II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. Hiện trạng các nguồn lực cung cấp dịch vụ du lịc hở MHH
2.1. Nguồn nhân lực
2.1.1. Các nhóm đối tượng tham gia vào du lịch dựa vào cộng đồng ở xã MHH
Kết quả PRA, 2008 cho thấy rằng các đối tượng tham gia vào du lịch cộng
đồng như: quy hoạch, quản lý hoạt động, phân phối lợi nhuận thông qua người đại diện cộng đồng đã được tuyển chọn (Ban quản lý dự án). Các đối tượng hưởng các phúc lợi từ du lịch công đồng được chia làm 2 nhóm (i) hưởng lợi trực tiếp gồm nhóm người tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch: lao công nhà nghỉ, công nhân xây dựng, nấu bếp, lái thuyền/cano, người hướng dẫn, bán hàng thủ công mỹ nghệ, biểu diễn văn hóa/văn nghệ, tiếp nhận nghỉ tại nhà dân; (ii) hưởng lợi gián tiếp là toàn thể thành viên trong cộng đồng. Tuy nhiên, các hộ tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng (homestay) ởđịa phương là do công ty du lịch lữ hành An Giang đến khảo sát và chọn. Các hộđược chọn là những hộ có diện tích đất vườn và nhà có kiến trúc cổ. Do đó, sự tiếp cận với loại hình kinh doanh dịch vụ này của nhóm hộ nghèo là rất thấp do họ không có đủ các điều kiện như: có nhà sàn cổ kính, có vườn cây ăn trái thu hút khách tham quan hay những phương tiện để đưa đón du khách… Chính vì thế, hộ giàu là những hộ sẽđược hưởng lợi từ thành quả dự án này đem lại, trong khi những hộ nghèo hầu như không được hưởng bất kỳ lợi nhuận nào.
2.1.2. Nhân sự trong ban quản lý du lịch
Kết quả phỏng vấn sâu Ban Quản lý dự án “Trung tâm thông tin du lịch cộng
đồng” cho thấy nhân sự của trung tâm thông tin du lịch cộng đồng ở MHH chỉ 6 người. Trong đó, 4 nhân sự có trình độ THPT, 1 nhân sự có trình độ Trung cấp du lịch và 1 nhân sự đang theo học liên thông lên đại học. Hầu hết các nhân sự trong Ban quản lý chưa qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động du lịch của Ban quản lý chủ yếu là qua học hỏi và đúc kết các kinh nghiệm. Trong đó, chỉ có 1 người được học lớp thuyết minh và được học hỏi kinh nghiệm từ đi thực tế ở các
điểm du lịch khác (bảng 3). Chính vì vậy, các kỹ năng quản lý và phục vụ khách du lịch của các thành viên còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, trình độ ngoại ngữ thấp nên họ cũng gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và hướng dẫn các du khách nước ngoài.
Bảng 3: Số lượng và trình độ của các thành viên trong Ban quản lý dự án “Trung tâm thông tin du lịch cộng đồng” ở MHH
23
1 Trưởng ban quản lý trung tâm (kiêm nhiệm từ trưởng ban khu lưu niệm Bác Tôn)
1 THPT
2 Phó ban quản lý trung tâm (kiêm nhiệm từ phó ban khu lưu niệm Bác Tôn) 1 THPT 3 Thư ký 1 THPT 4 Thành viên phụ trách văn nghệ (tổ chức các buổi đơn ca tài tử, ca hát, lễ hội) 1 THPT 5 Thành viên phụ trách dịch vụ (ăn uống, nghỉ ngơi, hướng dẫn tham quan)
1 Đang theo học chương trình liên thông từ Cao Đẳng Bảo Tàng lên Đại Học Bảo Tàng 6 Thành viên phụ trách phát
triển và kinh doanh du lịch (kêu gọi đầu tư, thúc đẩy phát triển du lịch cộng
đồng).
1 Trung cấp du lịch
Nguồn: Ban quản lý dự án “Trung tâm thông tin du lịch cộng đồng, 2008”
Với số lượng và trình độ nhân sự như hiện nay, ban quản lý dự án du lịch xã MHH gặp nhiều trở ngại trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ du lịch. Chính vì thế, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân sự là việc làm thiết thực trong giai đoạn hiện nay và cả tương lai.
2.2. Cảnh quan, môi trường và an ninh ở khu du lịch
Với điều kiện tự nhiên và cảnh quan được thiên nhiên ưu đãi, MHH là xã cù lao được dòng sông Hậu bao quanh, có những hàng cây lâu năm nằm dọc bên đường và ven sông xen với lẫn với các ngôi nhà, có vườn cây ăn trái, có các bè cá nằm ven sông tạo nên những nét đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Bên cạnh vẻ đẹp từ
thiên nhiên, MHH còn có nét đẹp cổ kính từ các Đình, Chùa và nhà cổ trên 100 năm tuổi nằm rải rác trên địa bàn xã như: Chùa Chư Vị ởấp Mỹ An 1, Miếu Ông Hổ- Chùa Quan Đế ở ấp Mỹ Long 1, Đình Thần Cựu Hưng Châu ở ấp Mỹ Thuận, đặc biệt, có khu lưu niệm Bác Tôn và ngôi nhà cổ Bác Tôn đã từng sinh sống được xếp vào hạng du lịch cấp quốc gia (Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang, 2006).
Tuy nhiên, do MHH là xã cù lao nên bên cạnh hiện tượng sạt lở ven sông Hậu, nguồn tài nguyên nước cũng bịảnh hưởng từ rác thải từ các hộ gia đình, các chất thải từ các bè, ao hầm, đăng quầng nuôi cá trên địa bàn, ảnh hưởng thuốc trừ sâu do quá trình thâm canh tăng vụ. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu du lịch tuy chưa gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch hiện tại nhưng tình trạng xả rác bừa bãi dọc theo sông Hậu, trên đường đã làm hạn chế vẻ mỹ quan khu du lịch. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch cộng đồng ởđịa phương. Thêm vào đó, an ninh khu vực du lịch nhất là các hộ phục vụ dịch vụ nghỉ
24
ngơi cho du khách chưa được thực hiện, làm cho du khách mất đi cảm giác thoải mái khi thụ hưởng sản phẩm du lịch.
Hộp thông tin số 4: Cảm giác của du khách khi ngủ qua đêm ở các điểm “Homestay” của MHH
Khách du lịch đến từ Hà Lan, 2008 cho biết “an ninh và trật tự ởđây rất tốt nhưng buổi tối tôi ngủ không được bởi vì không có gì để bảo đảm an toàn cho du khách, tôi nằm mà sợ có ai vào lấy tài sản của mình. Theo tôi nên có sự kết hợp giữa nhà nghĩ homestay với chính quyền địa phương để khách du lịch an tâm hơn khi ngủ
qua đêm ở các điểm du lịch này.
Nguồn: PSV, 2008
Nhìn chung, vốn tự nhiên ở xã rất phong phú và đa dạng, là nguồn tài sản hỗ
trợ người dân trong sản xuất và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nguồn tài sản này chưa
được quản lý và sử dụng hợp lý, do đó cần có những giải pháp thích hợp vừa khai thác hết tiềm năng phát triển nghề nuôi thủy sản đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến môi trường nước, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Để tạo điều kiện thuận lợi và sự an tâm cho du khách khu du lịch nên trang bị cho mỗi du khách bản đồ chỉ dẫn về các điểm tham quan, các hộ tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, các địa chỉ hoặc sốđiện thoại của chính quyền địa phương để khách liên hệ khi khẩn cấp.
2.3. Cơ sở vật chất
2.3.1. Giao thông
Theo kết quả PVS (2008) 65% tuyến đường trên địa bàn xã được láng nhựa, 25% đoạn đường được rải đá, chỉ còn 15% là đường đất. Đặc biệt, các tuyến đường trọng yếu đến trung tâm xã đã hoàn thành nhựa hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi buôn bán của người dân trong xã. Trong năm 2008 xã đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm 3,5 km tuyến đường láng nhựa nối liền các ấp Mỹ
Khánh 1, Mỹ Khánh 2, Mỹ Long 2, cầu sáu Y và trường Tiểu Học Lý Tự Trọng. Vận động theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” xã đã sửa chữa
được 12 cây cầu, rãi đá các tuyến đường toàn xã chiều dài 1.000m, đổ bêtông tuyến
đường Bảy Xệ thuộc ấp Mỹ An 1 chiều dài 140m, ngang 1,2m với đóng góp của nhân dân là 9,9 triệu đồng (Báo cáo UBND xã Mỹ Hòa Hưng, 2008). Tuy nhiên, theo kết quả quan sát trực tiếp, khả năng đáp ứng của giao thông cho dịch vụ du lịch của xã còn gặp nhiều khó khăn do chiều ngang mặt đường hẹp chỉđáp ứng cho xe ô tô nhỏ tham quan xung quanh xã. Bên cạnh đó, vì là xã cù lao nên để đến được MHH du khách sẽ phải qua một chuyến phà, họ sẽ có cảm giác bị mất nhiều thời gian vì phải đợi phà có đủ lượng người theo quy định mới được chạy, thời gian phà qua sông từ 10 đến 15 phút. Thêm vào đó, trên mỗi chuyến phà, số lượng người thì
đông nhưng các dụng cụ bảo hộ an toàn cho người đi phà thì lại có hạn. Do đó, mặc dầu đoạn đường này ngắn nhưng lại dễ làm cho du khách có cảm giác nhàm chán, và nguy hiểm, nhất là đối với các du khách nước ngoài.
2.3.2. Sử dụng điện trong hoạt động du lịch
Theo kết quả PRA (2008), xã MHH có điện từ năm 1988, ban đầu là những hộ
dân sống theo các tuyến đường giao thông chính trong xã được sử dụng điện. Hàng năm mạng lưới cung cấp điện đã phủ khắp toàn xã nâng cao tỷ lệ hộ sử dụng điện.
25
Thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn, xã đã cải tạo xong đường dây hạ thế
trên địa bàn xã, thay mới trụ điện vượt sông Hậu từ Bình Đức qua MHH, thay mới 119 bóng đèn chiếu sáng từ Trà Ôn đến Ô Môi với tổng kinh phí 657 triệu đồng, đến năm 2007 toàn xã có 4.002 hộ sử dụng điện chiếm 90.93% (báo cáo của UBND xã MHH, 2007). Nhờ có điện, người dân dễ dàng tiếp cận với thông tin, biết thêm nhiều kỹ thuật sản xuất mới, gia tăng thu nhập kinh tế gia đình giúp đời sống của người dân trong xã nâng lên so với các năm trước (hộp thông tin số 5)
Hộp thông tin số 5: Sử dụng điện trong phục vụ khách du lịch
Huỳnh Thị Hiền, 44 tuổi, khu dân cưấp Mỹ An 2, trình độ văn hóa: lớp 5, gia
đình có 3 người: 2 vợ chồng và đứa con 1 tuổi, chồng đi chở xe thuê, vợở nhà trông con, nhận đồ làm gia công và làm thêm dịch vụ du lịch. Chị cho biết nhờ có điện mà vào các buổi tối gia đình có thể thuê nhóm đờn ca tài tử phục vụ cho du khách để
kiếm thêm thu nhập, bình quân gia đình cũng kiếm thêm được 150.000 đồng/ buổi tối.
Nguồn: PVS, 2008. 2.4. Sản phẩm du lịch
2.4.1. Sản phẩm lưu niệm
Kết quả PRA (2008) cho thấy rằng các sản phẩm lưu niệm ở MHH rất đơn điệu và chưa thu hút được khách du lịch. Lê Văn Lắm, chủ tịch xã MHH (2008) cho biết các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ởđịa phương đều là các cơ sở nhỏ lẻ, hoạt động chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương. Năm 2008 có 50 hộ làm nghềđan đát làm một số mặt hàng như thúng, xề tập trung ở Mỹ An 2; 5 cơ sở lò rèn
ởấp Mỹ Khánh 2 (2 cơ sở) các cơ sở còn lại nằm ở các ấp Mỹ An 2, Mỹ An 1 và Mỹ
Hiệp (Bảng 4). Các cơ sở này phần lớn chỉđáp ứng cho nhu khách đến tham quan, không đáp ứng được nhu cầu mua sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương để làm quà lưu niệm.
Bảng 4 : Số hộ sản xuất phục vụ cho du khách tham quan và mua quà lưu niệm
Loại sản phẩm Số lượng (hộ)
Thúng, xề 50
Điêu khắc 3
Lò rèn 5
Nguồn: Báo cáo UBND xã MHH, 2008
2.4.2. Dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi và đi lại Bảng 5: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch
26 tính Nhà nghỉ 12 Cái Nhà trọ 1 Cái Nhà hàng 1 (nghỉ) Cái Các dịch vụ: ăn uống, giải khát ngoài khu du lịch 10 – 15 Hộ Các dịch vụ: ăn uống, giải khát trong khu du lịch 2 Hộ Chạy xe ôm 8 – 10 Người Giữ xe 7 – 15 Hộ
Vườn sinh thái 5 Vườn
Nguồn: PSV,2008
Các dịch vụ phục vụ khách du lịch (Bảng 5) thấp cả chất và lượng. Hiện tại trên địa bàn xã có 1 nhà nghỉ do ban quản lý dự án du lịch cộng đồng xã MHH quản lý, 12 nhà nghỉ dạng homestay, 1 nhà hàng (đã nghỉ kinh doanh do quá vắng khách) và một số dịch vụ nhỏ lẻ khác như: dịch vụ chạy xe ôm có khoảng 8 - 10 người tham gia, dịch vụ giải khát, ăn uống có khoảng 10 - 15 hộ, giữ xe từ 7 - 15 hộ. Tuy nhiên, các dịch vụ nhỏ lẻ này chỉ hoạt động vào những lúc có đông khách du lịch như các ngày lễ, tết. Còn những ngày thường, chỉ có các dịch vụ phục vụ ăn, uống cho du khách với quy mô nhỏ lẻ hoạt động cầm chừng.
Hộp thông tin số 6: Chưa có chính sách cho các hộ tham gia hoạt động du lịch được vay vốn để phát triển du lịch cộng đồng
Bùi Văn Nghĩa, ấp Mỹ An 2, xã MHH, diện tích đất vườn là 6.000 m2 trồng 3 loại cây ăn trái như: sơri, mận, táo. Ngoài việc trồng lấy quả bán cho các thương lái thì còn kinh doanh dịch vụ du lịch tham quan, mỗi lần có đoàn du khách tham quan vườn thì Ông thu về 20.000 đồng/ khách, trung bình mỗi tháng có từ 35 - 37 khách
đến tham quan, vào các ngày lễ tết, dịp kỷ niệm ngày sinh Bác Tôn thì có thể tăng thêm. Nhưng nếu, nhà nước cho vay vốn đểđầu tư làm vườn du lịch sinh thái cho du khách sẽ tăng thu nhập hơn. Bên cạnh đó, nếu công ty du lịch cho phép người dân tự
tìm đối tác sẽ tăng thu nhập nhiều hơn và có khả năng cạnh tranh sẽ đáp ứng được nhu cầu phục vụ tốt hơn
Nguồn: PVS, 2008
Theo kết quả PRA (2008) cho thấy, theo xu hướng hiện nay mô hình du lịch dựa vào cộng đồng và mô hình du lịch vườn sinh thái được xem là loại hình du lịch
được ưa chuộng hiện nay. Ở Mỹ Hòa Hưng, có 10 nhà dân tham gia vào hoạt động dịch vụ “Homestay” cho khách du lịch ngủ qua đêm và tham quan. Các hộ được chọn tham gia vào du lịch cộng đồng sẽ được công ty trang bị một số vật dụng cần thiết để phục vụ du khách: chăn, màn, giường xếp cá nhân... Số du khách sẽ do công ty đưa đến, hộ nhận được tiền phục vụ cho mỗi người khách gồm: tiền ăn trung bình 50.000 đồng/người/ngày, tiền nghỉ 20.000 đồng/người/đêm. Các hộ tham gia vào dịch vụ này cho rằng, công ty đã chi phối quá nhiều công việc hoạt động của họ: họ không được phép nhận bất kỳ du khách nào ngoài khách của công ty, các món ăn phục vụ cho du khách cũng do công ty chọn, và thường là các món phomai,
27
thịt bò, cá chiên xù, cá ba sa, canh chua, trong đó, chủ yếu là món thịt bò, với vật giá hiện nay, hộ thường bị lỗ vốn. Thêm vào đó, du khách lại không được thưởng thức các món ăn đặc trưng của Việt Nam mặc dầu họđang trú ngụ tại miền quê của Việt Nam. Ngoài ra, tuy các hộ tham gia vào du lịch có vườn cây ăn trái ngay tại nhà nhưng họ lại chưa biết cách khai thác để thu hút khách du lịch. Thường du khách đến đây chủ yếu được phục vụăn uống và nghỉđêm, họ chỉđược ăn và nghỉ
chứ chưa được cùng làm với gia đình. Chính vì thế, khách du lịch khi đến đây thường có cảm giác nhàm chán, không thích thú vào chuyến du lịch do họ không
được khám phá những cái mới lạ từđịa phương.
Hộp thông tin số 7 : Nhận xét về chuyến du lịch ở MHH của du khách nước ngoài Phỏng vấn du khách Hà Lan: ‘nhân dịp tôi được nghỉ hè , tôi nghe bạn tôi nói
đến An Giang có nhiều cảnh đẹp lắm, tôi muốn khám phá những nét đơn sơ của vùng nông thôn và muốn tìm hiểu cuộc sống của người dân ởđây như thế nào. Tôi được công ty lữ hành An Giang đưa tôi đến khu du lịch cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng. Tôi rất thích cảnh quan nơi đây trong lành và thoáng mát nhưng dịch vụ còn đơn điệu