Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu 507 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015  (Trang 58 - 60)

Việc đa dạng hóa sản phẩm không thể tách rời quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm du lịch phải được đánh giá từ du khách.

Từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch có chất lượng. Trước tiên, tỉnh cần tiếp tục đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, khu vui chơi giải trí hiện có như thác Ðam B’ri, Prenn, Thung lũng Tình yêu, Đồi Mộng mơ…Tạo lập nhiều khu văn hóa ẩm thực dân tộc và đặc sản Đà Lạt ngay tại trung tâm thành phố, đặc biệt khuyến khích mở

vào đêm khuya. Cần thiết khôi phục lại "chợ Âm Phủ ", phát triển thành khu vực cung cấp các dịch vụ ăn uống cho du khách suốt đêm, tuy nhiên phải quản lý chặt chẽ về chất lượng và giá cả của loại hình dịch vụ này. Tỉnh cần nhanh chóng triển khai xây dựng có chất lượng làng văn hóa dân tộc Lạch ở xã Lát (Lạc Dương), Châu Mạở huyện Bảo Lâm, Chu Ru ở huyện Ðơn Dương. Đây là vấn đề cấp thiết cần tiến hành trong giai đoạn 2007-2010.

Hơn nữa, để có được những sản phẩm du lịch chất lượng cho du khách đòi hỏi nhân viên du lịch cần có những yêu cầu sau:

Thứ nhất, nhân viên du lịch phải nắm được động cơ và sở thích của du khách. Một số du khách theo khuynh hướng 3F (Fauna, Flora, Folklore) có nghĩa là du khách đến những nơi mà sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng vềđộng vật, thực vật và văn hóa dân gian. Trong khi đó một số khác lại theo thiên hướng 3S (Sight - seeing, Sport, Shoping), có nghĩa là du khách thích thú với những loại hình du lịch tham quan, thể thao và mua sắm.

Thứ hai, nhân viên du lịch phải nắm bắt được tâm lý du khách theo vùng, lãnh thổ, châu lục, quốc gia để phục vụ du khách một cách tinh tế nhất. Ví dụ: khách là người châu Á thường có một số nét đặc trưng tâm lý riêng như: tính tình kín đáo, chi tiêu tính toán tiết kiệm. Khách là người châu Âu thường có lối sống thực tế, cởi mở, phóng khoáng, không thích nói chuyện đời tư, chuyện chính trị.

Để thu hút du khách nước ngoài nhiều hơn nữa, việc tìm hiểu tâm lý du khách nước ngoài của từng quốc gia là điều rất cần thiết. Nếu du khách là người Pháp thì thích lịch sự, nhã nhặn, thích kiểu cách, trọng hình thức, giao tiếp khéo léo và thích hài hước. Đối với người Pháp, ăn uống là cả một nghệ thuật, bữa ăn có thể kéo dài

tới 3-4 giờ. Người Pháp thích ăn các món nướng, rán, các món nấu nhừ, tráng miệng bằng các loại bánh ngọt và hoa quả tươi.

Để nắm bắt tâm lý và phục vụđược nhu cầu du khách thì việc tuyển chọn đội ngũ tiếp viên, hướng dẫn viên du lịch là hết sức quan trọng. Họ là cầu nối đưa du khách khám phá sự bí ẩn của khu du lịch. Yếu tố đầu tiên cần có được ở nhân viên du lịch là lòng yêu nghề mặc dù có khó khăn phức tạp, tính kiên trì chịu đựng để đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều loại khách khác nhau. Họ phải có năng lực tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch. Nắm vững kiến thức chuyên môn mà mình phụ trách như: nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ hướng dẫn… Có đầy đủ các kiến thức về lịch sử,

địa lý, văn hóa vùng. Có năng lực giao tiếp, giỏi ngoại ngữ, ngoài ra còn phải biết

được tâm lý khách hàng. Muốn vậy, lực lượng này cần được bổ sung thường xuyên các kiến thức chuyên môn du lịch bằng cách mời chuyên gia nói chuyện, cho đi thực tế các khu vực khác trong và ngoài nước…

Giải pháp đào tạo nhân viên du lịch chuyên nghiệp, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên là nhân tố vô cùng quan trọng cho quá trình nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Do vậy, công việc đào tạo, huấn luyện nhân viên cho ngành du lịch Đà Lạt- Lâm Đồng là không thể trì hoãn.

Một phần của tài liệu 507 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015  (Trang 58 - 60)