Thực trạng về vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở

Một phần của tài liệu 295 Dự báo nhu cầu vốn vào giải pháp tạo lập nguồn vốn cho các DN ngành xây dựng ở TP.HCM đến năm 2010- 2020 (Trang 41)

16,13%. (Xem phụ lục 3 & 4)

Qua những con số thống kê trên cho thấy ngành xây dựng trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn từ 2001-2004 đã gĩp một phần khơng nhỏ vào tổng GDP của Thành Phố và của ngành xây dựng cả nước, mức đĩng gĩp bình quân trong thời gian qua là 5,4%/tổng GDP trên địa bàn Thành Phố và 16,78% tổng GDP của ngành xây dựng cả nước. Ngành xây dựng đứng ở vị trí thứ 5 về cơ cấu GDP xếp theo ngành trên địa bànThành phố. Theo quy hoạch tổng thể của Thành phố từ nay đến năm 2010-2020, ngành xây dựng là 1 trong 9 ngành chủ lực mà TP.HCM cĩ lợi thế so sánh với Vùng kinh tế trọng điểm Phía nam (VKTTĐPN) và cả nước (Xem phụ lục 5), dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh với tốc độ gia tăng GDP bình quân từ 11-13% và cĩ những đĩng gĩp quan trọng vào sự tăng trưởng của TP.HCM nĩi riêng và cả nước nĩi chung.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DN NGÀNH XÂY DỰNG Ở TP.HCM DN NGÀNH XÂY DỰNG Ở TP.HCM

2.2.1. Thực trạng về vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở TP.HCM TP.HCM

Bảng 2.3:Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP.HCM

Đơn vị tính: Triệu đồng

2001 2002 2003 2004

Tổng số 28.535.599 32.413.089 37.203.477 42.996.390 Chia theo nguồn vốn

42 Vốn ngân sách Nhà nước 3.727.603 5.526.344 6.583.382 7.478.331 Vốn vay 857.176 1.500.109 3.934.854 4.708.160 Vốn tự cĩ của DNNN 5.819.105 4.362.355 2.228.572 2.318.042 2. Vốn ngồi Nhà nước 9.755.171 13.681.894 18.645.746 22.216.275 Vốn của các tổ chức, DN ngồi quốc doanh

4.278.053 8.758.286 12.398.550 14.658.112

Vốn của các hộ gia đình 5.477.118 4.923.608 6.247.196 7.558.163

3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

8.376.544 7.342.387 5.811.923 6.275.302

Vốn liên doanh nước ngồi

3.752.397 3.546.717 2.204.154 2.321.862

100% vốn nước ngồi 4.624.147 3.795.670 6.607.769 3.952.440

Chia theo khoản mục đầu tư

1. Vốn đầu tư XDCB 23.185.923 26.320.051 30.212.152 34.986.390

Vốn xây lắp 12.450.168 13.379.703 16.725.416 19.660.416 Vốn thiết bị 8.651.162 7.970.140 8.386.670 9.134.400 Chi phí khác 2.084.593 4.970.208 5.100.066 6.191.574

2. Vốn đầu tư phát triển khác

5.349.676 6.093.038 6.991.325 8.010.000

43

Nhìn chung vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2001-2004 liên tục tăng. Vốn nhà nước chiếm 34-36% trên tổng số vốn đầu tư phát triển của TP.HCM, trong đĩ chủ yếu là vốn tự cĩ của DNNN và vốn ngân sách nhà nước. Vốn ngân sách nhà nước cĩ xu hướng tăng, tuy nhiên vốn tự cĩ của các DNNN lại cĩ xu hướng giảm do quá trình thực hiện chương trình sắp xếp lại DNNN. Vốn nhà nước đi vay đang cĩ xu hướng tăng lên với tốc độ cao năm 2002 tăng 75% so với năm 2001, năm 2003 tăng 162% so với năm 2002, năm 2004 tăng 20% so với năm 2003. Tốc độ tăng vốn nhà nước bình quân trong giai đoạn 2001-2004 là 12%.

Vốn ngồi nhà nước cũng cĩ xu hướng tăng với tốc độ cao, năm 2002 tăng 40% so với năm 2001, năm 2003 tăng 36% so với năm 2002, năm 2004 tăng 19% so với năm 2003. Với chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta đang ngày càng thu hút một lượng lớn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp ngồi quốc doanh và các hộ gia đình tham gia phát triển sản xuất kinh doanh gĩp phần làm cho GDP trên địa bàn TP.HCM nĩi riêng và cả nước nĩi chung tăng trưởng nhanh.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trong giai đoạn 2001-2004 cĩ xu hướng giảm xuống giữa các năm 2001-2003, năm 2004 cĩ xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên tốc độ giảm bình quân giữa các năm vẫn ở mức -8%. Nguyên nhân làm cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trong giai đoạn 2001-2004 giảm chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Châu Á và mơi trường đầu tư của nước ta vẫn chưa thực sự thơng thống để hấp dẫn và thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi.

44

Bảng 2.4:Cơ cấu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP.HCM

Đơn vị tính : %

2001 2002 2003 2004 Chia theo nguồn vốn 100 100 100 100

1. Vốn Nhà nước 36,5 35,1 34,3 33,7

Vốn ngân sách Nhà nước 13,1 17,0 17,7 17,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn vay 3,0 4,6 10,6 10,9

Vốn tự cĩ của DNNN 20,4 16,5 6,0 5,4

2. Vốn ngồi Nhà nước 34,2 42,2 50,1 51,7

Vốn của các tổ chức, DN ngồi quốc doanh 15,0 27,0 33,3 34,1 Vốn của các hộ gia đình 19,2 15,2 16,8 17,6

3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi 29,3 22,7 15,6 14,6

Vốn liên doanh nước ngồi 13,1 10,9 5,9 5,4

100% vốn nước ngồi 16,2 11,8 9,7 9,2

Chia theo khoản mục đầu tư 100 100 100 100 1. Vốn đầu tư XDCB 81,3 81,2 81,2 81,4

Vốn xây lắp 43,7 41,3 44,9 45,7

Vốn thiết bị 30,3 24,6 22,6 21,2

Chi phí khác 7,3 15,3 13,7 14,5

45

(Nguồn: Trang Web Cục Thống Kê TP.HCM)

Lượng vốn nhà nước cho đầu tư phát triển trên địa bàn TP.HCM liên tục tăng trong giai đoạn 2001-2004. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn này lại giảm xuống.

Tỷ trọng vốn đầu tư ngồi nhà nước tăng rất nhanh, năm 2001 chỉ chiếm 34,2% nhưng đến năm 2004 đã tăng lên là 51,7%. Nguồn nội lực đang được huy động rất tốt. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi giảm mạnh, năm 2001 chiếm đến 29,3% nhưng đến năm 2004 chỉ cịn là 14,6%. Điều này phản ánh lên rằng chúng ta chưa tận dụng được nguồn ngoại lực một cách triệt để nhằm phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới đang lúc sơi động. TP.HCM là một trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước nhưng vẫn chưa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngồi tương xứng với tiềm năng phát triển của mình.

Trong tổng vốn đầu tư phát triển hàng năm của TP.HCM giai đoạn 2001-2004 thì tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) chiếm trên 81%, cịn lại xấp xỉ 19% dành cho đầu tư phát triển khác. Tỷ trọng vốn đầu tư XDCB của ngành xây dựng chỉ chiếm 1,8-2,4%, các ngành cơng nghiệp chiếm 31-40%, các ngành thương nghiệp và dịch vụ chiếm 38-41%, các ngành phục vụ cá nhân cộng đồng chiếm 18-28% (Xem phụ lục 6). Trong tổng vốn đầu tư XDCB của Thành phố thì vốn xây lắp chiếm đến 51-56%. Mặc dù vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho ngành xây dựng là rất thấp, tuy nhiên nĩ lại thực hiện một khối lượng rất lớn vốn đầu tư XDCB của các ngành khác, điều này thể hiện mối liên hệ giữa ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác là rất cao.

46

2.2.2. Thực trạng về tình hình huy động vốn của các DN ngành xây dựng ở TP.HCM

2.2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu

Trong ngành xây dựng ở TP.HCM, bộ phận doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%), nguồn vốn chủ sở hữu của các DNNN ngành xây dựng chủ yếu là nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp từ trước đến nay và các nguồn quỹ được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và lãi chưa phân phối.

Những năm gần đây, ngành xây dựng ở TP.HCM đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào ngành dưới hình thức các cơng ty TNHH, số lượng các cơng ty TNHH gia tăng mạnh ở lĩnh vực tư vấn thiết kế, vốn gĩp của các đồng sở hữu vào các cơng ty TNHH ngày càng gia tăng và làm cho tổng vốn đầu tư của khu vực ngồi nhà nước chiếm một tỷ lệ đáng kể (35-40%).

Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành xây dựng trên địa bàn TP.HCM chiếm tỷ lệ cao nhưng số lượng doanh nghiệp nhiều nên vốn đầu tư bị phân tán, quy mơ của các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ. Cĩ nhiều DNNN được thành lập ra nhưng đến nay vẫn chưa được bổ sung đủ vốn điều lệ do ngân sách nhà nước khơng đáp ứng đủ. Chương trình sắp xếp lại các DNNN, đặc biệt là Chủ trương cổ phần hố DNNN cũng là một giải pháp hữu hiệu để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, mặt khác tạo điều kiện tập trung cho đầu tư trọng điểm và thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác vào phát triển ngành xây dựng.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cịn bao gồm các khoản quỹ được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như quỹ phát triển kinh

47

doanh, quỹ dự phịng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, … và lãi chưa phân phối. Các quỹ này được hình thành từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp và là một phần vốn chủ sở hữu rất quan trọng cho doanh nghiệp để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trong ngành xây dựng khơng cao, bình quân những năm qua chỉ đạt từ 1-2% nên các khoản quỹ này chỉ đĩng gĩp một phần khiêm tốn vào tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Một thực trạng đáng báo động là vấn đề hiệu quả sử dụng vốn, bảo tồn và phát triển vốn của các DNNN ngành xây dựng rất kém. Tình trạng rút ruột của các cơng trình xây dựng, đặc biệt là các cơng trình cĩ vốn của nhà nước, đang cĩ nguy cơ phổ biến, gần đây đã được phản ánh lên các phương tiện thơng tin đại chúng, các hiện tượng như bớt xén nguyên vật liệu, cấu kết khai man giá nguyên vật liệu, … Đây là những vấn đề mà một khi đã phát sinh thì sẽ làm thâm thủng đến nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp.

2.2.2.2. PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU

Để việc phát hành cổ phiếu là một phương thức huy động vốn cho các doanh nghiệp thì phải phát triển thị trường cổ phiếu và trước hết phải phát triển loại hình cơng ty cổ phần – tạo cung và tiền đề cho phát triển thị trường cổ phiếu. Trong điều kiện của Việt Nam, việc phát triển cơng ty cổ phần xuất phát từ 3 hướng chiến lược là:

- Thành lập mới cơng ty cổ phần theo tinh thần Luật doanh nghiệp

- Cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của Chính phủ được nêu ra trong các Nghị định 48, 64 CP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cổ phần hố doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi theo đúng chủ trương của Chính phủ

48

Từ năm 1990 đến nay Việt Nam thực hiện theo hướng thứ nhất và thứ hai. Hướng thứ ba đang trong quá trình triển khai thí điểm. Kết quả, số lượng cơng ty cổ phần ở Việt Nam ngày càng gia tăng.

Trong thời gian qua, số DNNN được cổ phần hố qua từng năm cĩ biến động và tăng khơng nhiều, trung bình khoảng 60% so với kế hoạch đặt ra. Tổng số doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hố chiếm gần 5% tổng số DNNN hiện cĩ.

Bảng 2.5 Số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hố trên cả nước

Đơn vị tính : doanh nghiệp

Thời gian Số DNNN được CPH Cộng dồn

Trước 1999 - 517 1999 249 766 2000 212 978 2001 198 1.176 2002 145 1.321 2003 317 1.628 2004 Trên 400 Trên 2.028

(Nguồn: Dự án VIE 97/016: “Báo cáo nghiên cứu đa dạng hố sở hữu và những vấn đề phát sinh sau đa dạng hố sở hữu – so sánh với cổ phần hố DNNN”, Hà Nội, tháng 1 năm 2002; tin từ TTXVN ngày 30/12/2003 và 27/10/2004).

Tính đến cuối năm 1999, tổng số DNNN được cổ phần hố là 766 doanh nghiệp. Tuy nhiên thị trường cổ phiếu Việt Nam đến ngày 28/07/2000 mới chính thức mở cửa hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên gồm cĩ hai loại cổ phiếu được niêm

49

yết là REE và SAM. Từ khi bắt đầu cho đến 01/03/2002 cĩ 3 phiên giao dịch một tuần và từ ngày 02/03/2002 đến nay cĩ 5 phiên giao dịch một tuần. Từ chỗ cĩ 2 cơng ty được niêm yết lúc mới hình thành, đến nay đã cĩ 31 cơng ty được niêm yết và sắp tới đây số cơng ty niêm yết cịn gia tăng, trong đĩ dự kiến sẽ cĩ một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng được niêm yết cổ phiếu trên thị trường.

Từ năm 2002 đến nay thị trường cổ phiếu Việt Nam vẫn trong thời kỳ khĩ khăn liên tục, thể hiện:

- Khối lượng giao dịch và chỉ số VN index vẫn ở mức thấp. Hiện tại chỉ số VN index ở mức 260 điểm.

- Thị trường vẫn tỏ ra kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

- Các cơng ty cổ phần cĩ đủ điều kiện niêm yết vẫn chưa mặn mà với việc tham gia niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khốn.

- Các cơng ty tham gia niêm yết với mục tiêu huy động vốn nhưng thực tế việc huy động vốn gặp nhiều khĩ khăn, thậm chí một số cơng ty cịn cĩ ý định khơng tiếp tục niêm yết cổ phiếu.

Quá trình thực hiện cổ phần hố các DNNN trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên tiến độ thực hiện so với kế hoạch đặt ra là rất chậm. Mục tiêu cổ phần hố tiếp tục bị cộng dồn, xuất phát từ năm 2003 với 40% kế hoạch của năm (trong số 1.526 doanh nghiệp phải sắp xếp) được cộng sang cho năm 2004 và mượn cả thời gian của năm 2005. Theo kế hoạch dự kiến của năm 2005, cả nước sẽ thực hiện sắp xếp 724 doanh nghiệp theo đề án đã được phê duyệt. Ngồi số đề án được phê duyệt mới, con số này cịn là kết quả

50

của sự cộng dồn mục tiêu kế hoạch của các năm 2003 và năm 2004. Đây là một con số quá lớn khi tiến trình cổ phần hố vẫn chưa thực sự được cải thiện.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong 5 tháng đầu năm 2005, số doanh nghiệp đã hồn thành cổ phần hố là 99 doanh nghiệp. Trong khi mục tiêu cổ phần hố của cả năm là 724 doanh nghiệp. 625 doanh nghiệp cịn lại là quá lớn cho khoảng thời gian 7 tháng, tính đến hết năm 2005.

Với tốc độ hiện tại, theo tính tốn của một số chuyên gia, để CPH xong một DNNN phải mất bình quân 450 ngày. Và để hồn thành kế hoạch tổng thể cuối năm 2005, cũng như kế hoạch 5 năm (2001-2005), con số trên phải giảm được một nửa, cịn 225 ngày. Tuy nhiên, đĩ là một nước rút rất khĩ khăn.

Nhìn tới mục tiêu xa hơn, theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt bổ sung, đến hết tháng 6/2006, tức là trong vịng một năm nữa, trên 1.000 doanh nghiệp sẽ được CPH. Với tiến độ thực hiện như hiện nay, mục tiêu đĩ sẽ lại tiếp tục bị cồng dồn cho năm tiếp theo.

TP.HCM đã đề ra một loạt giải pháp để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hố, phấn đấu trong năm nay CPH trên 50 doanh nghiệp. Các biện pháp như thành lập hội đồng xác định giá trị các tổng cơng ty với sự tham gia của các sở, ban ngành liên quan, nhất là chi cục tài chính doanh nghiệp thành phố, Cục thuế, Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp, các quận huyện để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho doanh nghiệp; xác định thời gian giải quyết từng khâu như giao tài sản cố định, quyết tốn thuế, tài chính, xác định giá trị của các doanh nghiệp. Ngồi ra, Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước thành phố cịn phối hợp với Trung tâm giao dịch chứng khốn TP.HCM tổ chức tập huấn cho hơn 200 doanh nghiệp đã và đang CPH về thị trường chứng khốn, từng bước gắn CPH doanh nghiệp với phát hành cổ phiếu trên sàn giao dịch.

51

Hiện nay, TP.HCM đã cổ phần hố được 180 doanh nghiệp nhà nước. Qua khảo sát ở 69 doanh nghiệp đã CPH được 1 năm, doanh thu tăng 34% so với năm trước, lợi nhuận tăng 177%, thu nhập của người lao động từ 1,3 triệu đồng/tháng tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng và chia cổ tức cho cổ đơng đạt từ 14 đến 15%. Hoạt động cĩ hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã huy động được nhiều nguồn vốn của xã hội như Cơng ty cổ phần điện lạnh REE, Nệm Kim Đan, sơn Bạch Tuyết,

Một phần của tài liệu 295 Dự báo nhu cầu vốn vào giải pháp tạo lập nguồn vốn cho các DN ngành xây dựng ở TP.HCM đến năm 2010- 2020 (Trang 41)