Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế:

Một phần của tài liệu 308 Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang (Trang 56 - 59)

- Về chế biến:

2.3.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế:

Nguyên nhân dẫn đến những kết đạt được là do UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 64QĐ.UB ngày 18/01/1999 về việc phê duyệt đề án thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 1999 – 2000 và đến năm 2005, đã khuyến khích người dân tham gia nuôi trồng chế biến thủy sản, điển hình là công ty TNHH Nam Việt đã tích cực tìm thị trường tiêu thụ sang EU đã khai thông lối bế tắt của của mặt hàng cá tra,basa fillet đông lạnh tại thị trường Mỹ, do Hiệp hội nuôi cá nheo Mỹ đã kiện Việt Nam bán phá giá cashfish vào thị trường mỹ, và thực tế đã chứng minh điều đó là kim ngạch xuất

khẩu năm 2000 là 21,4 triệu USD, đến 2002 là 69,4 triệu USD và sang 2004 là 124,8 triệu USD.

Từ khi các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản đông lạnh ký được các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ, Châu Á và kế đến là thị trường Châu Âu thì lượng cầu nguyên liệu tăng lên, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu này mà các hộ dân đã thành lập các doanh nghiệp và các cơ sở chăn nuôi ra đời phục vụ lượng cá nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản.

Do bộc phát dịch cúm gia cầm và bệnh lỡ mồm long móng của heo, bò mà các nước trên thế giới đã chuyển dần sang ăn thức ăn thủy sản ngày càng nhiều hơn, đây là nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng cá tra, basa đông lạnh xuất khẩu của ta trong thời gian vừa qua. Viện tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) đã rất thành công với chiến dịch quãng cáo thủy sản đông lạnh trong 3 năm qua. Nhiều đầu bếp nổi tiếng đã góp phần làm nên thành công của chiến dịch này bằng cách tạo dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với thủy sản đông lạnh. Kết quả là đến nay gần 60% dân số Mỹ ăn thủy sản tại các nhà hàng. Tính đến tháng 5/2006, doanh số bán thủy sản đông lạnh của các cửa hàng thực phẩm đông lạnh ở Mỹ đã tăng gần 11%. Năm 2005, doanh thu từ thủy sản đông lạnh của Mỹ đạt gần 28 tỷ USD, và dự kiến sẽ tăng lên 32 tỷ USD vào năm 2010.

Bên cạnh những kết quả đạt được vừa nêu ở phần trên, thì vẫn còn những nguyên nhân gây nên hạn chế trong việc phát triển thủy sản tỉnh nhà, cụ thể như sau:

- Chưa hướng được nuôi loại thủy sản nào, nuôi bao nhiêu và cung cấp cho thị trường nào. Do đó, dẫn tới tình trạng sản phẩm lúc thừa, lúc thiếu không chủ động; bên cạnh, một số hộ nuôi tự phát không theo qui hoạch chung của tỉnh.

Về khai thác đây là nghề truyền thống đã làm cho nghề nuôi tăng tốc. Nhưng biện pháp khai thác triệt để bằng các công cụ cấm khai thác như: xung điện, xuyệt điện, chất nổ, ... làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt ảnh hưởng đến nghề nuôi.

- Trình độ lao động trong nuôi trồng thủy sản còn thấp, nên việc tiếp thu công nghệ và áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

- Người nuôi chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi, dẫn đến sử dụng thuốc thú y thủy sản không đúng qui định của Bộ Thủy Sản.

- Đầu tư còn nhiều bất cập, chưa huy động tốt các nguồn lực của các thành phần kinh tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Đặc biệt là đầu tư hạ tầng thủy lợi phục vụ thủy sản còn hạn chế.

- Sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng trong nuôi trồng thủy sản những năm qua chủ yếu theo chiều rộng, chưa mang tính chiều sâu, chưa có sự đảm bảo tính ổn định, bền vững. Nuôi trồng thủy sản còn đặt nặng về sản lượng mà chưa chú trọng chất lượng nên sản phẩm thủy sản xuất khẩu thường bị rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu.

Chương 3

Một phần của tài liệu 308 Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)