0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu 507 GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015  (Trang 32 -35 )

2.7.1.1. Điu kin t nhiên

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên. Phía Nam và

Đông Nam giáp với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai; phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước; phía Đông Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa; phía Bắc và Tây Bắc giáp với tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Lâm Đồng nằm giữa ba vùng lãnh thổ (Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ) nên có nhiều tiềm năng để

phát triển kinh tế (Phụ lục 9). Vị trí địa lý quan trọng của Lâm Đồng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

b. Địa hình:

Lâm Đồng có địa hình mấp mô lượn sóng, với nhiều vùng phong cảnh đặc sắc thích hợp cho việc phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…

Đặc điểm đa dạng của địa hình Lâm Đồng đã tạo ra nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là các thác nước như: Đambri, Prenn, Đatanla, Gougah, Voi...; các hồ nước tự

nhiên và nhân tạo như: Đan Kia – Suối Vàng, Tuyền Lâm, Đạ Hàm, Đạ Tẻh…

c. Khí hu:

Thời tiết và khí hậu là tài nguyên đặc thù và hết sức quí báu đối với du lịch Lâm Đồng. Lâm Đồng có khí hậu quanh năm ôn hòa. Trong các nhân tố hình thành khí hậu ởđây thì vị trí địa lý và độ cao có vai trò khá rõ rệt.

Riêng Đà Lạt, do ảnh hưởng của độ cao và địa hình nên khí hậu ởđây mát mẻ

quanh năm. Đà Lạt có nhiệt độ trung bình năm là 18oC: mùa hạ mát, nóng nhất cũng chỉ đến 19,7oC vào tháng 5; mùa đông hơi lạnh, nhưng nhiệt độ tháng 01 không dưới 12oC. Vì vậy Đà Lạt được coi là điểm nghỉ mát lý tưởng.

2.7.1.2. Tài nguyên du lch t nhiên a. Rng :

Tổng diện tích rừng ở Lâm Đồng tính đến năm 2005 là 632.760 ha, trong đó rừng tự nhiên là 588.854 ha, rừng trồng là 34.906 ha. Độ che phủ của rừng chiếm khoảng 64,8%, một tỷ lệ khá cao so với các vùng khác trong cả nước. Rừng Lâm

Đồng nằm ở thượng lưu các sông suối lớn nên đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ và bảo vệ nguồn sinh thủy không những cho Lâm Đồng mà còn cho khu vực.

Tài nguyên rừng của Lâm Đồng từ lâu đã có giá trị lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như du lịch nói riêng. Trong đó, rừng thông Đà Lạt, khu bảo tồn thiên nhiên Lang Biang và khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc có giá trị

lớn đối với hoạt động du lịch Lâm Đồng.

Trong các khu rừng hỗn giao còn tồn tại các loài động vật quí như: cầy bay, sóc bay, vượn, báo, hổ, bò rừng...thậm chí cả voi và rất nhiều loài chim thuộc bộ gà, bộ sẻ... Ngoài ra, rừng Đà Lạt còn có rất nhiều loài cây cảnh mà trước hết phải kể đến lan rừng với khoảng hơn 300 loài. Các loài lan quí của Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng bao gồm: thanh lan, hoàng lan, hồng lan, tử cán, vân hài, kim hài, bạch phượng, tuyết ngọc, hoàng hạc, hạc đỉnh, vi hào, mắt trúc, bạch nhạn, long tu, dã hạc, ý thảo, thủy tiên...

Rừng Đà Lạt là một trong những tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, thích hợp phát triển du lịch sinh thái với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.

b. Các đim tham quan

H Xuân Hương: Hồ Xuân Hương là hồ nước nhân tạo nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt (Phụ lục 5)

H Tuyn Lâm: Hồ Tuyền Lâm thuộc địa phận thành phố Đà Lạt, nằm cách trung tâm thành phố về phía Nam khoảng 5km (Phụ lục 5)

HĐankia - Sui Vàng: HồĐan Kia - Suối Vàng nằm kề phía Tây Bắc Đà Lạt và cách trung tâm thành phố khoảng 19km (Phụ lục 5)

H Than Th : Hồ Than Thở còn có tên là hồ Sương Mai nằm ở phía Bắc thành phố và cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km (Phụ lục 5)

H Đa Thin Thung lũng Tình yêu: Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phốĐà Lạt chừng 5km về phía Bắc (Phụ lục 5)

Thác Cam Ly: Suối Cam Ly nằm phía Đông Bắc thành phố (Phụ lục 5)

Thác Datanla: Thác Đatanla là thác cao nhất trong số các thác nằm quanh Đà Lạt với độ cao khoảng 32 m (Phụ lục 5)

Thác Prenn: Thác Prenn nằm ngay bên đường quốc lộ 20, cách Đà lạt khoảng 10 km (Phụ lục 5)

Núi Lang biang: Lang biang còn có tên gọi là Núi Bà, có độ cao là 2.167m, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 12km về phía Bắc (Phụ lục 5)

Vườn hoa Đà Lt: Vườn hoa Đà Lạt nằm ở số 2 Phù Đổng Thiên Vương (phụ lục 5)

Vườn Quc gia Cát Lc- Cát Tiên: Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc huyện Cát Tiên (Phụ lục 5)

Thác Đambri - Bo Lc: Thác Đambri nằm cách thị xã Bảo Lộc khoảng 10 km về

phía Bắc, cách Đà Lạt khoảng 120km (Phụ lục 5)

Thác Ponguor: Thác Ponguor trên sông Đa Dâng thuộc địa bàn xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt khoảng 60km (Phụ lục 5)

Sui Tiên – Đạ Huoai: Suối Tiên là khu vực có cảnh quan đẹp nằm ven suối, nằm tại km 152 trên quốc lộ 20 thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt (Phụ lục 5)

Sui nước nóng Đạ Long: Nằm ở huyện Đam Rông (Phụ lục 5)

Một phần của tài liệu 507 GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015  (Trang 32 -35 )

×