II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Hoạt động du lịch và du lịch cộng đồn gở xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên,
1.1. Hiện trạng về hoạt động du lịch ở xã MHH
Theo số liệu báo cáo của Sở du lịch An Giang (2007) số lượng du khách đến với MHH qua các năm (từ năm 2003 - 2007) không ổn định. Trong đó, cao nhất là năm 2004 với 251,534 lượt khách chiếm 7,1% tổng du khách đến với An Giang, thấp
19
nhất là năm 2006 chỉ với 126,028 người chiếm 3,5%. Tuy nhiên, từ năm 2004 - 2007 số lượng du khách đến với MHH giảm mỗi năm trong khi số lượng khách trên toàn tỉnh An Giang lại tăng lên (bảng 2)
Bảng 2 : Số lượng du khách đến MHH
Năm MHH (ngLượng khách ười) đến LAn Giang (ngượng khách ườđếi) n
Tỷ lệ (%) lượng khách đến MHH so với An Giang 2003 176.439 2.554.383 6,9 2004 251.534 3.532.824 7,1 2005 205.645 3.423.721 6,0 2006 126.028 3.571.177 3,5 2007 181.865 3.792.281 4,8 Nguồn: Sở du lịch An Giang, 2007.
Theo báo cáo của trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang (2007), trên cơ sở tiềm năng sẵn có và khả năng đầu tư, trong định hướng phát triển của xã MHH, xã đang kêu gọi đầu tư vào các dự án phát triển du lịch. Những dự án này tập trung phát triển dựa trên những cảnh quan và tiềm năng sẵn có như:
1. Ba cụm du lịch sinh thái: cụm Chùa Chư Vị với diện tích 15ha thuộc ấp Mỹ
An 1, cụm Miếu Ông Hổ-Chùa Quan Đế với diện tích 5ha thuộc ấp Mỹ Long 1 và Mỹ Khánh 1, cụm cồn Mỹ Hiệp 10ha thuộc ấp Mỹ Hiệp.
2. Du lịch trên sông: Khai thác bãi tắm tại cồn Phó Ba thuộc ấp Mỹ Thạnh với diện tích 0,7ha.
3. Khu bảo tồn cảnh quan di tích Bác Tôn 63,55ha thuộc ấp Mỹ An 2.
Hàng năm, xã MHH thu hút được khách du lịch là do nơi đây diễn ra một số
lễ hội truyền thống, nhiều loại hình sinh hoạt: văn nghệ, đờn ca tài tử, thể dục thể
thao, trò chơi dân gian, quầy bán trái cây; những dịp nghỉ hè của sinh viên - học sinh, những chuyến du khảo về nguồn; ngày 26 tháng 3; lượng khách ởđây có thể
từ 10.000 đến 20.000 người/1 ngày. Khách đến MHH gồm cả khách nội địa và khách nước ngoài, trong đó khách nội địa chủ yếu là khách trong tỉnh, họ thường
đến MHH vào thứ bảy và chủ nhật nhưng số lượng còn thấp, cao điểm chỉ vào dịp tết (từ mùng 1 đến mùng 4 tết âm lịch) và vào các ngày tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Bác Tôn. Du khách quốc tếđến đây cũng theo mùa rõ rệt, họ thường đi du lịch vào mùa Đông (PSV,2008). Do số lượng du khách nhất là khách quốc tếđến MHH không đồng đều giữa các tháng nên hoạt động du lịch của các dịch vụởđây mang tính thời vụ.
1.2. Hiện trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng ở MHH
Kết quả PRA (2008) cho thấy xã MHH thuận lợi cho phát triển các loại hình dịch vụ du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch cộng đồng. Có 83,3% người dân tham gia thảo luận đồng ý rằng xã MHH nên đẩy mạnh phát triển du lịch kết hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp như: tham quan các di tích lịch
20
sử, các vườn cây ăn trái, làng bè trên sông. Chiêu Như Ý, Phạm Xuân Phú (2008), khi khảo sát tình hình kinh tế - xã hội ở xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang thấy rằng có đến 70 % người dân nơi đây muốn tham gia làm du lịch dựa vào cộng đồng.
Thực hiện Quyết định 176/QĐ-TCDL ngày 20/04/2007 về việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phục vụ cho người nghèo thuộc dự án phát triển du lịch Mê Kông do ngân hàng phát triển Châu Á cho vay ưu đãi. Ban thực hiện dự án tại An Giang đã quyết định chọn một trong những địa điểm thụ hưởng dự án là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Mục tiêu đầu tư xây dựng của mô hình này là thông qua các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng góp phần bảo tồn văn hóa, di sản tự nhiên, thúc đẩy việc phát triển du lịch bền vững, thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương phần xóa đói giảm nghèo tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương (Báo cáo sở du lịch thể thao, 2007).
Hiện tại xã MHH thực hiện dự án “Nâng cao năng lực du lịch nông nghiệp của hội nông dân Việt Nam” đang triển khai tại tỉnh An Giang. Dự án đã xây dựng 1 trung tâm thông tin du lịch cộng đồng đặt tại khu lưu niệm Bác Tôn, mở các lớp
đào tạo Tiếng Anh, các buổi tập huấn kỹ thuật làm vườn, các lớp tập huấn về cách chế biến thức ăn và phục vụ du khách - đặc biệt là khách nước ngoài, tổ chức các buổi tham quan nhiều mô hình du lịch tại một số tỉnh khác cho các hộ muốn tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng (Báo cáo sở du lịch và thể thao tỉnh An Giang, 2008). Tuy nhiên, hạn chế từ dự án trên là đối tượng tham gia là những hộ có diện tích đất vườn, những hộ giàu trong khi những hộ nghèo tiếp cận đến dự án này là rất thấp, họ hầu như không được hưởng lợi từ thành quả dự án đem lại.
Hộp thông tin số 1: Lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ du lịch
Hồ Minh Quang, ấp Mỹ An 2, xã MHH, diện tích đất vườn là 4.000 m2 trồng 3 loại cây ăn trái như: sơri, mận, táo. Ngoài việc trồng lấy quả bán cho các thương lái thì còn kinh doanh dịch vụ du lịch tham quan, mỗi lần có đoàn du khách tham quan vườn thì Ông thu về 20.000 đồng/ khách, trung bình mỗi tháng có từ 35 - 37 khách
đến tham quan, vào các ngày lễ tết, dịp kỷ niệm ngày sinh Bác Tôn thì có thể tăng thêm.
Nguồn: PVS, 2008 1.3. Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch cộng đồng ở địa bàn nghiên cứu
Kết quả PRA (2008) của 3 nhóm (1) nhóm đã tham gia vào du lịch dựa vào cộng đồng, (2) nhóm muốn tham gia vào du lịch dựa vào cộng đồng và (3) nhóm tham gia rồi nhưng tới nay không tham gia nữa cho thấy (1) đối với nhóm đã tham gia cho rằng mô hình này còn hạn chế do lượng khách du lịch đến tham quan phụ
thuộc vào sự phân bổ của công ty lữ hành, các chi phí phục vụ du khách (ăn, ngủ tại nhà dân) đều do công ty lữ hành chi trả nên số tiền người dân thu được từ các dịch vụ
này rất thấp. (2) đối với nhóm muốn tham gia vào du lịch dựa vào cộng đồng cho rằng đây là mô hình giải quyết công ăn việc làm và đem lại thu nhập cho người dân, nếu làm một cách bài bản và có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và đa dạng hóa sản phẩm thu hút khách du lịch sẽ giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. (3) nhóm đã tham gia nhưng đã nghỉ cho rằng các dịch vụ hoạt động không hiệu quả do lượng khách du lịch tham quan không ổn định, họ thường xuyên bị lỗ nên không muốn tham gia nữa.
Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ du lịch chưa đa dạng, kỹ năng cung cấp dịch vụ du lịch của người dân còn thấp, từ khi tham gia hoạt động du lịch đến nay người dân chỉ được đào tạo một số lớp tập huấn như: giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh, kỹ thuật làm vườn nhưng các kỹ năng cung cấp dịch vụ du lịch, kỹ năng phục vụ khách du lịch lại chưa được đào tạo kỹ. Ngoài ra, địa phương không có hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên địa phương thấp, không làm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của du khách nhất là các du khách nước ngoài. Chính vì thế, tăng cường kỹ năng cung cấp dịch vụ du lịch và phục vụ du khách cho người dân địa phương là điều cần thiết.
Một nguyên nhân khác làm hạn chế sự tham gia cung cấp dịch vụ du lịch của người dân địa phương là do đa phần họ không có vốn hay thiếu vốn đầu tư vào kinh doanh và chính quyền chỉ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nhưng chưa triển khai hỗ trợ nguồn tài chính. Do đó, những người muốn tham gia kinh doanh du lịch lại không có tiền và người có tiền lại mang tâm lý sợ rủi ro khi khách du lịch đến địa phương chưa ổn định.
1.4. Những hộ hiện nay không tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng
Bao gồm những hộ trước đây có tham gia nhưng hiện giờđã nghỉ và những hộ
chưa từng tham gia vào du lịch cộng đồng. Theo kết quả PRA, 2008 cho thấy rằng những hộ muốn tham gia vào hoạt động du lịch nhưng không biết cách nào để tham gia nhưở hộp thông tin số 2:
Hộp thông tin số 2: Muốn tham gia vào hoạt động du lịch nhưng không biết cách nào
để tham gia
Nguyễn Văn X, ấp Mỹ An 2, xã MHH, diện tích đất vườn là 4.000 m2 trồng 3 loại cây ăn trái như: sơri, mận, táo. Nhà tôi cũng cất cách đây khoảng 30 năm, tôi thấy ở đây có tiềm năng kinh doanh làm du lịch, tôi rất muốn tham gia như các hộ khác nhưng tôi không biết không tin về các hoạt động đó và không biết Công ty Lữ Hành chọn các hộ tham gia như thế nào.
Nguồn: PVS, 2008
Cũng theo kết quả PRA, 2008. Những hộ trước đây có tham gia vào du lịch cộng đồng nhưng hiện giờđã nghỉ do làm ăn thua lỗ nên họ không tham gia nữa như
hộp thông tin 3:
21
Hộp thông tin số 3: Hộ trước đây tham gia du lịch dựa vào cộng đồng nhưng đến nay không tham gia vào hoạt động này nữa. Hộ Ông Ba Liệp, đây có một nhà hàng duy nhất - nhà hàng Ba Liệp cũng hoạt động theo thời vụ. Nhà hàng này cũng chỉ
mở cửa vào những dịp lễ, tết…nhưng có khi vào vụ nó vẫn ếẩm như bình thường. Lúc đầu ông còn thuê mướn nhân viên sau đó ếđến nỗi không còn thuê mướn nữa.
Khách du lịch đến đây sau khi đi thăm khu lưu niệm Bác Tôn xong thì họ thường
đi về, đặc biệt là du khách trong nước, họ mang theo đồăn, thức uống và không bao giờở lại nghỉ dưỡng.
22 Nguồn: PVS, 2008
1.5. Nguồn thu nhập của các hộ tham gia vào hoạt động du lịch
80% hộ tham gia vào hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng được phỏng vấn cho rằng thu nhập chính của họ là từ làm lúa, hoa màu và chăn nuôi, còn hoạt động du lịch chỉ là nguồn thu nhập phụ của họ. Khi tham gia vào hoạt động du lịch thu nhập của gia đình có tăng lên, giúp họ trang trải được một phần chi tiêu trong gia đình nhất là trong thời gian nhàn rỗi tuy nhiên nguồn thu nhập này không cao và không
ổn định do khách tham quan còn phụ thuộc nhiều vào công ty lữ hành đem sang. 20% hộ còn lại cho rằng thu nhập từ hoạt động du lịch giúp họ đủ tiền để trang trải cuộc sống.