Quan điểm về Marketing của công ty.

Một phần của tài liệu 621 Phát triển lĩnh vực marketing cho doanh nghiệp (Trang 32 - 36)

Cùng với sự tiến bộ và phát triển của các doanh nghiệp trên toàn cầu về mọi mặt, mọi lĩnh vực như: kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ, nông nghiệp... Thì tư duy của của các nhà quản trị trên mọi lĩnh vực cũng dân thay đổi theo và ngày càng hiện đại hơn, chính xác hơn, hợp lý hơn... Tiếp theo sự phát triển thì hàng loạt những cuốn sánh mới ra đời nó mang trong mình những tư duy lý luận mới có tính thực tiễn và khoa họ gắn liền với các chiêu thức kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, khoa học công nghệ phát triển nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nó đã tác động rất lớn tới việc tìm hiểu và tiếp thu kiến thức của nhân loại. Trước kia khi ma công nghệ thông tin chưa phát triển thì việc liên kết kinh tế toàn cầu cũng như nắm bắt được xu thế phát triển chung về kinh tế thế giới là điều không tưởng. Tuy nhiên ngày nay công việc đó thật đơn giản, chỉ cần một chiếc máy tính chúng ta có thể nắm bắt được gần hết xu thế vận động của kinh tế toàn cầu, chính

điều đó giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt và năng đông hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được xu hướng phát triển chung của các khách hàng cũng như sự vận động không ngừng của các doanh nghiệp từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và chính xác hơn.

Trước tình hình biến động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu trong việc phát triển xu hướng kinh doanh chung của các doanh nghiệp hàng đầu, hay những công ty nhỏ lẽ. Dần dần các doanh nghiệp đã chuyển từ kinh doanh sản phẩm, bán sảm phẩm cho khách hàng sang phục phụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng xem nhu cầu của khách hàng là việc mà doanh nghiệp cần phải tìm và đưa ra những sản phẩm phù hợp để phục vụ những nhu cầu đó với phương trâm khách hàng là thượng đế.

Qua việc tìm hiểu và nắm bắt, nghiên cứu xu thế vận động chung của nền kinh tế thì ban lãnh đạo công ty cũng đã dưa ra những chiến lược Marketing phù hợp với quá trình vận động và phát triển của nó.

Thứ nhất: Việc kinh doanh của công ty muốn thành công thì phải dựa vào khách hàng, muốn thắng lợi thì phải lấy được lòng tin của người tiêu dùng, có được sự tin tưởng của những người đóng vai trò quyết định tới thành công hay thất bại của công ty nó sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực và sự tồn tai cũng như lợi nhuận của công ty.

Thứ hai: Lấy chất lượng của sản phẩm làm nền tảng cho sản phẩm của công ty. Ai cũng sẽ nghĩ rằng chất lượng kém là thất sách trong kinh doanh. Khách hàng nào mua phải sản phẩm kém chất lượng kém sẽ không quay lại và còn nói xấu công ty.

của công ty. Vấn đề đặt ra là khách hàng sẽ không biết được chất lượng của sản phẩm bằng mắt thường hay cảm rác được do vậy thương hiệu nó sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều này.

Thứ ba: Dịch vụ bán hàng của công ty. Tất cả các khách hàng đều muốn có một dịch vụ tốt nhất hợp với sở thích của mình nhất. Tuy nhiên mỗi khách hàng sẽ có những suy nghĩ và hành động khách nhau trong từng thời điểm khác nhau, những khách hàng khác nhau cũng khác nhau. Do đó chúng ta sẽ rất khó có thể khẳng định dịch vụ nào tốt, dịch vụ nào chưa đạt yêu cầu.

Thứ tư: Cần phải có một mức giá phù hợp. Việt nam đang còn là một nước kém phát triển, do vậy thu nhập bình quân đầu người là rất thấp. Chính vì vậy mà đại đa số người dân việt nam có thu nhập thấp và trung bình. Sản phẩm của công ty phải có tính chất phù hợp với khả năng, túi tiền của người dân việt nam. Tuy nhiên giá cả cũng phải có tính cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp có thể đạt được.

Thứ năm: Phát triển và giữ vững thị phần của doanh nghiệp. Nhìn chung những công ty dẫn đàu về thị phần luôn đem lại những doanh thu lơn hơn các đối thủ cạnh tranh kém hơn. Những công ty sẽ tiết kiệm được chi phí nhờ các cách quản lý tôt hơn.

Thứ sáu: Tìm được và đáp ứng được nhu cầu riêng của khách hàng. Trong quá trình tiêu dùng của khách hàng, sẽ có nhiều ý định nảy sinh ra những mong muốn và yêu cầu cho sản phẩm họ đang dùng. Như về tính năng, ứng dụng của sản phẩm cần phải thêm hay bớt đi những ứng dụng cần thiết và không cần thiết. Ví dụ như một doanh nghiệp có thể yêu cầu các doanh nghiệp đưa thư có thể nhận thư của họ tới lúc 7h tối thay vì 5h như thường lệ.

Để đáp ứng được yêu cầu đó của khách hàng thì doanh nghiệp đưa thư cần phải cử nhân viên làm thêm ca để đáp ứng được nhu cầu đó.

Thứ bảy: Tìm được những sản phẩm mới đáp ứn được yêu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ nhất định. Lời cảnh báo mà chúng ta thường được nghe là “ Đổi mới hay là biến mất”. Đúng như vậy theo vòng đời tuần hoàn và phát triển của một sản phẩm hay một công nghệ nói riêng, thì nó luân bao gồm ba giai đoạn “ Nghiên cứu và phát triển – Hưng thịnh – Suy tàn. Chính điều đó mà doanh nghiệp luân phải tự đổi mới và hoàn thiện mình sản phẩm của mình để phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế nói chung.

Thứ bảy: Cần phải đưa ra những phương hướng và biện pháp để tiếp cận với những thị trường tiềm năng trong tương lai. Các thị trường tăng trưởng cao như là điện tử bán dẫn,công nghệ sinh học, người máy và viễn thông đang rất hấp đẫn. Một số công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này đã kiếm được những món lời kếch xù. Tuy nhiên để xâm nhập vào thị trường này là một điều không hề đơn giản một chút nào, nếu sai lầm trong một quyết định có thể doanh nghiệp sẽ tư bóp chết mình. Do đó cần phải xác định rõ ràng là doanh nghiệp nên tham gia trong khâu nào, giai đoạn nào cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

Rõ ràng không chỉ có một con đường đẫn đến sự giàu có của doanh nghiệp. Thay vì chỉ dựa vào một sự khác biệt lớn hay một chiến dịch lớn, công ty cần phải có một chiến lược Marketing độc đáo riêng, cả về chất lượng lẫn hoạt động cụ thể.Việc làm hầu hết mọi thứ tốt hơn chút ít so với đối thủ cạnh tranh là chưa đủ. Một công ty sẽ không thực sự có một chiến lược nếu nó chỉ có các hoạt động giống như của các đối thủ cạnh tranh và chỉ làm tốt hơn một chút. Điều đó chỉ đơn giản là hoạt động có hiệu quả hơn đối thủ về

mạnh không phải là một. Sự hoàn hảo về chiến lược có thể giúp công ty giành thắng lơi tạm thời, nhưng các công ty khác sẽ sớm bắt kịp và vượt qua điều đó.

Theo quan điểm hiện tại về việc đánh giá của các công ty hàng đầu đối với khách hàng ngày nay.

• Khách hàng ngày càng tinh tế và nhạy cảm hơn đối với gía cả • Họ nhận thấy chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp ngày

càng ngang bằng nhau.

• Họ không có thời gian và đòi hỏi sự tiện nghi nhiều hơn.

• Họ bớt nhạy cảm hơn đối với thương hiệu của nhà sản xuất và dễ chấp nhận hơn đối với thương hiệu của người bán và các sản phẩm không có thương hiệu.

• Họ có kỳ vọng được thực phục vụ tốt hơn.

• Sự trung thành của họ đối với các nhà cung cấp ngày càng nhỏ giảm đi.

Tất nhiên đối với mỗi công ty cách nhìn nhận về tầm quan trong của vấn đề Marketing là khác nhau.

Một phần của tài liệu 621 Phát triển lĩnh vực marketing cho doanh nghiệp (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w