Phân tích phương tiện quảng cáo của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài :" Phân tích hoạt động quảng cáo của công ty Ford" doc (Trang 31 - 37)

Hiện nay để đưa sản phẩm hay tên tuổi của mình ra ngoài thị trường, đến với được với công chúng, với khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp, các công ty sử dụng rất nhiều những phương tiện truyền thông khác nhau, tùy vào từng sản phẩm của mình mà họ chọn phương tiện nào phù hợp nhất.

Tổng giám đốc điều hành của hãng sản xuất ôtô lớn thứ hai tại Mỹ, hãng Ford Motor Co., ông Alan Mullaly trong một bài chia sẻ những kinh nghiệm vàng để trở thành một cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực lãnh đạo và marketing ông đã đề cập đến

vấn đề quảng cáo truyền thông với nội dung như sau: Theo ông thì truyền thông không chỉ ảnh hưởng tới hiện tại mà còn tương lai của Ford, ông cũng nói đùa rằng những gì ông đang nói cũng được nhiều người quan tâm nhờ phương tiện truyền thông. Việc đầu tư vào truyền thông, quảng cáo đó là truyền thống của Ford với mỗi Modell mới hãng đều tung lên trang Twitter, thậm chí cả Facebook, youtobe…hay là blog cũng là khoãng đất bán hàng của hãng.

Điện thoại trực tiếp (direct telefone)

Ford đã dụng 4-7 nhân viên để thực hiện các cuộc gọi đến khách hàng tần suất mỗi nhân viên là : 100-300 lần/người

Ưu: Có hiệu quả tác động cao nhất so với những phương tiện khác. Do bạn được trực tiếp trao đổi với khách hàng nên có cơ hội lớn để giới thiệu chi tiết về sản phẩm dịch vụ và tìm hiểu được chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng, ngoài ra bạn cũng có thể xây dựng mối quan hệ và chiếm được thiện cảm của khách hàng hoặc có thể bán ngay được sản phẩm. Trong trường hợp này khách hàng thường trả lới rất chính xác nhu cầu và mong muốn của họ, qua đó bạn có thể chuẩn bị cho các bước bán hàng và quảng cáo tiếp theo.

Nhược: Tuy nhiên, chi phí quá đắt, chỉ tiếp cận được một số ít khách hàng và có thể làm mất thời gian của khách hàng dẫn đến khách hàng có ác cảm, bạn cần tình toán thời gian nào thì phù hợp với từng ngành nghề, từng khách hàng khác nhau và hỏi ý kiến họ trước khi trao đổi.

Ti-vi (Television)

Ti-vi là phương tiện được công ty đầu tư nhiều nhất với tần suất: 1 tháng 7 lần vào các giờ vàng trên VTV (Tần suất có thể thay đổi tùy vào mục tiêu kinh doanh của công ty)

Ưu: Trực quan, sinh động, nhiều người chú ý, gây hiệu quả mạnh, đến được nhiều đối tượng.

Nhược: giá cả đắt, phải chiếu quảng cáo vào thời gian cụ thể lúc mọi người thư giãn, hay đang xem nhưng khán giả thường chuyển kênh ngay khi nhìn thấy quảng cáo và hiện nay có rất nhiều kênh truyền hình (64 + VTV + VTC + capble xấp xỉ 100 kênh) nên nếu khán giả rảnh rỗi và đang ngồi trước mành hình, tay nhăm nhe chiếc điều khiển thì họ chuyển kênh rất nhanh.

Quảng cáo ngoài trời

Công ty Ford chú trọng vào việc quảng cáo ngoài trời, việc treo các biển quảng cáo ngoài trời, đồng thời tổ chức những sự kiện, những chương trình nhằm maketing cho sản phẩm, hay đơn giản chỉ là tài trợ cho chương trình để được treo logo trên phông chương trình sẽ được mọi người chú ý đến công ty nhiều hơn.

Ưu:Quảng cáo ngoài trời và trên đuờng phố rất dễ đập vào mắt mọi người. tổ chức sự kiện sẽ gián tiếp được đài truyền hình và các báo đài đưa tin về thương hiệu của công ty.

Nhược:Tuy nhiên, dù dễ nhìn thấy, song không mấy ai dành nhiều thời gian để đọc nó. Nếu chọn hình thức này, thông điệp của bạn phải hết sức ngắn gọn, súc tích và chủ yếu là quảng cáo thương hiệu hay tên công ty, lĩnh vực kinh doanh hoặc hình ảnh sản phẩm. Với sự kiện thì chiến dịch không mang tính bền vững, khi sự kiện kết thúc thì quảng cáo cũng kết thúc.

Tạp chí

Tần suất của tạp chí là :1 tạp chí trong 3 tháng, công ty kết hợp với các công ty in ấn cho ra đời tạp chí riêng

Ưu: Đối với tạp chí, hiệu quả lôi cuốn sự chú ý của người đọc có phần khá hơn. Độc giả có khuynh hướng đọc kỹ tạp chí hơn là báo. Ngoài ra, do số lượng các mẩu quảng cáo trên tạp chí không nhiều nên cơ hội để độc giả ghé mắt qua quảng cáo của bạn cũng cao hơn và mức độ lặp lại cao hơn do thời gian sử dụng của tạp chí dài hơn.

Nhược: Tuy nhiên, quảng cáo trên tạp chí đắt hơn so với trên báo, và không phải ai cũng đọc tạp chí.

Báo

Tần suất sử dụng phương tiên quảng cáo trên báo là 1 tuần / 1 lần trên 2 báo là: Tuổi trẻ và Thanh niên

Ưu:Quảng cáo trên báo có lẽ là cách rẻ nhất để đến được với rộng rãi công chúng, chi phí rẻ.

Nhược: Số lượng các mẩu quảng cáo lại quá nhiều nên dễ làm cho người đọc rối mắt. Thông thường, độc giả sẽ đọc lướt qua tờ báo. Nếu có ghé mắt qua một mẩu quảng cáo nào đó, họ cũng sẽ chỉ liếc sơ phần tiêu đề (headline) và bỏ qua phần chữ bên dưới.

Quảng cáo Internet (quảng cáo trực tuyến)

Với công nghệ thông tin ngày càng phát triễn mạnh thì quãng cáo trên internet mang lai lợi thế cạnh tranh cho công ty, hiện nay công ty đang xây dựng ngân sách quảng cáo chủ yếu tập trung vào internet.

Ưu: là khai thác quảng cáo trên các website, google search, các mạng xã hội, các forum, E-Maketing, hiệu quả có thể đo lường được luôn, đối tượng khách hàng tiềm năng cho nhiều sản phẩm đang có xu hướng sử dụng internet ngày càng tăng.

Nhược: Là một hình thức mới, chưa được khai thác nhiều, dịch vụ còn nhiều thiếu sót.

Dẫn chứng quảng cáo trên Internet

Điểm nhấn trong chiến dịch online của hãng ôtô Mỹ Ford nhằm quảng bá cho chiếc Focus 2012 là trang Fan Page (trang người hâm mộ) miễn phí trên Facebook với hình ảnh chú rối ngộ nghĩnh Doug. Chú rối màu cam này đã thu hút hơn 43.000 người sử dụng Facebook click vào nút "Like" (biểu tượng miêu tả rằng mình thích một cái gì đó và mời bạn bè cùng vào xem), tham gia nói chuyện với Doug và xem

những đoạn video quay cảnh Doug làm trò hề quanh chiếc Focus mới. Và hiệu quả quảng cáo đã vượt ngoài sự mong đợi khi Doug giành được sự quan tâm của một nhóm người mua mới, trẻ tuổi đối với chiếc Focus.

Theo ông Scott Kelly, người đứng đầu bộ phận marketing kỹ thuật số của Ford, trong số những người hâm mộ Doug, có 61% nói rằng họ sẽ xem xét việc mua chiếc Focus. Ông cũng cho biết, doanh số bán chiếc Focus đã tăng mạnh trong năm nay so với năm ngoái và các nhà phân phối xe cũng không có thời gian để trữ hàng vì nhu cầu tăng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rõ ràng, các thương hiệu lớn nhận ra rằng Facebook là kênh tiếp cận người tiêu dùng rất tốt khi ngày càng có nhiều người dành thời gian chia sẻ thông tin trên mạng xã hội này (theo comScore, trong tháng 9, người sử dụng internet tại Mỹ đã bỏ ra trung bình 6,8 giờ trên Facebook, hơn bất cứ website nào khác). Thế nhưng, vấn đề là họ lại không thích trả tiền quảng cáo cho Facebook.

Trường hợp của Ford là một ví dụ. Theo ước tính của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Media (Mỹ), trong 6 tháng đầu năm 2011, Ford đã bỏ ra hơn 95 triệu USD quảng báo cho chiếc Focus mới trên truyền hình, báo in, nhưng hãng xe này bỏ ra một số tiền rất ít cho các mẫu quảng cáo trên Facebook. Ford không bình luận về con số Kantar Media đưa ra mà chỉ cho biết Hãng dành ra chưa tới 5% tổng chi tiêu ngân sách quảng cáo trực tuyến cho chiến dịch trên Facebook.

Theo hãng thông tấn Reuters, Ford Motor đã quyết định hợp tác với tập đoàn công nghệ Yahoo trong chiến dịch quảng bá cho mẫu xe điện đầu tiên của hãng, Focus Electric, bằng hàng loạt các chương trình truyền hình thực tế mang tên "Plugged in".

Việc hợp tác với gã khổng lồ công nghệ Yahoo cho thấy quyết tâm và sự “chịu chơi” của Ford trong chiến lược quảng bá các mẫu xe điện đồng thời cũng mở ra một hướng đi mới trong chiến lược truyền thông của các đại gia của ngành công

nghiệp ô tô trong tương lai.

Cụ thể, chương trình thực tế "Plugged in" được Ford xây dựng trên hai đội chơi, mỗi đội có ba thành viên tham gia. Hai đội chơi này sẽ lái chiếc Focus Electric đi trải nghiệm đến 10 thành phố lớn nhất của Mỹ, trong đó có Los Angeles và New York. Chuyến đi này của Focus Electric được Yahoo sẽ hỗ trợ tuyền truyền và quảng bá một cách hết sức rầm rộ. Dự kiến các chương trình của "Plugged in" sẽ bắt đầu diễn ra vào tháng 5 tới.

Với tư cách là đơn vị hỗ trợ truyền thông cho cuộc thi, các video thực tế của "Plugged in" sẽ được Yahoo đăng lên trên trang web video chia sẻ trực tuyến của mình, giúp khán giả theo sát từng diễn biến của cuộc thi. Theo thống kê của tập đoàn dữ liệu comScore, có khoảng 61 triệu lượt người truy cập vào trang chia sẽ video trực tuyến của Yahoo. Người truy cập có thể nhận xét, đánh giá vào tất cả các video.

"Bằng các phương tiện truyền thông mới, Ford sẽ có khả năng quảng bá các mẫu xe cũng như tiếp cận các khách hàng mục tiêu của tập đoàn một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn", ông John Felice, Giám đốc bán hàng của Ford và thương hiệu Lincoln cho biết tại trụ sở của Yahoo.

Ford hy vọng "Plugged in" với các chương trình thực tế trên 10 thành phố lớn, cùng sức mạnh truyền thông của Yahoo sẽ giúp tập đoàn tiếp cận gần hơn các thị trường mục tiêu của Focus Electric. Trong đa dạng người dùng trên toàn nước Mỹ, những khách sinh sống tại thành phố dọc bờ biển Đông và Tây được đặc biệt quan tâm. Đây là nơi giá xăng cao hơn mức trung bình tại Mỹ. Thời điểm hiện tại giá xăng tại Mỹ đã chạm đến ngưỡng kỷ lục là 4 đô la Mỹ/gallon.

Bên cạnh khả năng tiếp cận được số lượng lớn khách hàng mục tiêu tại nhiều thành phố lớn, các hoạt động quảng bá thông tin cho "Plugged in" cũng thể hiện xu thế sử dụng các phương tiện truyền thông mới trong các chiến dịch quảng cáo của

các tập đoàn ô tô.

Các phương tiện truyền thông mới trên nền tảng internet không chỉ giúp các tập đoàn tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng cho mẫu xe hơn, mà còn giúp tiết kiệm chi phí. Theo đánh giá, ngân sách quảng cáo dùng các phương tiện truyền thông mới chỉ bằng khoảng 1/10 so với các chiến dịch quảng cáo truyền thống. Tuy nhiên Ford không tiết lộ giá trị hợp đồng với Yahoo.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài :" Phân tích hoạt động quảng cáo của công ty Ford" doc (Trang 31 - 37)