Đánh giá sự phát triển ngành Dệt May

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược KD của cty dệt Chiến Thắng đến 2020 (Trang 79 - 81)

Trong những năm qua, ngành Dệt-May cĩ những bước phát triển đáng kể, các chỉ tiêu thực hiện năm sau đều cao hơn năm trước. Ngành đã thực hiện được nhiệm vụ chính trị mà Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ VII đề ra: “Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao, phục vụ tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu”. Ngành chiếm vị trí khá quan trọng trong cơng nghiệp Việt Nam, đáp ứng nhu cầu may mặc của nhân dân, quốc phịng và tiêu dùng trong các ngành cơng nghiệp khác. Ngành đã giải quyết gần 2 triệu việc làm. Ngành cĩ giá trị tổng sản lượng chiếm khoảng 15% trong tồn ngành cơng nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu đứng thứ nhì so các ngành khác trong cả nước, trong 8 tháng đầu năm 2006 xuất khẩu đạt 3,93 tỷ USD, tăng 20 % so cùng kỳ năm 2005, chủ yếu xuất sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật. Theo đánh giá của Tổ Chức Thương Mại Thế Giơi, Việt Nam đang xếp hạng tùy năm trong khoảng từ 13 đến 15 trong số các nước cĩ xuất khẩu hàng dệt may và cĩ khả năng phát triển tốt hơn trong tương lai.

TĂNG TRƯỞNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY QUA CÁC NĂM (15)

( triệu USD ) ( % ) 2001 1.950 5,4 2002 2.700 38,5 2003 3.700 37,0 2004 4.300 16,2 2005 4.836 11,6 2006 ( 8 tháng ) 3.930 20,0 (15) Nguồn: từ tài liệu của ơng Diệp Thành Kiệt, PCT Hiệp hội Dệt May

ĐanThêu TP. Hồ Chí Minh.

TỶ LỆ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT – MAY VIỆT NAM VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGỒI .

XUẤT KHẨU NĂM 2005

HOA KỲ 63,1% EU 18,1% NHẬT 12,8% KHÁC 6,0%

Trong ngành cơng nghiệp Dệt–May Việt Nam, Tổng Cơng Ty Dệt May Việt Nam (VINATEX ), nay là Tập Đồn Dệt May Việt Nam, được xem là đơn vị chủ đạo của ngành. Tổng Cơng Ty Dệt May Việt Nam được thành lập ngày 29 tháng 04 năm 1995 theo quyết định 253/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam, trên cơ sở liên hiệp các cơng ty Dệt và các cơng ty May quốc doanh cả nước. Tổng Cơng Ty là một trong 18 cơng ty quốc gia đang hoạt động theo hướng tập

đồn, hiện cĩ 61 đơn vị thành viên hạch tốn độc lập và phụ thuộc, bao gồm 19 cơng ty sản xuất sản phẩm sợi dệt, 19 cơng ty may, 5 cơng ty len, 1 cơng ty đay, 4 cơng ty cơ khí chuyên ngành, 1 cơng ty bơng vải, 5 cơng ty thương mại dịch vụ, 1 viện nghiên cứu và 3 trường đào tạo. Bên cạnh đĩ, VINATEX cịn cĩ một cơng ty tài chính tạo nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư của cơng ty. Sự hình thành Tổng Cơng Ty Dệt May Việt Nam, VINATEX, đã tập trung vốn cho phát triển lâu dài, tránh phân tán manh mún trong đầu tư, đồng thời vừa chuyên mơn hĩa vừa đa dạng hố một cách cân đối hài hịa, giảm bớt sự cạnh tranh các doanh nghiệp trong cùng ngành. Tổng sản lượng của VINATEX chiếm tỷ trọng lớn trong ngành cơng nghiệp Dệt- May cả nước, cụ thể theo thống kê những năm qua như sau:

+ Về sợi các loại : chiếm 80 % + Về sản phẩm dệt các loại : chiếm 50 % + Về sản phẩm may : chiếm 35 %

Bên cạnh sự phát triển đĩ, kể cả ngành và VINATEX cũng cịn tồn tại một số mặt như: tỷ suất lợi nhuận thấp, giá trị gia tăng chưa cao, giá trị nội địa hố trên sản phẩm may xuất khẩu thấp khoảng 25%. Tính cạnh tranh kém, giá thành cịn cao, hiện nay cao hơn các nước trong khu vực khoảng 10% đến 15%, và cao hơn so với Trung Quốc khoảng 15% đến 20%. Một số cơng ty trong Tổng Cơng Ty, cơ cấu cịn cồng kềnh chồng chéo, trình độ chuyên mơn hĩa thấp, chất lượng sản phẩm chưa phù hợp yêu cầu xuất khẩu. VINATEX đã và đang triển khai thực hiện cổ phần hĩa các cơng ty Dệt May, tạo cơ chế quản lý mới buộc các cơng ty phải năng động và hoạt động cĩ hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược KD của cty dệt Chiến Thắng đến 2020 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)