Những thành quả trong xây dựng môi trường văn hóa

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng hiện nay pdf (Trang 43 - 58)

Cùng với những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ở địa phương, trong những năm qua vấn đề xây dựng MTVH, xây dựng ĐSVH rất được chú trọng và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Từ một thành phố buồn tẻ, thiếu sinh khí, lai căng, đầy rẫy TNXH, vốn văn hóa cổ bị vùi dập; một thành phố nhung nhúc trại lính, các căn cứ quân sự, đầy rẫy thép gai, rác thải, dường như không có lấy một vườn hoa, công viên, một công trình văn hóa, chỉ sau giải phóng một thời gian ngắn, thành phố đã lột xác, diện mạo văn hóa đã có những đổi thay cơ bản.

Trong suốt một thời gian dài, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây luôn là đơn vị dẫn đầu phong trào xây dựng NSVM, GĐVH của cả nước. Sức thâm nhập và ăn sâu

của phong trào đã góp phần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, những tàn dư lối sống thực dụng, lai căng, hưởng thụ... sản phẩm của chủ nghĩa thực dân kiểu mới còn rơi rớt lại, hình thành một lớp chủ nhân tương lai xứng đáng của thành phố. Từng có một thời kỳ ở thành phố Đà Nẵng các TNXH như mại dâm, ma túy, cờ bạc, cướp giật đã bị đẩy lùi vì mọi người đều coi đây là một thứ xấu xa, phi đạo đức, cần phỉ nhổ, loại trừ. NSVM, trật tự công cộng từng bước được thiết lập, các thuần phong mỹ tục của dân tộc được coi trọng, nhiều giá trị, hệ chuẩn mực của đời sống mới được hình thành và phong hóa vào đời sống xã hội, hình thành trong nhân dân nếp sống mới còn được lưu giữ, phát triển kế tiếp đến ngày nay.

Từ khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng những thành quả lại được nâng lên gấp bội phần.

Diện mạo, cảnh quan đô thị đã có những đổi thay cơ bản. Hệ thống giao thông nội thị được sửa chữa, nâng cấp và xây mới nhiều trục đường quan trọng như: Đường 2 - 9, Nguyễn Văn Linh, Đống Đa, Hoàng Diệu, Bạch Đằng Đông... chấm dứt tình trạnh ùn tắc giao thông, tạo sự thông thoáng, sạch đẹp. Nhiều khu phố mới được hình thành dọc các tuyến đường mới mở có kiểu dáng kiến trúc hiện đại, trang nhã, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. Tốc độ ĐTH còn lan tỏa tới các vùng ngoại vi. Không chỉ các con đường trung tâm mới thể hiện diện mạo những kiến trúc bề thế mà ở các vùng ven như Xuân Hà, Thanh Khê, Hòa Vang cũng hội đủ các cấp độ kiến trúc hiện đại, đầy màu sắc đô thị mới. Đặc biệt cây cầu hiện đại bắc qua sông Hàn đã mở ra một hướng phát triển mới đầy triển vọng của thành phố về phía Đông. Những khu nhà ổ chuột bao đời đắm chìm trong tăm tối đã bị xóa sổ, thay vào đó là những khu chung cư, khu dân cư được quy hoạch hiện đại; là những đường phố, khu công viên, bãi tập thể dục, nơi dạo chơi hóng mát của mọi người dân. Cả khu vực 3 của thành phố bừng lên một sức sống mới.

Cảnh quan văn hóa đô thị được chú ý chỉnh trang, tôn tạo. Đã tiến hành trùng tu di tích Nghĩa Trũng Nam Dương, Khuê Trung; thành Điện Hải; sân vườn Bảo tàng

Chàm; nâng cấp công viên 29-3... Tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê, Quảng trường 2-9 uy nghiêm, bề thế đã trở thành tụ điểm sinh hoạt văn hóa của đông đảo nhân dân trong những dịp lễ tết, lễ hội, trong ngày vui tân hôn cũng như trong các sinh hoạt văn hóa thường nhật. Thành phố đã phát động nhiều phong trào ra quân làm sạch môi trường nhân các dịp lễ lớn; phong trào vì một thành phố "xanh, sạch, đẹp", phong trào "xây dựng nếp sống văn minh đô thị", "phòng chống tệ nạn xã hội" đã được phát động đến mọi người dân, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Diện tích vườn hoa, thảm cỏ khu vực nội thị được bổ sung, trồng mới lên 248.000 m2 (tăng gần 15.000 m2 so với năm 1999), 1.550 cây xanh được trồng mới. Tình hình rác thải được xử lý tốt (thu gom rác đạt 80%); vệ sinh môi trường tại các bãi biển Bắc Mỹ An, Mỹ Khê được giữ gìn sạch đẹp [31, tr. 6]. Các khu vực du lịch vui chơi, giải trí được chú trọng xây dựng như: khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Furama, khu du lịch sinh thái bán đảo Sơn Trà, công viên nước, làng du lịch văn hóa Bắc Mỹ An... đã có tác động tốt đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Do gắn liền hoạt động du lịch với phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị, giữ gìn an ninh trật tự và thuần phong mỹ tục của địa phương mà lượng khách bình quân hàng năm đến Đà Nẵng tăng từ 20 - 25%, doanh thu tăng 25%/năm. Tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu GDP của thành phố tăng từ 2,47% năm 1993 lên 5,6% năm 1999 [11, tr. 99].

Sự nỗ lực phấn đấu của toàn thành phố đã làm cho bộ mặt văn hóa cùng nếp nghĩ, cung cách ứng xử, nếp sống của người dân ngày càng đẹp hơn, văn minh hơn. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt, nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều và càng có chất lượng. Từ bị động hưởng thụ, người dân đã có nhu cầu, ý thức tham gia trực tiếp vào các hoạt động văn hóa, làm phong phú thêm các giá trị văn hóa qua đó thỏa mãn nhu cầu chính đáng của mình. Các hoạt động giao lưu, liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, các chương trình hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao ngày càng cuốn hút đông đảo nhân dân. Các hình thức sinh hoạt cộng đồng, lễ hội (Quán Thế Âm, Cầu ngư, lễ hội Đình làng) được tổ chức thường xuyên, có tác dụng giáo dục tốt. Đây là dấu hiệu đáng mừng, là thước đo

sự trưởng thành, khơi dậy tiềm năng dồi dào phát triển văn hóa, nghệ thuật của thành phố.

Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được chú trọng, chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Ngành văn hóa thông tin đã tham mưu cho các cấp ủy và chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo và kế hoạch triển khai tương đối cụ thể, chi tiết; đã tổ chức lễ phát động ở quy mô toàn thành phố, đến tận địa bàn dân cư và các cơ quan, công sở. Theo đó, các phong trào xây dựng "thôn văn hóa", "khối phố văn hóa", "công sở, cơ quan văn hóa" được khởi động khá đồng bộ, từng bước đi vào chiều sâu. Đã xuất hiện những điển hình tiêu biểu, những mô hình cần được nhân rộng. Đến tháng 6 năm 2001, toàn thành phố có 100% các quận, huyện, 42/47 xã phường thành lập Ban chỉ đạo xây dựng ĐSVH và có kế hoạch triển khai, phát động đến tận cơ sở; có 47/257 khối phố, 37/124 thôn và 196 cơ quan, đơn vị, trường học đăng ký xây dựng khối phố văn hóa, thôn văn hóa và công sở văn hóa. Năm 1999 thành phố có 94.808 hộ đạt danh hiệu GĐVH (đạt tỷ lệ 65,25%). Trong năm 2000, thành phố đã xét công nhận 93.281 hộ đạt danh hiệu GĐVH, 1.373 khu dân cư tiên tiến, xuất sắc, công nhận 8 thôn văn hóa (nâng tổng số thôn văn hóa lên 14 thôn) và xét công nhận 3 khối phố văn hóa [37, tr. 6]. Gần 70% "tế bào xã hội" lành mạnh, trong một cơ thể xã hội lành mạnh, con số đó khẳng định chắc chắn đây là một xã hội lành mạnh, xã hội có văn hóa.

Công tác xây dựng ĐSVH ở cơ sở có nhiều chuyển biến rõ rệt, tại các quận, huyện, xã, phường đã có sự hình thành một hệ thống tổ chức, mô hình, thiết chế văn hóa phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Các thiết chế văn hóa, mô hình văn hóa ngày càng được phát huy và nhân rộng như GĐVH, thôn văn hóa, khối phố văn hóa, các điểm Bưu điện - văn hóa xã, tủ sách pháp luật..., góp phần tạo nên sự chuyển biến trong ĐSVH ở cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân (xem bảng 2.1):

STT Tên hoạt động Năm 1999 Năm 2000

1 Gia đình văn hóa 94.306 93.281

2 Thôn văn hóa 6 14

3 Điểm bưu điện văn hóa 6 10

4 Phòng đọc sách xã, thôn 12 14

5 Các cuộc liên hoan, hội diễn các cấp 87 125

6 Số di tích LSVH được công nhận 56 62

Nguồn: Sở văn hóa thông tin thành phố Đà Nẵng [45, tr. 11].

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa cơ sở được đẩy mạnh. Năm 2001 thành phố đầu tư 3 tỷ đồng cho việc xây dựng các tụ điểm vui chơi giải trí ở 47 xã, phường; 2,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng các khu Văn hóa - thông tin các quận, huyện, với tổng diện tích trên 205.000m2. Riêng các khu vui chơi giành cho trẻ em, thành phố đã đầu tư 600 triệu đồng để xây dựng khu vui chơi tại 3 xã, phường điểm của thành phố [37, tr. 5].

Nhìn chung, chất lượng MTVH ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua lành mạnh, trong sạch, đang tiếp tục được hoàn thiện để đạt tới tiêu chí hiện đại, tiên tiến, văn minh. Chất lượng đó được thể hiện ở một số lĩnh vực cơ bản như sau:

- Môi trường giáo dục - đào tạo, môi trường khoa học. Đây là vùng đất nổi tiếng hiếu học và thông minh. Trong những năm qua, cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu để tạo ra sự cất cánh của thành phố trong tương lai. Với những lợi thế vốn có của mình Đà Nẵng đã tạo lập được một môi trường khá lý tưởng về giáo dục - đào tạo, KH&CN.

Giáo dục - đào tạo thành phố phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng đào tạo, tạo ra một môi trường sư phạm lành mạnh, có vai trò thúc đẩy hình thành một "xã hội học tập" trong tương lai. Đà Nẵng có một hệ thống giáo dục quốc dân rất phát triển, mạng lưới trường học được quy hoạch, điều chỉnh hợp lý, phần lớn hội đủ các điều kiện cần thiết về cảnh quan môi trường, sân chơi, đảm bảo an toàn vệ sinh, trật tự, an toàn lớp học..., đảm bảo các điều kiện thiết yếu trong học tập. Đến nay, toàn thành phố có 10 nhà trẻ, 167 trường mầm non, 80 trường tiểu học, 47 trường THCS, 16 trường PTTH; 10 trường trung học dạy nghề, 8 trung tâm giáo dục thường xuyên, 13 trung tâm dạy nghề, 34 cơ sở dạy nghề, ngoại ngữ, tin học hàng năm thu hút trên 200 nghìn học sinh theo học [30, tr. 2]. Trong thời đoạn 1996 - 2000 thành phố đầu tư 106.446 triệu đồng xây dựng 1.111 phòng học từ cấp 4 trở nên, xóa tình trạng học ca 3. Năm 2001 tiếp tục đầu tư 25 tỷ đồng xây dựng 140 trường học kiên cố và xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp ngày càng tăng, năm học 1999 - 2000: 92,4% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo, 96% trẻ từ 11 đến 15 tuổi đi học THCS (vượt 36% so với chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết TƯ 2, khóa VIII) [29, tr. 6;8]. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có một hệ thống trường đại học và trung học chuyên nghiệp khá đồ sộ (1 trường đại học khu vực bao gồm 4 thành viên, 1 trường đại học dân lập Duy Tân, còn có 11 trường THCN, 12 trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ) với phạm vi đào tạo khá rộng, hàng năm tuyển hơn 4.500 sinh viên hệ chính quy và 2.500 sinh viên hệ tại chức [11, tr. 112].

Đội ngũ giáo viên ổn định, tâm huyết với nghề nghiệp, chất lượng ngày càng được nâng lên. Giáo viên các cấp đạt trình độ chuẩn hóa chiếm tỷ lệ cao (tiểu học 98%, THCS 94,33%, THPT 99%, cao hơn mức bình quân cả nước). Trong công tác chuyên

môn, đạo đức nghề nghiệp đã chú ý hơn đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức, giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh, khắc phục một phần tư tưởng chuyên môn thuần túy và biểu hiện "nhạt chính trị", "thương mại hóa" ở một số giáo viên. Qua thanh tra 550 giáo viên ở các cấp dạy cho thấy tỷ lệ tốt: 35,6%, khá: 54,9%, đạt yêu cầu: 8,9%, không xếp loại: 0,3% [30, tr. 5]. Mục tiêu giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục được chú trọng ở tất cả các bậc học, cấp học làm chất lượng, hiệu quả đào tạo ngày càng tăng (tiểu học: 95%, tăng 14%; THCS 75%, tăng 5%; THPT 88,29%, tăng 8% so với năm 1996) [29, tr. 6].

Trật tự, kỷ cương học đường, các mối quan hệ thầy - trò được chú trọng củng cố, xây dựng. Công tác đấu tranh phòng chống TNXH (đặc biệt là ma túy) thâm nhập nhà trường được đẩy mạnh, đã thành lập Kế hoạch liên ngành về phòng ngừa và đấu tranh chống ma túy, TNXH trong các trường phổ thông, THCN - dạy nghề, cao đẳng và đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trên cơ sở phối hợp với các cơ quan chức năng. Trong năm 2000, qua kiểm tra ngẫu nhiên 500 học sinh ở các cấp học chưa phát hiện tình trạng học sinh sử dụng chất gây nghiện, ma túy. Qua 3 năm triển khai kế hoạch phòng chống tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật đã tạo những chuyển biến tốt trong ý thức, hành vi pháp luật của sinh viên, học sinh, có tác dụng tốt phòng chống tội phạm, hạn chế TNXH. Đà Nẵng được công nhận là đơn vị không có ma túy học đường.

Đồng thời với việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục ý thức và hành vi pháp luật cho học sinh và giáo viên, nhà trường còn quan tâm đúng mức đến việc giáo dục đạo đức, rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh và đã cho những kết quả khả quan. Bậc tiểu học hạnh kiểm tốt: 90,3%; khá: 9,7%. Hạnh kiểm cấp THCS, tốt: 48,80%; khá: 36,40%; trung bình: 14,30%; yếu: 0,4%. Tỷ lệ tương ứng ở cấp THPT là: 39,90%; 45,70%; 13,40%; 1,00% [28, tr. 9].

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, có hiệu quả đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, tạo những chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của mọi

người dân, tạo nhiều nhân tố mới đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, đào tạo, nâng dần chất lượng giáo dục toàn diện và tăng nhanh tốc độ phát triển. ở Đà Nẵng các hình thức giáo dục ngoài công lập rất đa dạng, phong phú và chiếm tỷ lệ khá cao: giáo dục mầm non 75,5% (cả nước 52,59%); THPT 8/16 trường, bằng 50% [27, tr. 5]. Các Hội khuyến học được thành lập 6/6 quận, huyện, với 47 hội xã, phường, 309 chi hội với 23.639 hội viên huy động được hàng tỷ đồng để giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó học tập, con em các gia đình chính sách... [30, tr. 13]. Thông qua Hội khuyến học đã huy động được các tầng lớp xã hội chăm lo đến việc giáo dục con em mình ở địa phương, phát huy vai trò tích cực của các gia đình, gia tộc vào việc giáo dục đạo đức, chống các TNXH, xây dựng động cơ, hoài bão học tập cho con em.

Chính do tạo lập được môi trường giáo dục - đào tạo lành mạnh, tiến bộ mà thành phố Đà Nẵng đã đạt được những kết quả khả quan trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng tài năng, xây dựng đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đặt ra ở địa phương.

Đà Nẵng là tỉnh, thành thứ 5 trong cả nước hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi (tháng 3/2000), công tác chống mù chữ, thất học chất lượng ngày càng cao: tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 đến 35 tuổi năm 1996 là 97,2% thì đến tháng 5/2000 tỷ lệ này là 98,3%. Tốc độ phổ cập THCS được đẩy nhanh, năm học 1999 - 2000 toàn thành phố có 45/47 xã, phường đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS, đủ tiêu chuẩn để công nhận là thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS (chỉ đứng sau Hà Nội), so với

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN: Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng hiện nay pdf (Trang 43 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)