LẠM PHÁT VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN 1992-1999 1 Diễn biến tình hình lạm phát

Một phần của tài liệu 336 Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm pháp ở Việt Nam (Trang 34 - 37)

2.2.1. Diễn biến tình hình lạm phát

Những diễn biến tình hình kinh tế xã hội phức tạp ở các năm 1986-1991 khiến cho nỗi lo về việc quay trở lại tình trạng siêu lạm phát là rất lớn. Chính vì vậy, một trong những mục tiêu trọng tâm của nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn này là phải kiểm soát và đẩy lùi được lạm phát nhằm ổn định đời sống kinh tế xã hội, tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế. Xác định nguyên nhân chính gây ra tình trạng siêu lạm phát ở những năm trước là do tăng phát hành tiền giấy quá mức để bù đắp thâm hụt ngân sách và sự phát triển yếu kém của nền sản xuất hàng hoá trong nước. Vì vậy, để kiểm soát được lạm phát và đạt được mục tiêu tăng trưởng, Nhà nước đã áp dụng đồng bộ các chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt, cùng với các biện pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế, khai thác các nguồn lực trong nước, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, và mở rộng thị trường xuất khẩu... Kết quả là nền kinh tế đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế tăng đều và ổn định ở mức cao, liên tục từ năm 1992 đến 1997 tăng trưởng duy trì trên mức 8%/năm, mặc dù năm 1998 và 1999 có giảm xuống nhưng đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á.

Trang 35 Bảng 2: Tình hình lạm phát và tăng trưởng 1992-1999 - 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 18,00 GDP(%) 8,70 8,10 8,80 9,50 9,30 8,20 5,80 4,80 CPI(%) 17,50 5,20 14,40 12,70 4,80 3,60 9,20 0,10 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

Về tình hình lạm phát, nhìn vào đồ thị trên, có thể nhận thấy rằng tình hình lạm phát giai đoạn này tuy có ở mức thấp hơn so với các năm trước nhưng xu hướng biến động là không rõ nét. Trong hai năm đầu, lạm phát có xu hướng giảm thấp rõ rệt từ 67,3% vào năm 1991 đã giảm xuống nhanh chóng vào năm 1992 là 17,5% và giảm hẳn vào năm 1993 xuống còn một con số là 5,2%. Sau đó, lạm phát lại đột ngột tăng lên cao ở mức hai con số là 14,4% vào năm 1994 và lại có xu hướng giảm xuống ở ba năm sau đó, năm 1995 là 12,7%, năm 1996 là 4,8% và năm 1997 là 3,6%. Đến năm 1998, lạm phát lại đột biến tăng cao gần hai con số ở mức 9,2% và sau đó lại giảm xuống còn 0,1% vào năm 1999. Rõ ràng với sự biến động thất thường như vậy, rất khó nhận diện được xu hướng biến động của lạm phát ở Việt Nam giai đoạn này.

Về mặt lý thuyết, giữa tăng trưởng và lạm phát có một mối liên hệ qua lại, kích thích tăng trưởng sẽ làm gia tăng lạm phát và ngược lại, nếu làm giảm lạm

Trang 36

phát sẽ làm giảm tăng trưởng. Với lập luận như vậy, tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn này chứa đựng nhiều mâu thuẫn so với sự biến động của tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1993 cho đến 1996, tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng lên, nhưng lạm phát lại thay đổi lúc lên lúc xuống, xét trong hai năm 1995 và 1996, tăng trưởng ở mức cao nhất trong giai đoạn này nhưng lạm phát lại giảm xuống và qua năm 1998 tăng trưởng giảm nhưng lạm phát lại tăng cao. Ngược lại, xét trong bốn năm từ 1994 đến 1997 là xu hướng giảm lạm phát rõ rệt từ 14,4% năm 1994 xuống còn 3,6% năm 1997, nếu cho là nhà nước có các biện pháp làm giảm lạm phát thì khi lạm phát giảm xuống sẽ làm cho tăng trưởng chậm lại, nhưng thực tế tăng trưởng vẫn ở mức cao 9,3% vào năm 1997 (năm lạm phát giảm thấp)…

Đến đây có thể kết luận rằng, nguyên nhân gây ra lạm phát giai đoạn này là không rõ ràng, và sự biến động thất thường của lạm phát trong mối quan hệ với tăng trưởng, cho thấy rằng, chỉ số giá tiêu dùng là không ổn định và chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố bên trong của nó, đó là các nhóm hàng hoá trong rổ hàng hoá dùng để tính chỉ số giá. Qua đồ thị ở bảng số 3, ta nhận thấy rằng chỉ số giá tiêu dùng chịu sự tác động rất lớn của nhóm hàng lương thực thực phẩm, điều này dễ dàng giải thích được tại sao chỉ số giá tiêu dùng lại tăng vọt ở các năm 1994,1995 và 1998, đó là do nhóm hàng lương thực thực phẩm đột biến tăng lên ở các năm đó. Và như vậy, nếu loại trừ sự biến động bất thường của nhóm hàng này ra khỏi rổ hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu dùng ở các năm đó, thì lạm phát sẽ ở mức thấp. Và do đó, ta có thể thấy rõ xu hướng vận động của lạm phát là ổn định và ở mức dưới hai con số.

Trang 37

Bảng 3: Sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng và nhóm hàng lương thực phẩm từ 1991-1999 (40) (20) - 20 40 60 80 100 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 CPI(%) Lương thực (%) Thực phẩm (%)

(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 319-Tháng 12/2004 –Trang 33)

Một phần của tài liệu 336 Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm pháp ở Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)