vai trò to lớn trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, một nhân tố nền tảng quyết định sự phát triển lâu dài và vững chắc. Môi trường chính trị đảm bảo sự vận động và phát triển của xã hội một cách có kế hoạch, thống nhất và tự giác trên cơ sở định hướng chung vì lợi ích của cả dân tộc, lựa chọn con đường đúng đắn và cách thức hợp lý để hội nhập quốc tế, đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mỗi địa phương cũng như cộng đồng quốc gia dân tộc. Nó còn là cơ sở quan trọng để tạo lập, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, với các cấp chính quyền, khơi dậy tính tích cực chính trị trong mỗi công dân. Xây dựng MTVH, thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH chỉ thật sự có hiệu quả khi được hoạch định bằng những chủ trương, chính sách phù hợp. Không xây dựng được một môi trường chính trị trong sạch, lành mạnh, tiến bộ thì không bao giờ có thể xây dựng được một MTVH tương ứng. Chính môi trường chính trị quy định bản chất, trình độ phát triển và xu hướng vận động của MTVH trong xã hội đó.

Xây dựng môi trường chính trị ở thành phố Đà Nẵng hiện nay cần chú trọng giải quyết một số vấn đề sau:

- Đổi mới và nâng cao hiệu lực, uy tín của hệ thống chính trị. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến sự phát triển của thành phố Đà Nẵng trong tình hình

mới. Yếu kém của hệ thống chính trị hiện nay là cơ chế hoạt động giữa các tổ chức thiếu rõ ràng, vẫn còn tình trạng bao biện làm thay hoặc trông chờ ỷ lại, buông lỏng lãnh đạo. Hệ thống luật và những quy định mang tính pháp lý chưa được hoàn chỉnh; việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, còn nhiều kẽ hở cho những hiện tượng tiêu cực và nạn tham nhũng phát sinh, phát triển. Do vậy, Thành ủy, UBND thành phố cần nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý cho mọi lĩnh vực xã hội. Đẩy nhanh cải cách hành chính, gọn nhẹ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính - đang là lĩnh vực có nhiều bức xúc và liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày của nhân dân.

Nâng cao hiệu lực hoạt động của hệ thống bằng việc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Thành ủy, tăng cường chức năng quản lý của UBND thành phố, phát huy hiệu lực của các đoàn thể chính trị của nhân dân. Đổi mới công tác tổ chức, đào tạo cán bộ có đủ tài năng, bản lĩnh và tri thức chính trị để hoạch định những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp. Đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, phải coi nhiệm vụ xây dựng ĐSVH cơ sở, xây dụng MTVH là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, phải hoạch định được một hệ thống chính sách, tạo cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn thuận lợi để phong trào hội nhập vào đời sống.

Củng cố và nâng cao uy tín của hệ thống chính trị bằng việc kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và loại trừ những biểu hiện thoái hóa, biến chất, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, phai nhạt về lý tưởng; lợi dụng chức quyền để tham nhũng, làm giàu bất chính; quan liêu, ức hiếp dân, tư tưởng cục bộ, bản vị địa phương, mất đoàn kết nội bộ. Những bất ổn trong đời sống chính trị - xã hội phải được khắc phục kịp thời, khắc phục tận gốc, nếu không sẽ là mối hiểm họa đe dọa sự ổn định chính trị của thành phố, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, làm mất niềm tin của quần chúng vào Đảng, vào chế độ, làm suy thoái, biến chất môi trường chính trị. Xây dựng môi trường chính trị lành mạnh thực chất là xây dựng MTVH trong các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, các cơ quan ban ngành chức năng, nhằm tạo ra mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhân dân.

- Tăng cường giáo dục nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, bản lĩnh chính trị cho nhân dân. Phải giúp nhân dân hiểu rõ quan điểm, đường lối của Đảng; chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nắm vững chiến lược, kế hoạch, mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà nước, chấp hành các quy định trong văn bản luật, dưới luật, các quy chế, nội quy của đơn vị, địa phương. Đấu tranh không khoan nhượng chống các quan điểm sai trái, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng. Đây là những vấn đề quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ sự phức tạp, đa dạng của các biến động xã hội cũng như các quan hệ xã hội đều tác động đến tư tưởng, tình cảm, quan điểm chính trị, thái độ và hành vi của người dân. Nếu người dân không nắm vững các chủ trương, đường lối, những quan điểm chỉ đạo cơ bản sẽ dẫn tới tình trạng mơ hồ, do dự trong nhận thức, trong tư tưởng, hoặc thờ ơ đứng ngoài chính trị.

Chỉ đạo tốt hơn việc thực hiện nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, đảm bảo thực hiện tốt phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Đây chính là nhân tố cơ bản nâng cao chất lượng dân chủ chính trị ở cơ sở, thu hút nhân dân trực tiếp tham gia vào việc hoạch định các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nâng cao nhận thức, ý thức chính trị và tính tích cực chính trị của mọi người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MTVH chúng ta đang xây dựng mang bản chất nhân đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. MTVH đó luôn có sự tương đồng, thống nhất với môi trường chính trị. Do vậy, nếu không chú trọng đúng mức việc xây dựng môi trường chính trị thì MTVH sẽ phát triển thiếu định hướng.

* Về môi trường pháp luật.

Trong bất kỳ xã hội nào cũng có ba loại chuẩn mực cơ bản và phổ quát điều chỉnh các hành vi, các quan hệ xã hội bằng các phương pháp khác nhau: hệ chuẩn mực đạo

đức, hệ chuẩn mực thẩm mỹ và hệ chuẩn mực pháp luật. Cả 3 hệ chuẩn mực này đan kết, chi phối và điều chỉnh MTVH của mỗi cộng đồng người theo định hướng chung của toàn xã hội.

Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, chính sự yếu kém, bất cập trong môi trường pháp luật ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề xã hội phức tạp, bức bối khó giải quyết: tình trạng làm ăn phi pháp, bất chấp luân thường đạo lý, coi thường kỷ cương phép nước; lối sống tùy tiện, buông thả, vi phạm trật tự, kỷ cương đô thị; tệ nạn tham nhũng, TNXH... đang làm vẩn đục, ô nhiễm bầu không khí xã hội. Xây dựng MTVH lành mạnh, giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực đang là vấn đề đặt ra bức thiết. Tuy nhiên: "Trên thực tế, trong một thời gian rất dài Nhà nước ta vận động theo phong trào là chủ yếu chứ hệ thống luật pháp chưa đan kết điều chỉnh một cách tổng thể các hành vi xã hội. Đảng ra nghị quyết đưa đến các cấp chính quyền vận động nhân dân thực hiện bằng các phong trào. Tình hình đó làm cho môi trường văn hóa thiếu các chuẩn mực khách quan và tính cưỡng bức hầu như một chiều..." [16, tr. 19]. Do đó, xây dựng MTVH cần phải chú trọng đầy đủ cả ba hệ chuẩn mực, trong đó hệ thống pháp luật chuẩn xác, bao dung và nhân đạo có vai trò hết sức quan trọng. Một MTVH lành mạnh, phát triển bền vững không chỉ được đảm bảo bằng các phong trào, mà phải được thể chế hóa bằng các quy định, quy chế, điều lệ cụ thể, quy định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng hiện nay pdf (Trang 79 - 97)