Phân tích một số tình huống người dân đang hoạt động cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu 596 Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (Trang 45)

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.Phân tích một số tình huống người dân đang hoạt động cung cấp dịch vụ

Nguồn: PRA, 2008

Qua Hình 6 cho thấy, những khó khăn mà người dân địa phương thường gặp khi tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm: thiếu vốn để nâng cấp các tiện nghi phục du khách, lượng du khách đến địa phương không ổn định, thiếu kinh nghiệm và các kỹ năng để phục vụ du khách. Trong đó, có 53,33 % hộ cho rằng do họ thiếu vốn nên khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch cho du khách nghỉ tại nhà dân, người dân chỉđược hỗ trợ ghế bố hay giường, chăn màn… từ công ty lữ hành cung cấp. Tuy nhiên, các hộ tham gia sẽ bị hạn chế trong việc thu nhận khách du lịch, họ không được thu nhận bất kỳ các du khách nào ngoài du khách từ công ty đưa

đến. 36,67 % hộ cho rằng lượng khách du lịch đến MHH không ổn định, chủ yếu khách du lịch chỉ đông vào các ngày lễ tết, ngoài ra, do chưa có chính sách hỗ trợ

nguồn tài chính từ phía chính quyền trong công tác đầu tư phát triển du lịch, người dân chưa mạnh dạn đầu tư các dịch vụ du lịch, nhất là dịch vụăn uống do khách du lịch chưa ổn định, chỉ kinh doanh được vào những ngày lễ, tết. Chỉ 10,00% hộ cho rằng thiếu kinh nghiệm và kỹ năng phục vụ khách du lịch cũng là vấn đề khó khăn

đối với họ. Trong đó, 6,67 % ý kiến cho rằng kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ du lịch của họ còn nhiều yếu kém, chủ yếu từ 3 - 5 năm, 3,33 % hộđang gặp khó khăn do chưa được tập huấn kỹ năng cung cấp dịch vụ du lịch nên khả năng kinh doanh và phục vụ du lịch còn nhiều yếu kém. Ngoài ra, do người dân địa phương tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, vì thế kinh doanh các dịch vụ có liên quan đến du lịch phần lớn chỉđược xem như là cách để cải thiện thu nhập của họ.

5. Phân tích một số tình huống người dân đang hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch lịch

Tình hung 1: Hộ tham gia vào du lịch cộng đồng lâu năm (thu nhập dựa vào trồng lúa và hoạt động dịch vụ nghỉ qua đêm)

34 Thu nhập chính của gia đình: Từ nghề trồng lúa. Cung cấp dịch vụ du lịch chỉ là

nghề phụ và nguồn thu nhập không thường xuyên.

Phí dịch vụ: Chưa xác định, phí này tùy thuộc vào từng loại hình dịch vụ cung cấp theo đơn đặt hàng của các công ty lữ hành. Ví dụ: về dịch vụ ăn uống phía công ty du lịch lữ hành yêu cầu làm mỗi phần cơm phục vụ cho du khách là 30.000 đồng thì phía bên người cung cấp sẽđược 10.000 đồng, và mỗi khách ngủ

qua đêm là 20.000 đồng.

Trình độ học vấn: Trung học cơ sở

Giới tính: Nam

Địa chỉ: ấp Mỹ An II, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Họ và tên nông hộ: Huỳnh Văn Lập

Nhng khó khăn trong phát trin du lch cng đồng:

1. Không được chủđộng thu hút, đón tiếp khách du lịch: các du khách từ công ty du lịch lữ hành đưa sang nên số lượng khách phụ thuộc vào các công ty, người tham gia hoạt động du lịch không được tự ý nhận bất cứ nguồn du khách nào ngoài khách của công ty. Hướng dẫn viên du lịch theo đoàn cũng do công ty lữ hành đưa sang, người dân chưa trực tiếp trao đổi với du khách vì thế, mối quan hệ giữa du khách với nơi phục vụ chưa gắn kết với nhau. 2. Món ăn phục vụ du khách cũng do người công ty sắp đặt (thường là thịt bò),

du khách ít có cơ hội thưởng thức món ăn truyền thống của Việt Nam. 3. Ngoài ra giữa các điểm phục vụ thăm quan chưa có sự liên kết, gắn bó hỗ

trợ nhau phát triển.

Hướng phát trin:Duy trì loại hình dịch vụ nghỉ qua đêm phục vụ cho mô hình du lịch cộng đồng. Cần phải liên kết các điểm phục vụ du lịch với nhau để thuận tiện

trong hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, ngoài ra củng cố, tăng cường giao tiếp và gần gũi với du khách, tạo nên sự thân thiện giữa nơi phục vụ và du khách.

Nguồn: PVS,2008

Tình hung 2: Hộ mới tham gia vào hoạt động du lịch dựa cộng đồng (thu nhập chính vẫn dựa vào trồng lúa, và hộ hoạt động cung cấp dịch vụ nghỉ qua đêm và trưng bày các mặt hàng thủ công truyền thống, tham quan vườn cây ăn trái)

Số lượng du khách đến tham quan: trung bình mỗi tháng có thể đón từ 35 - 37 khách du lịch.

Du khách thường đến tham quan ở MHH vào ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật hay

đông nhất là vào những ngày kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của Bác Tôn.

Thông tin v kh năng cung cp dch v du lch

Du khách được tham quan vườn cây ăn trái, tham quan các mặt hàng thủ công truyền thống và là trạm dừng chân nghỉ ngơi cho du khách, phục vụăn uống, nghỉ

qua đêm cho du khách.

Để cung cấp được các dịch vụ trên gia đình đã trang bị cơ bản đầy đủ các tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt gia đình và trang bịđầy đủ các cơ sở vật chất đáp ứng phục vụ cho du khách.

Mô hình cung cấp dịch vụ du lịch: theo dự án du lịch của Hà Lan, bắt đầu tham gia dự án năm 2005, đã được dự án tổ chức cho tham quan nhiều điểm du lịch ở các tỉnh khác như: tham quan mô hình du lịch miệt vườn ở Tiền Giang và Vĩnh Long, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được tham gia các lớp đào tạo nâng cao khả năng phục vụ du khách như học Tiếng Anh, cách thức giao tiếp, tổ chức nghỉ ngơi, phục vụăn uống, trang trí phục vụ du khách đến tham quan.

Chi phí đầu tư vào dịch vụ: 10.500.000 đồng (tiền hỗ trợ từ dự án) và đã sử dụng vào các mục đích trang trí nơi tiếp khách, xây dựng nhà trưng bày các đồ thủ công mỹ nghệ làm từ cây tre, trúc, sửa chữa lại nhà vệ sinh, xây dựng đường dẫn vào vườn tham quan. Ngoài ra gia đình còn được trang bị 2 chiếc xuồng phục vụ cho

đưa rước khách tham quan trong mùa nước nổi.

Hướng phát trin: dựa vào ưu thế sẵn có, gia đình tiếp tục kinh doanh và phát triển dịch vụ từ vườn trái cây, và dịch vụăn uống, nghỉ ngơi.

Khó khăn phát trin du lch cng đồng ti xã MHH:

1. Chưa tạo được nét độc đáo khác biệt với các điểm du lịch khác để thu hút du khách đến tham quan.

2. Hệ thống kênh rạch chưa được mở rộng nên thuyền, xuồng rất khó đểđi vào

để tham quan các vườn cây ăn trái.

3. Phần lớn diện tích đất vườn ở MHH là chỉ từ 2 -3 công, rất ích những hộ có diện tích đất lớn nên rất khó trang bịđầy đủ các tiện nghi tham quan, thiếu tính đa dạng trong các loại hình dịch vụ cung cấp cho du khách.

Nhng kiến ngh nhm phát trin du lch cng đồng:

1. Cần phải mở thêm các tour du lịch tham quan mẫu nhằm quảng bá du lịch

Thông tin v nông h

Tên chủ hộ: Hồ Minh Quang

Địa chỉ: ấp Mỹ An II, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Giới tính: Nam

Trình độ học vấn: Trung học cơ sở

Phí dịch vụ tham quan: chưa xác định tùy theo nhu cầu phục vụ cho du khách (dịch vụăn uống, tham quan vườn cây ăn trái, mua trái cây, dịch vụ nghỉ qua đêm)

Thu nhập chính của gia đình: thu nhập từ nghề trồng lúa và thu nhập từ vườn cây ăn trái. Nguồn thu nhập từ dịch vụ du lịch không ổn định tùy thuộc vào lượng khách đến tham quan.

Chi tiêu cho cung cấp dịch vụ du lịch: gần 10.500.000 đồng (số tiền từ dự án phát triển du lịch của Hà Lan, với số tiền này chủ hộ có thể cải thiện cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển để phục vụ du lịch, số tiền hỗ trợ sẽ được khấu trừ

trong mỗi lần phục vụ du khách).

Các thành phần trong gia đình tham gia cung cấp dịch vụ du lịch: 2 thành viên

Cơ sở vật chất phục vụ cho cung cấp dịch vụ du lịch: diện tích đất vườn cây ăn trái (khoảng 4.000 m2 trồng các loại trái cây như: táo, mận, sơri), một nhà thông tin du lịch trưng bày các sản phẩm mỹ nghệ.

37

cộng đồng đến mọi người

2. Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm phục vụ chu đáo khách du lịch (nhưđiện thoại, internet)

3. Cần liên kết với công ty du lịch lữ hành để chủđộng nguồn khách đến tham quan

4. Cần nguồn hỗ trợ từ các sở ban ngành quản lý văn hóa - du lịch.

Nguồn: PVS, 2008.

Vào năm 2005 đã tham gia chương trình phát triển du lịch của Hà Lan, gia đình

được tài trợ 10.000.000 đồng dùng vào sửa chữa nhà vệ sinh, tu bổ lại vườn cây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng thời, đã tham gia vào các chuyến tham quan du lịch miệt vườn ở Vĩnh Long, Tiền Giang, được tham dự các buổi tập huấn về kỹ năng giao tiếp với khách du lịch, kỹ năng tổ chức tour du lịch, bố trí nghỉ ngơi, cách thức tổ chức ăn uống phù hợp với từng loại khách du lịch.

Khách đến tham quan có cả khách nước ngoài lẫn khách nội địa, phần lớn khách nước ngoài đi theo đoàn, theo các tour du lịch do các công ty lữ hành đưa qua còn khách nội địa là các khách vãng lai, tự tổ chức tham quan ít đi theo đoàn, hay theo các tour du lịch.

Hướng phát trin: mặc dù trong năm vừa qua lượng du khách đến tham quan giảm hơn các năm trước, nhưng trong những năm tới sẽ có nhiều du khách đến tham quan vì đây là loại hình du lịch mới lạ thu hút nhiều du khách. Thời gian tới, gia đình sẽ

mở thêm loại hình dịch vụ du lịch mẫu như: du khách sẽ cùng gia đình trồng rau sạch (theo hình thức người đến sau thu hoạch cho người trước), mở các loại hình du lịch mùa nước nổi, xây thêm các chòi nhỏ bố trí dọc vườn cây dành cho nghỉ ngơi, sinh hoạt văn nghệ, ăn uống.

Nhng khó khăn trong phát trin du lch:

1. Phần lớn du khách đến thăm quan, vui chơi câu cá giải trí, nghỉ ngơi rồi về

vì nơi đây không có nhiều dịch vụ thu hút du khách nghỉ qua đêm, “các sản phẩm du lịch khách chỉ cần thưởng thức chỉ trong một ngày”

2. Thiếu sự liên kết với các hộ kinh doanh loại hình dịch vụ khác.

3. Đường giao thông dẫn vào khu vườn cây tham quan vẫn còn khó đi nhất là mùa mưa, nhưng du khách có thể tham quan thuận tiện vào nước lũ về vì khi

đó các phương tiện thuyền, xuồng di chuyển rất dễ dàng

Nhng kiến ngh nhm thúc đẩy phát trin du lch:

1. Cần đầu tư nâng cấp đường giao thông dẫn vào nơi thăm quan.

2. Đa dạng các loại hình dịch vụ và quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đến du khách.

3. Đầu tư thêm cơ sở vật chất, xây dựng thêm các gian hàng trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gian hàng bán các sản phẩm được chế biến từ trái sơri như nước ép sơri, rượu sơri.

4. Có thể xây thêm các phòng nghỉ phục vụ khách du lịch thăm quan nghỉ

lạc thông tin truyền thông.

Nếu có điều kiện thì hộ sẽ phát triển thêm dịch vụ “du khách trở thành người trực tiếp chăm sóc cho vườn cây như: tưới phân cho sơri, thu hoạch trái, tát ao cá, hái bông điên điển trong mùa lũ”.

Nguồn: PVS, 2008.

Tình hung 3:Hộ đang hoạt động mô hình du lịch cộng đồng (nguồn thu nhập dựa vào các loại hình dịch vụ tham quan du lịch, cung cấp dịch vụ tham quan vườn cây ăn trái, ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt giải trí)

38

Số lượng du khách đến thăm quan: ngày thường khoảng từ 10-20 người,

còn vào các dịp lễ tết, kỹ niệm ngày sinh ngày mất của Bác Tôn thì lượng khách có thể từ khoảng 50-100 người.

Thông tin v kh năng cung cp dch v du lch

Xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào vườn sinh thái từ năm 2000, ban đầu là vườn cây trồng các loại cây ăn trái có giá trị thấp và thu nhập

Thông tin nông h

Họ và tên nông hộ: Hồ Quốc Tuấn

Địa chỉ: ấp Mỹ An II, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Giới tính: Nam

Trình độ học vấn: Trung học phổ thông

Phí dịch vụ tham quan: chủ yếu kinh doanh dựa vào vườn cây ăn trái (trồng trái sơri) và nuôi 2 hầm cá xen lẫn với trồng cây ăn trái, cụ thể: vào mùa có trái thì vé vào tham quan vườn là 5.000 đồng.người-1, phục vụ câu cá giải trí (dịch vụ thuê cần câu, dịch vụăn uống tùy theo dịch vụ mà mức thu phí khác nhau) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập chính của gia đình: Từ dịch vụ tham quan vườn cây ăn trái và thu hoạch trái cây từ vườn. Nguồn thu nhập từ dịch vụ du lịch cao nhất vào dịp lễ tết, nghỉ hè và ngày lễ kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của Bác Tôn.

Chi phí đầu tư vào dịch vụ du lịch: gần 10.000.000 đồng (số tiền từ dự

án phát triển du lịch của Hà Lan, số tiền hỗ trợ sẽđược khấu trừ trong mỗi lần phục vụ du khách).

Các thành phần trong gia đình tham gia cung cấp dịch vụ du lịch: 4 thành viên: chủ hộ, vợ và hai con trai.

Cơ sở vật chất phục vụ cho cung cấp dịch vụ du lịch: diện tích đất vườn trồng cây ăn trái (cây sơri) và 2 ao nuôi cá với tổng diện tích là 14.000 m2.

39

Khách đến tham quan có cả khách nước ngoài lẫn khách nội địa, phần lớn khách nước ngoài đi theo đoàn, theo các tour du lịch do các công ty lữ

hành đưa qua còn khách nội địa là các khách vãng lai, tự tổ chức tham quan ít đi theo đoàn, hay theo các tour du lịch.

Hướng phát trin: mặc dù trong năm vừa qua lượng du khách đến thăm quan giảm hơn các năm trước, nhưng trong những năm tới sẽ có nhiều du khách đến thăm quan vì đây là loại hình du lịch mới lạ thu hút nhiều du khách. Thời gian tới, gia đình sẽ mở thêm loại hình dịch vụ du lịch mẫu như: du khách sẽ cùng gia đình trồng rau sạch (theo hình thức người đến sau thu hoạch cho người trước), mở các loại hình du lịch mùa nước nổi, xây thêm các chòi nhỏ bố trí dọc vườn cây dành cho nghỉ ngơi, sinh hoạt văn nghệ, ăn uống.

Nhng khó khăn trong phát trin du lch:

1. Phần lớn du khách đến thăm quan, vui chơi câu cá giải trí, nghỉ

ngơi rồi về vì nơi đây không có nhiều dịch vụ thu hút du khách nghỉ qua đêm, “các sản phẩm du lịch khách chỉ cần thưởng thức chỉ

trong một ngày”

2. Thiếu sự liên kết với các hộ kinh doanh loại hình dịch vụ khác.

3. Đường giao thông dẫn vào khu vườn cây thăm quan vẫn còn khó đi nhất là mùa mưa, nhưng du khách có thể thăm quan thuận tiện vào nước lũ về vì khi đó các phương tiện thuyền, xuồng di chuyển rất dễ dàng

Nhng kiến ngh nhm thúc đẩy phát trin du lch:

1. Cần đầu tư nâng cấp đường giao thông dẫn vào nơi thăm quan. 2. Đa dạng các loại hình dịch vụ và quảng bá, giới thiệu sản phẩm du

lịch đến du khách.

3. Đầu tư thêm cơ sở vật chất, xây dựng thêm các gian hàng trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gian hàng bán các sản phẩm được chế biến từ trái sơri như nước ép sơri, rượu sơri.

40 Nguồn: PVS, 2008.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Mặc dầu, xã MHH có tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, các khu di tích lịch sử và có sự hỗ trợ các Sở, Ban ngành của tỉnh An Giang và dự án nước ngoài, nhưng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng vẫn còn bị hạn chế

do một số yếu tố sau:

1. Yếu tố về tự nhiên

MHH có tiềm năng và thế mạnh về vẻ đẹp tự nhiên, di tích lịch sử, truyền

Một phần của tài liệu 596 Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang (Trang 45)