Cấu tạo móng cọc ống

Một phần của tài liệu Bài giảng nền và móng pptx (Trang 65 - 68)

Gồm hai bộ phận chính: bệ cọc và cọc

* Bệ cọc

- Có tác dụng liên kết các cọc thành một khối và truyền tải trọng bên trên xuống cho cọc chịu.

- Hình dạng mặt bằng của bệ tùy thuộc vào kết cấu bên trên và số lượng cọc. Bệ cọc có thể làm kiểu chữ nhật, kiểu bầu dục, kiểu hình tròn hoặc có một đầu nhọn để rẽ nước.

- Bố trí cọc trong móng tùy thuộc vào số lượng cọc và hình thức bệ. Thường bố trí thành hàng theo ô chữ nhật hoặc hình hoa mai hoặc đường trong đồng tâm (hình 4.5).

Hình 4.5- Sơ đồ bố trí cọc trong móng

- Chiều dày của đáy bệ phải đảm bảo độ cứng để truyền tải trọng, thường từ 2 -3,5m. Bệ thường đúc bằng bê tông mác 200 -400.

- Khoảng cách các cọc bố trí sao cho mép hai cọc gần nhau không nhỏ quá 1m, khoảng cách từ mép cọc ống đến mép bệ với những cọc D < 2m không được nhỏ hơn 2,5cm.

* Liên kết đầu cọc với bệ và chân cọc với tầng đá

- Qui trình qui định, đầu cọc phải cắm sâu vào trong bệ từ 1,2m trở lên. Nếu đầu cọc nằm trong bêtong không đủ theo qui trình thì tối thiểu phải đảm bảo lớn hơn 15cm, ngoài ra các cốt thép của cọc phải thò ra bằng 20 lần đường kính của cốt thép có gờ hoặc 40 lần đường kính cốt thép trơn. Để tằng thêm khả năng chống uốn của đầu cọc người ta cong bố trí thêm một khung cốt thép trong lòng rỗng của ống (hình 4.6).

Hình 4.6

1. Khung cốt thép tăng cường 2. Cốt thép của cọc ống 3. Lưới thép đáy bệ 4. Cọc ống

- Khi dưới chân cọc là tầng đá, để tăng sức chịu tải của cọc và giữ ổn định cho móng thì khoan đá thành một lỗ và liên kết cọc với tầng đá. Để tăng cường khả năng chịu uốn cho tiết diện chân cọc ở đây cũng bố trí một khung cốt thép như đầu cọc (hình 4.7). 4.7.THI CÔNG MÓNG CỌC ỐNG 1, Đúc cọc

- Tùy theo cấu tạo của cọc, địa điểm của công trường mà quyết định phương pháp chế tạo. + Cọc ống đúc sẵn trong nhà máy bằng phương pháp ly tâm. Phương pháp này đúc cọc có đường kính tư 0,4 -2m, chiều dài một đoạn 4 -10m; đảm bảo chất lượng cao và giá thành rẻ hơn.

GV:BÙI THỊ THÙY- TỔ CƠ SỞ 67

> 1, 2m 25cm 1m 1 2 3 4 4 3 1 2 Hình 4.7 1. Cọc ống 2. Khung cốt thép 3. Chân cọc bằng thép 4. Nền cứng

+ Đúc cọc ống tại công trường: nếu số lượng ít thường làm ván khuôn bằng gỗ, trường hợp thật nhiều cọc thì dùng ván khuôn thép để sử dụng nhiều lần. Khi đúc những cọc đường kính nhỏ thường đặt nằm ngang, đường kính cọc > 2m nên để thẳng đứng. Để đảm bảo cọc ổn định khi đúc cọc thẳng đứng nên làm chiều cao ống không quá 5 lần đường kính cọc.

- Để rút ngắn thời gian thi công của bê tông, sau khi đúc 4h có thể dùng hơi nước nóng để sấy, độ ẩm của không khí khi sấy không được nhỏ hơn 90% và

nhiệt độ không quá 800C.

- Chỉ cho phép dỡ ván khuôn và vận chuyển cọc ống khi cọc ống đã đạt cường độ không nhỏ hơn 200kG/cm2. Đối với cọc ống dự ứng lực thì có thể vận chuyển cọc khi bê tông đã đạt 70% số hiệu thiết kế.

- Khi vận chuyển và treo cọc ống, đối với cọc có d = 0,4 -3m, coc thể móc treo hoặc kê ở hai điểm (hình 4.8); đối với cọc có d = 3 -5m thì khi vận chuyển và treo nên để đứng.

Một phần của tài liệu Bài giảng nền và móng pptx (Trang 65 - 68)