Theo đất nền

Một phần của tài liệu Bài giảng nền và móng pptx (Trang 38 - 40)

- Hiện nay thường dùng 3 phương pháp: phương pháp thí nghiệm tải trọng tĩnh, phương

pháp thí nghiệm tải trọng động và phương pháp thực nghiệm. a, Phương pháp thí nghiệm tải trọng tĩnh

- Phương pháp này dựa trên nguyên tắc thí nghiệm ép một số cọc của móng ngay tại vị trí xây móng để xác định lực phá hoại của cọc từ đó suy ra sức chịu tải an toàn của cọc. - Tiến hành thí nghiệm:

+ Cho hạ cọc vào trong đất tới chiều sâu dự tính rồi cho cọc nghỉ theo quy định + Dự tính trước sức chịu tải của cọc.

+ Bố trí các thiết bị:

 Thiết bị gia tải: hệ thống các cọc neo, dầm, kích thủy lực và đối trọng.

 Thiết bị theo dõi độ lún của cọc ( thiên phân kế).

+ Để tạo lực ép tác dụng lên đầu cọc dùng kích thủy lực. Lực ép sẽ truyền lên hệ thống dầm liên kết chặt với cọc (hình 3.15).

- Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng đối với các loại đất tốt hoặc trung bình thì có thẻ dùng 4 cọc neo, nếu đất xấu phải dùng 6 cọc neo hoặc nhiều hơn. Khoảng cách tĩnh tối thiểu giữa cọc neo và cọc thí nghiệm là 1m (khi có 4 cọc neo) hoặc 0,6m (khi có 6 cọc neo). Hình 3.15 Thí dụ về sơ đồ bố trí thí

nghiệm tải trọng tĩnh cho cọc ( Dùng cọc neo làm đối trọng) 1. Cọc thí nghiệm 2. Cọc neo

3. Kích thủy lực 4. Thiên phân kế 5. Dầm gắn thiên phân kế 6. Hệ dầm liên kết

- Theo những qui định sau , cọc được coi là bị phá hoại:

1. Cọc có biến dạng đột ngột lớn, giá trị biến dạng (lún) lớn gấp 5 lần giai đoạn trước với điều kiện là tổng độ lún đã vượt quá 40mm.

2. Tải trọng ứng với cấp tải trọng mà khi đó tổng độ lún đã vượt quá 40mm,và sau 1 ngày đêm mà độ lún vẫn tiếp tục tăng.

Hình 3.16 – Các biểu đồ quan hệ trong nén tĩnh cọc

- Sau khi thí nghiệm tiến hành vẽ biểu đồ quan hệ giữ tải trọng và độ lún, giữa độ lún và thời gian tác dụng của tải trọng (hình 3.16).

- Tải trọng giới hạn của cọc được xác định bằng nhiều cách:

+ Xác định tải trọng giới hạn ứng với điểm đột biến trên biểu đồ tải trọng-độ lún

Theo qui trình thì tải trọng giới hạn là tải trọng mà khi đó độ lún bắt đầu tăng rất đột ngột trong khi tải trọng tăng rất ít.

+ Xác định tải trọng giới hạn dựa vào trị số độ lún và tốc độ lún: 0. .2

tt gh

P = K m P

Với: Ptt: tải trọng tính toán

K0: hệ số đồng nhất của đất, lấy = 0,7

m2: hệ số điều kiện làm việc, tra bảng, phụ thuộc vào số cọc trong móng và loại bệ cọc.

Pgh: tải trọng phá hoại, xác định ứng với cấp tải trọng trước cấp tải trọng phá hoại một cấp.

GV:BÙI THỊ THÙY- TỔ CƠ SỞ 39

H

Q

- Sau khi xác định Pgh nén cọc rồi thì phải gaimr tải trọng theo từng cấp , mỗi cấp giảm tải bằng hai lần cấp tăng tải.

b, Phương pháp thí nghiệm tải trọng động (hình 3.17) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi cọc hạ đến một độ sâu nào đó, nếu dùng 1 loại búa có trọng lượng nhất định đóng một nhát vào cọc, thì cọc sẽ bị lún xuống. Nếu sức chịu tải của cọc lớn thì độ lún của cọc sẽ nhỏ và ngược lại. Nếu biết quan hệ giữa sức chịu tải của cọc và độ lún thì đo độ lún sẽ biết được sức chịu tải của cọc.

- Có rất nhiều cách xác định mối quan hệ giữa Pgh và độ lún của nó (e). Ở đây ta sẽ xác định theo M.Gersiêvanov (dựa vào điều kiện cân bằng về công khi đóng cọc):

. . . .

gh

Một phần của tài liệu Bài giảng nền và móng pptx (Trang 38 - 40)