Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng hiện nay pdf (Trang 28 - 39)

nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng dân tộc, luôn đề cao vai trò của văn hóa, MTVH đối với việc xây dựng con người mới, nền văn hóa

mới. Trên thực tế, MTVH mà chúng ta đã kiên trì tạo dựng mấy chục năm qua đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, đặc biệt trong những năm gần đây, khi Đảng chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN vai trò, vị trí của MTVH càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Xây dựng MTVH được coi là một nhiệm vụ giữ vị trí trọng yếu, bởi lẽ nó là biểu hiện sinh động nhất, là một nội dung cơ bản nhất của đời sống tinh thần xã hội; giữ vai trò ổn định và củng cố nền tảng tinh thần của xã hội; tạo ra các động lực cần thiết cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" [3, tr. 335]. Đồng thời xác định "xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống" gắn liền với nhiệm vụ "xây dựng MTVH lành mạnh cho sự phát triển xã hội" [3, tr. 335]. Nghị quyết trung ương 5 (khóa VIII), nghị quyết Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng này. Tựu trung các quan điểm của Đảng, vai trò của MTVH được thể hiện đậm nét ở một số khía cạnh cơ bản sau đây:

- Xây dựng MTVH lành mạnh, tiến bộ, văn minh là một tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Nó xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Tiền đề của CNH, HĐH là sự ra đời một cơ cấu kinh tế hỗn hợp với nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế tăng trưởng liên tục và biến đổi nhanh. Nhưng nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững lại phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa - xã hội, vào sự đồng thuận giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội. Nếu mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra mà không tính đến MTVH thì kết quả thu được sẽ rất khập khiễng, mất cân đối, khả năng điều chỉnh sự phát triển và khả năng sáng tạo của con người sẽ bị hạn chế rất nhiều. Thực tế đó đòi hỏi nước ta phải phấn đấu trở thành một nước công nghiệp có một nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí phát triển, MTVH lành mạnh, văn minh; có khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại làm nền tảng và động lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thời

đại CNH, HĐH đòi hỏi phải có con người nhân văn và con người công nghệ: có thể lực tốt, có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, khả năng thích ứng cao, có phẩm chất tốt đẹp, đi theo lý tưởng XHCN. Nhân cách đó chỉ được đào tạo, bồi dưỡng bởi một môi trường giáo dục tiên tiến, nhân văn, gắn với một nền KH&CN hiện đại, được nuôi dưỡng trong một môi trường đạo đức, môi trường truyền thống, môi trường thẩm mỹ lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng XHCN. Không tạo dựng được một MTVH như vậy sẽ không thể thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển; sự nghiệp CNH, HĐH tiến hành với tốc độ và cường độ ngày càng cao càng đòi hỏi phải xây dựng được một MTVH tiên tiến, hiện đại, nhân văn mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

- Xây dựng MTVH phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả, thời gian và định hướng đúng đắn tiến trình CNH, HĐH đất nước.

Trong định hướng phát triển đất nước, Đảng ta luôn khẳng định, CNH, HĐH là một tất yếu khách quan trong giai đoạn phát triển hiện nay nhằm đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ đặc thù của các nước chậm phát triển (đói nghèo, lạc hậu, tụt hậu và khủng kinh tế - xã hội...), phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Đại hội VIII của Đảng đã xác định: "Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" [3, tr. 334-335]. Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chủ trương phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong đó nhấn mạnh "nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước" [13, tr. 64].

Đối với nước ta đang từ trình độ tiền công nghiệp chuyển sang giai đoạn CNH, HĐH sẽ dẫn đến những thay đổi sâu sắc về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, sẽ tạo ra các xung lực vừa có tính thuận lợi vừa có tính phức tạp, nếu không được điều chỉnh một

cách hợp lý sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Trong bối cảnh đó, xây dựng MTVH phát triển hài hòa với tiến trình CNH, HĐH có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Thứ nhất, MTVH tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tiến hành CNH, HĐH nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu là phát triển lực lượng sản xuất mà trong đó con người có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Động lực của sự phát triển ngày nay không chỉ nằm ở vốn, tài nguyên, công nghệ mà chủ yếu ở trí tuệ, ở tiềm năng sáng tạo, tức là ở nguồn lực con người. Đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực, tài năng, trí tuệ, bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH lại phụ thuộc rất lớn vào MTVH. Hơn nữa, việc hình thành quan điểm, phương thức đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH cũng thuộc nội dung MTVH.

CNH, HĐH ngày càng biến động phức tạp với quy mô và tốc cao hơn, đòi hỏi trình độ tư duy tổ chức, quản lý xã hội không ngừng đổi mới; đòi hỏi sự nhạy cảm, độ chính xác cao trong sản xuất, kinh doanh; đòi hỏi hình thành một lối sống, phong cách sống mang tác phong công nghiệp hiện đại. Điều đó hết sức có ý nghĩa khi KH&CN đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nền kinh tế tri thức đã trở thành "chìa khóa" của sự phát triển. Nếu xã hội nông nghiệp cổ truyền không có sự thích ứng và kịp thích nghi với những biến đổi đó thì CNH, HĐH khó có thể thực hiện thành công. Chính MTVH đã khai phóng tạo lập một MTXH thuận lợi thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH. Đó là một môi trường năng động, sáng tạo, sẵn sàng chờ đón cái bất ngờ, thích nghi với mọi sự biến đổi của KH&CN, sẵn sàng tự thay đổi bản thân để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đó là một xã hội có khả năng đổi mới tư duy, biết suy nghĩ và đánh giá về bản thân mình với một tinh thần phê phán, không trì trệ, bảo thủ, giáo điều, kinh viện, biết phát triển các tiềm năng của mình để phát triển đất nước. Phải thấm thía sâu sắc hậu quả của sự phong bế, lạc hậu, căn bệnh chủ quan, duy ý chí, trong một môi trường sống thụ động, chưa kịp chuyển đổi của cơ chế cũ, mới thấy hết vị trí, vai trò của tri thức, của trí tuệ, của MTVH tiên tiến và rộng mở trong thời kỳ đổi mới. MTVH là nhân tố hàng đầu khơi nguồn và phát huy nội lực của dân

tộc. Đồng thời nó còn thể hiện vai trò của một tác nhân điều chỉnh, thúc đẩy đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển trong thế giới hiện đại.

Thứ hai, MTVH góp phần quan trọng định hướng cho CNH, HĐH phát triển đúng hướng. Nói đến CNH, HĐH là phải nói tới một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là KH&CN. Chúng ta sẽ không thể phát triển đất nước nếu không tận dụng được những thành tựu KH&CN tiên tiến từ bên ngoài. Nhưng sự tiến bộ về KH&CN không tự thân nó kéo theo sự tiến bộ về xã hội và văn hóa. Trên thực tế công nghệ không bao giờ trung lập, ngoại sinh và vô hại như nhiều người lầm tưởng. Nó đại diện cho các quan hệ xã hội, một mô hình văn hóa nhất định nên khi du nhập vào MTVH không thích hợp sẽ kéo theo những biến chuyển nghiêm trọng, làm méo mó sự phát triển. Do đó, du nhập công nghệ tiên tiến cũng phải tính đến những thay đổi ở địa phương về công ăn việc làm, phong cách, lối sống, không được đối lập với các yếu tố truyền thống nhân bản, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Đồng thời phải tạo ra các bước phát triển vừa có tính tuần tự vừa có tính nhảy vọt góp phần giải quyết tốt các vấn đề chính trị, xã hội, vừa có thể tận dụng thời cơ "đi tắt đón đầu" rút ngắn sự cách biệt và rút ngắn thời gian CNH, HĐH. MTVH vừa có vai trò định hướng, vừa tác động đến trình tự, tốc độ, quy mô và trình độ CNH, HĐH.

Thứ ba, MTVH góp phần giải quyết các vấn đề nảy sinh trong tiến trình CNH, HĐH.

Đặc trưng nổi bật của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay là diễn ra trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường đã làm sống động nền kinh tế, khởi sắc MTVH - XH nhưng mặt trái nó cũng làm vẩn đục và gây ô nhiễm môi trường sống của con người bằng các tệ nạn xã hội, các văn hóa phẩm độc hại, chủ nghĩa cá nhân thực dụng, sùng bái vật chất, lối sống lai căng... làm băng hoại đạo lý dân tộc, biến dạng nhân cách con người. Nếu không xây dựng MTVH lành mạnh thì những vấn nạn này không bao giờ có thể được giải quyết hiệu quả.

Đi liền với CNH, HĐH, quá trình ĐTH là con đường tất yếu diễn ra ở nước ta hiện nay. Để ĐTH là bước tiến thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống con người, tránh được những nguy cơ khủng hoảng và sự bế tắc trầm kha, phải gắn liền ĐTH với vấn đề văn hóa, mà cốt lõi của nó là tạo ra sự vận động của MTVH trong quá trình ĐTH. Sự vận động đó phải giải quyết hai vấn đề cơ bản là xây dựng MTVH nông thôn tạo ra sự chuyển đổi phù hợp và nâng cao chất lượng MTVH đô thị.

Trước hết, ĐTH được hiểu là "quá trình chuyển từ nông thôn sang thành thị, chuyển từ nền văn minh thấp sang một nền văn minh cao hơn" [8, tr. 9]. Đây là một cuộc vận động sâu rộng, chuyển biến toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở nông thôn. Bởi lẽ, MTVH nông thôn bên cạnh các giá trị ưu trội còn tồn tại không ít các phản giá trị, đang là trở lực lớn đối với quá trình CNH, HĐH ở địa phương. Xây dựng MTVH nông thôn gắn liền với quá trình nâng cao dân trí, đưa khoa học vào vùng nông thôn rộng lớn, cải tạo phong tục, tập quán cũ lạc hậu, lối sống tiểu nông hạn hẹp, hình thành các chuẩn mực của đời sống mới, phù hợp với NSVM đô thị hiện đại; tạo ra sự chuyển biến quá độ từ sinh hoạt vật chất (đi lại, ăn ở), phương thức sản xuất đến đời sống tinh thần cho cư dân nông thôn. Sự chuyển đổi đó phải đảm bảo nguyên tắc nông thôn chuyển lên thành thị nhưng "không làm mất đi tính độc đáo và bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và các giá trị tốt đẹp văn hóa nông nghiệp nói riêng", không "biến nông thôn ta với kiến trúc truyền thống, với lũy tre xanh, mái đình, cây đa... thành một khối xi măng sắt thép, khô cứng, đơn điệu, tẻ nhạt" [8, tr. 10]; đưa nông thôn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vững bước đi vào CNH, HĐH.

Đồng thời ĐTH phải gắn liền với vấn đề nâng cao chất lượng MTVH đô thị. Bởi xét đến cùng, văn hóa đô thị luôn bao chứa trong nó sự vận động của quá trình ĐTH. Đối với các đô thị chưa có sự phát triển đầy đủ về chất như nước ta, đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đặc trưng của MTVH đô thị là môi trường có cuộc sống hiện đại, MTVH đô thị mang tác phong công nghiệp..., tiêu biểu cho chất lượng của MTVH chung của cả nước. Quá trình ĐTH ở nước ta phải gắn liền với việc xóa bỏ các tập quán, lối sống, cung cách quản lý mang tính tiểu nông, lối sống tự do vô tổ chức, coi thường

pháp luật, xóa bỏ tập tính sản xuất, kinh doanh, manh mún, lạc hậu, cách thức làm ăn thiếu trung thực, kinh doanh lừa đảo, trốn lậu thuế... Khắc phục lối sống băng hoại về mặt nhân tính, chìm đắm giữa rùng bê tông cốt thép, quay lưng lại với truyền thống đạo lý dân tộc, phai nhạt về mặt lý tưởng, thờ ơ, phó mặc trước cộng đồng. Ngăn chặn sự phát triển đời sống tâm linh thái quá, nạn buôn thần, bán thánh, tệ nạn mê tín dị đoan, bói toán, các hiện tượng xây cất tràn lan bất chấp quy hoạch đô thị v.v... Xây dựng MTVH đô thị có vai trò to lớn nâng cao chất lượng đô thị, hình thành trong cư dân NSVM lịch sự, cung cách làm ăn khoa học, trung thực, lối sống có đạo đức, hình thành văn hóa trong kinh doanh, trong lối sống, nếp sống, giảm thiểu những tác động tiêu cực trong quá trình ĐTH.

Xây dựng MTVH nông thôn và MTVH đô thị là hai quá trình gắn bó mật thiết, tác động tương hỗ lẫn nhau và là đặc trưng nổi bật của tiến trình CNH, HĐH đất nước, của quá trình ĐTH. Trong đó, MTVH đô thị phải đóng vai trò đầu tàu, có tác dụng lôi kéo và tạo ra các điều kiện cần thiết để thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở các khu vực nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Trong CNH, HĐH còn chịu sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Quá trình này diễn ra rất phức tạp: vừa có sự hội nhập, tương tác cùng phát triển, vừa có sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế và đấu tranh giữa văn hóa dân tộc với các luồng văn hóa ngoại lai, văn hóa phương Tây. CNH, HĐH đòi hỏi sự đa dạng về văn hóa nhưng mặt khác lại chứa đựng nguy cơ đồng nhất, mờ nhòa, biến dạng do các mục tiêu về kinh tế, do ưu thế của KH&CN do quá trình quốc tế hóa mang lại. Nhưng chính sự đe dọa của cái đồng nhất, cái thế giới, sự áp đặt của các quốc gia có tiềm lực về kinh tế, về KH&CN... mà vấn đề văn hóa, MTVH lại nổi lên như một phương tiện điều tiết và chế ngự. Chỉ thông qua MTVH mới tạo ra cơ chế thẩm định, chọn lọc và phát triển hợp lý các giá trị văn hóa phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc, tận dụng được những mặt ưu, hạn chế cái tiêu cực, cái xấu từ bên ngoài du nhập vào.

Xây dựng MTVH không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, cho sự ổn định chính trị, củng cố nền tảng tinh thần xã hội, tạo lập công bằng xã hội mà còn góp phần tạo dựng nhân cách, lối sống cho con người, tạo ra những tiền đề vững chắc đảm bảo thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Từ vị trí, vai trò đó, vấn đề

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng hiện nay pdf (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)