Đối với hệ thống thu thuế

Một phần của tài liệu 336 Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm pháp ở Việt Nam (Trang 74 - 80)

Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô và cũng là một nguồn thu quan trọng cho việc cân đối ngân sách nhà nước. Là một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu chi tiêu của ngân sách là rất lớn nhưng không phải vì vậy mà khai thác triệt để nguồn thu thuế để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu đó. Vì nếu làm như vậy sẽ không khuyến khích đầu tư, nuôi dưỡng được nguồn thu và kìm hãm sự phát triển kinh tế. Trong dài hạn, thuế được sử dụng như là một công cụ đòn bẩy để thúc đẩy đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, qua đó, góp phần kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, để hoàn thiện công cụ thuế cần phải thực hiện một số cải tiến như sau:

¾ Đơn giản hoá hệ thống thuế, tạo ra sự minh bạch trong việc tuân thủ các qui định về thuế và hạ dần mặt bằng thuế suất. Thực hiện được điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nắm vững các qui định về thuế, qua đó chấp hành tốt các nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước, hạn chế được tình trạng trốn thuế cũng như sự nhũng nhiễu trong công tác hành thu của cán bộ thuế. Ngoài ra, việc hạ thấp mặt bằng thuế suất sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng tích lũy để đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong thị trường nội địa cũng như quốc tế;

¾ Tiến tới xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, kích thích cạnh tranh lành mạnh và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân được phát triển mạnh;

Trang 75

¾ Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, việc hạ dần thuế suất là điều không thể tránh khỏi, do đó, để đảm bảo nguồn thu và nâng cao vai trò điều tiết kinh tế của công cụ thuế, cần thiết phải mở rộng diện chịu thuế của các loại thuế, đặc biệt là các loại thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Vì trong tương lai, thuế gián thu sẽ là nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu thuế vào trong ngân sách nhà nước;

¾ Hoàn thiện công tác hành thu, nâng cao trình độ, năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế. Đây là một trong những yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hành thu, tiến tới việc thực hiện cơ chế chuyển giao việc tự chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế cho các doanh nghiệp và tăng cường công tác hậu kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp;

3.3.4. Các chính sách bổ trợ khác

¾ Cần thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ để gia tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo một thế đứng vững chắc khi hội nhập kinh tế. Có như vậy, tăng trưởng kinh tế mới bền vững và đời sống người dân mới được cải thiện. Hơn nữa, việc gia tăng xuất khẩu sẽ góp phần tăng thu ngoại tệ, góp phần cân đối cán cân thanh toán quốc tế và ổn định giá trị đồng tiền trong nước. Bên cạnh đó, thực hiện việc chuyển hướng đầu tư từ hướng nội sang hướng ngoại nhằm làm giảm bớt các áp lực tăng giá trong nước, góp phần giảm bớt thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, tức chuyển dần cơ cấu đầu tư từ các ngành sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu sang các ngành sản xuất hàng xuất khẩu;

¾ Đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho ngân sách nhà nước, góp phần tạo ra thêm nhiều hàng hoá cho thị trường chứng khoán.

Trang 76

¾ Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Đây là tiền đề cần thiết để một nền kinh tế phát triển vững vàng trong quá trình hội nhập. Đặc biệt, cần mạnh dạn phá bỏ thế độc quyền, mở rộng phạm vi cạnh tranh đối với các lĩnh vực như giao thông, bảo hiểm, ngân hàng,…Có như vậy, sẽ kích thích các doanh nghiệp quan tâm đến việc tăng chất lượng, giảm giá thành và do đó, sẽ làm giảm giá cả hàng hoá.

¾ Cần có biện pháp để đẩy mạnh thị trường chứng khoán trong nước, đặc biệt là thị trường thứ cấp, qua đó, tạo kênh cung cấp vốn trực tiếp cho các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, giảm bớt áp lực về vốn từ các ngân hàng thương mại. Thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo ra một kênh đầu tư hấp dẫn để các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu cơ, vừa để kiếm lời, vừa để dự phòng cho sự mất giá của đồng tiền. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu để giảm bớt những tác động tâm lý tiêu cực trong dân chúng khi có những đột biến về giá cả, hạn chế được tình trạng đầu cơ vào các tài sản không sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

¾ Cần đẩy mạnh công tác cải cách giáo dục một cách toàn diện nhằm nâng cao chất lượng và trình độ của đội ngũ lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

¾ Nâng cao tính độc lập của ngân hàng trung ương và tính minh bạch trong việc thực thi chính sách tiền tệ

Ở Việt Nam, kể từ khi đổi mới nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đã có những cải cách mạnh mẽ, chuyển từ ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, theo đó Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Trong nhiều năm, Ngân hàng Nhà nước bị động trong việc kiểm soát cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế, mọi hoạt động đều phải có

Trang 77

ý kiến của Chính phủ. Việc này đã thực sự gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Từ năm 1998, Chính phủ đã giao cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chủ động hơn trong việc kiểm soát cung ứng tiền tệ, theo đó, trên cơ sở kế hoạch cung ứng tiền cả năm đã được Chính phủ phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát sao những diễn biến của thị trường để điều hành kế hoạch cung ứng tiền phù hợp với việc thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo ổn định giá cả. Tuy nhiên, trên thực tế Ngân hàng Nhà nước vẫn còn bị động vì bị lệ thuộc bởi những thủ tục quản lý hành chính nhà nước, thậm chí có lúc làm mất tính chủ động và linh hoạt trong điều hành. Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự là cơ quan hoạch định mà chủ yếu là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ. Theo Luật Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia và kế hoạch cung ứng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm để Chính phủ xem xét trình Quốc hội thông qua. Sau khi được Quốc hội phê duyệt, Chính phủ sẽ quyết định lượng tiền cung ứng hàng năm là bao nhiêu, sử dụng cho mục đích nào và Ngân hàng Nhà nước triển khai thực hiện quyết định đó. Như vậy việc điều hành chính sách tiền tệ vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào cơ chế quản lý hành chính.

Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong việc kiểm soát lạm phát dường như chưa thực sự đồng bộ. Các chính sách tiền tệ thường bị lệ thuộc vào các chính sách tài chính khác. Trên thực tế, Chính phủ thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia do một Phó Thủ tướng đảm nhiệm, còn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là ủy viên hội đồng. Các uỷ viên hội đồng khác do các Bộ và thống đốc ngân hàng đề cử và chủ tịch Hội đồng quyết định. Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ có nhiệm vụ thảo luận, tư vấn và đề xuất với Chính phủ những chủ trương chính sách, đề án lớn

Trang 78

và những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Như vậy, việc thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia là một bước cải cách trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, quy chế làm việc của Hội đồng chưa qui định rõ thời gian làm việc, việc tuyên truyền hay phổ biến những báo cáo phân tích kinh tế, tài chính, tiền tệ làm luận giải cho việc đề xuất và thực thi chính sách tiền tệ cũng chưa xác định rõ. Điều này làm giảm lòng tin của dân chúng vào khả năng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, khiến cho việc thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong việc kiểm soát lạm phát.

Thực tế đã chứng minh rằng, khi lạm phát đã xảy ra thì việc kiểm soát lạm phát sẽ trở nên tốn kém rất nhiều. Vì thế phòng ngừa lạm phát cao xảy ra là một việc làm cần thiết đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải dự báo trước được tình hình lạm phát trong tương lai, và chủ động sử dụng một cách linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Hơn nữa, các chính sách tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện có đạt được hiệu quả cao hay không còn tùy thuộc vào lòng tin của dân chúng, các nhà đầu tư về ý định cũng như khả năng kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, những phát biểu của các quan chức điều hành chính sách tiền tệ và những hành động cụ thể của Ngân hàng Nhà nước là một trong những động thái rất quan trọng đối với việc tạo dựng lòng tin của mọi người trong việc kiểm soát lạm phát. Để làm được điều này, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải có được một sự độc lập tương đối trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, chủ động trong việc thiết lập các mô hình dự báo lạm phát và sử dụng các công cụ tiền tệ để kiểm soát lạm phát mà không bị chi phối bởi Chính phủ và các công cụ quản lý tài chính khác.

Trang 79

Kết luận chương 3

Là một nền kinh tế nhỏ kém phát triển đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp nhận các nguồn lực có lợi từ bên ngoài như vốn, công nghệ, nguyên vật liệu, …để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Tuy nhiên, kèm theo những lợi ích đó là những bất ổn của nền kinh tế thế giới sẽ tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là về giá cả hàng hoá. Lạm phát là điều không thể tránh khỏi, nên việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát lạm phát nêu trên là cần thiết, trong đó, quan trọng nhất là hai chính sách tiền tệ và tài khoá. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần phải thận trọng và linh hoạt khi xét đến các tác động đến việc tăng trưởng bền vững của đất nước.

Trang 80

KẾT LUẬN

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và hội kinh tế thế giới, những biến động bất thường trong giá cả hàng hoá là điều không thể tránh khỏi. Do đó, các thành phần trong nền kinh tế từ doanh nghiệp, dân cư và Nhà nước phải quen dần với việc lạm phát xảy ra, từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về nó, tránh có những hành động thái hoá gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Trong xu hướng đó, lạm phát xảy ra trong các tháng đầu năm 2004 là hiện tượng kinh tế bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, qua biến động giá cả lần này đã giúp chúng ta có cái nhìn kỹ hơn về lạm phát ở Việt Nam, từ đó có những bước đi cần thiết để hoàn thiện về chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát được lạm phát, góp phần tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, luận văn đã trình bày và làm rõ được một số vấn đề sau:

- Làm sáng tỏ các quan điểm về lạm phát của các nhà kinh tế, từ đó, vận dụng các quan điểm đó để lý giải các vấn đề thực tế.

- Luận văn đi vào phân tích một cách có hệ thống thực trạng về tình hình lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Từ đó rút ra nhận xét về bản chất thật sự của lạm phát ở Việt Nam và khả năng kiểm soát lạm phát của Nhà nước trong tình hình lạm phát hiện nay, cũng như xu hướng vận động của nền kinh tế;

- Trên cơ sở chứng cứ thực nghiệm về lạm phát ở Việt Nam, luận văn đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Do năng lực và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể không có những thiếu sót, rất mong sự đóng góp qúy báu của Qúy Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu 336 Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm pháp ở Việt Nam (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)