Thực trạng về vốn đầu tư phục vụ phát triển thủy sản tỉnh An Giang: * Nuôi trồng:

Một phần của tài liệu 308 Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang (Trang 44 - 51)

- Mô hình nuôi thủy sản:

2.2. Thực trạng về vốn đầu tư phục vụ phát triển thủy sản tỉnh An Giang: * Nuôi trồng:

* Nuôi trồng:

Thực hiện đề án phát triển thủy sản tỉnh An Giang, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 64/QĐ.UB ngày 18/01/1999 v/v Phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh An Giang Giai đoạn 1999 – 2000 và đến năm 2005. Nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu sang hướng công nghiệp sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu, biến mặt hàng thủy sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

ĐVT: Triệu đồng Năm Toàn tỉnh Nông Lâm Thủy sản Các ngành khác

1999 916.011 178.757 2.055 735.199 2000 2.606.381 377.377 81.748 2.147.256 2001 2.701.907 308.739 73.768 2.319.400 2002 3.253.688 546.799 68.739 2.638.150 2003 3.642.145 565.172 63.947 3.013.026 2004 4.047.725 605.495 77.793 3.364.437 2005 4.632.098 782.161 93.350 3.756.587 TĐPTBQ 131.01 127.89 188.89 131.24

Nguồn Cục Thống kê tỉnh An Giang 2001 – 2005

Theo bảng trên, chúng ta nhận thấy vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản phát triển vượt bậc kể từ khi có chủ trương đúng đắn của tỉnh, vốn đầu tư năm 2005 tăng gấp 45 lần so với 1999, tốc độ phát triển bình quân vốn đầu tư của ngành thủy sản là 88,89% cao nhất so với các ngành khác và cao hơn so với tốc độ phát triển bình quân vốn đầu tư của cả tỉnh (31%).

Bảng 2.15: Cơ cấu Vốn tài sản cố định đầu tư phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2000 – 2005 Năm Tổng vốn Vốn cốđịnh Tỷ trọng (%) 2000 81.748 23.480 28.72 2001 73.768 53.825 72.97 2002 68.739 46.689 67.92 2003 63.947 38.839 60.74 2004 77.793 46.326 59.55 2005 93.350 56.010 60.00 TĐPTBQ 102.69 118.99 Nguồn Cục Thống kê tỉnh An Giang 2001 – 2005

Qua bảng trên cho chúng thấy cơ cấu tỷ trọng vốn cố định chiếm từ 60 đến 73% tổng vốn đầu tư, điều này phản ánh đúng với qui trình đầu tư vốn sản xuất. Vốn cố định đầu tư phát triển ngành thủy sản tăng bình quân 18,99%, trong khi đó tốc độ phát triển bình quân của tổng vốn đầu tư cho phát triển thủy sản chỉ là 2,69%. Chứng tỏ ngành nuôi trồng thủy sản đã được nhà nước đầu tư theo chiều sâu, như thủy lợi nội đồng phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản được thuận lợi.

* Về chế biến:

Kể từ khi mặt hàng cá Basa fillet đông lạnh được được thị trường thế giới chấp nhận. Đây cũng là mặt hàng mới của An Giang và cũng là mặt hàng mới đầu tiên của Việt Nam xuất ra nước ngoài, với tên gọi là Pacific Dory, do Công ty Independent Seafood Ltd. đặt tên (là khách hàng đầu tiên của tỉnh), sản xuất với sản lượng xuất khẩu từ 50 – 100 tấn/năm.

Vào đầu 1990 thì sản phẩm fillet đông lạnh cá basa đã được thị trường Úc và Hồng Kông, Sigapore chấp nhận và được người tiêu dùng ưu chuộng. Giá trị xuất khẩu ngày càng tăng về số lượng lẫn giá cả, đơn giá xuất khẩu biến động tăng từ 3,5 đến 4,5 USD/kg FOB thành phố Hồ Chí Minh, lúc đỉnh điểm lên đến 5 USD/kg.

Qua thời gian và với chất lượng, giá cả cạnh tranh, đã hình thành nmột số khách hàng Châu Á trung gian để bán sản phẩm fillet basa vào EU và vào một số nước Bắc Mỹ (đặc biệt đối với thị trường Mỹ thời gian này, Việt Nam phải bán qua khách hàng trung gian vì chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam).

Sự phát triển thị phần của mặt hàng này ngày càng tăng và có hiệu, nghề nuôi cá basa trong bè phát triển theo. Ngư dân tăng số lượng bè và cải tiến hoàn thiện kỹ thuật nuôi. Năm 1995, lần đầu tiên trong lịch sử nghề cá cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang cùng phối hợp với các chuyên gia giống cá nước ngọt của Pháp đã cho cá Basa sinh sản nhân tạo thành công, mỡ ra triển vọng tự sản xuất giống cá tại An giang, thay cho việc phải mua cá giống thiên nhiên vớt từ sông Mêkông ở campuchia và thượng nguồn sông Cửu Long, tránh được tình trạng khủng hoảng cá giống do sản lượng vớt cá thiên nhiên giảm, trong khi số lượng bè đầu tư càng tăng.

Đến năm 1996, tỉnh An Giang đã xuất khẩu thêm mặt hàng mới đó là cá tra fillet nuôi hầm và cùng với sản lượng fillet nuôi bè đã lên đến 4.000 tấn/năm. Lúc này một số tỉnh lân cận như Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp bắt đầu sản xuất cá basa xuất khẩu. Việc Chính phủ Mỹ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam đã tạo điều kiện cho một số khách hàng Mỹ có cơ hội đến Việt Nam đàm phán và ký hợp đồng tiêu thụ trực tiếp với với các nhà máy đông lạnh thủy sản của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mà không phải qua các đầu mối trung gian, từ đó đã mở ra thị trường mới đầy tiềm năng cho mặt hàng fillet cá basa và cá tra.

Để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy Đông lạnh, ngư dân An Giang đã thành công việc đưa cá tra xuống nuôi bè. Với lợi thế về thời gian thu hoạch và giá cả tiêu thụ cũng không kém hơn cá basa bao nhiêu, chất lượng cá tra cũng không thua kém cá basa, nên mặt hàng cá tra đông lạnh dần thay thế mặt hàng cá basa từ 1999 cho đến nay, cũng như ngư dân nhà chế biến cũng đạt hiệu quả không kém. Từ đó dẫn đến một số nhà máy chế biến cá tra đông lạnh mới ra đời vào năm 2000 – 2002, tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp và Long An, Tiền Giang. Vào cuối năm 2002 thì công suất chế biến cá tra, basa đông lạnh lên 12.000 tấn gấp đôi so với năm 1999, do việc thành lập 02 nhà máy mới của công ty Cổ phần Nam việt, Công ty XNK Nông sản thực phẩm và việc Công ty Cổ phần xuất khẩu thủy sản nâng công suất.

* Tình hình thu nhập về nuôi trồng, chế biến thủy sản: - Về nuôi trồng:

Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân phân bổ từ GDP của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn qua có thể nói là khá nhanh, đạt trung bình 12% được đánh giá là cao trên phạm vi cả nước. Nguồn thu chính của vùng từ các hoạt động thuộc về nông – lâm – ngư nghiệp là chủ yếu.

GDP, thu nhập từ khu vực I khu vực nông - lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trung bình 65% trên tổng thu nhập. Mức thu nhập bình quân người 1 năm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng từ 3,38 triệu đồng/người/năm vào năm 2000 lên đến 4,8 triệu đồng/người vào năm 2005. Mức thu nhập thấp nhất là 3,95

triệu đồng/người/năm. Bình quân thu nhập toàn vùng 4,44 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng trưởng thu nhập toàn vùng trung bình đạt: 9% (niên giám thống kê 2005 của các tỉnh ĐBSCL).

Trong khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp chia ra làm 3 nhóm chính là: Nhóm không có diện tích canh tác, nhóm có ít và nhóm nhiều diện tích canh tác cho một số thông tin sau:

- Nhóm hộ thuộc vào diện không có diện tích canh tác thu nhập hiện nay chỉ dao động trong khoảng 6-6 triệu đồng/hộ/năm, hàng tháng một lao động trong độ tuổi có mức thu nhập trung bình 164.000 đồng và 01 nhân khẩu là 90.000 đồng. Nguồn thu nhập chính của các hộ này là dựa vào nguồn thu trên mảnh vườn của gia đình, từ việc canh tác nông nghiệp, cây ăn trái và nuôi thủy sản với qui mô hạn hẹp hay sản lượng khai thác rất ít từ tự nhiên do những ảnh hưởng từ việc cạn kiệt nguồn tài nguyên tự nhiên thủy sản. Ngoài ra, còn một số nhóm hộ dựa vào các ngành nghề dịch vụ (buôn bán nhỏ, xe ôm…) và làm thuê.

- Nhóm hộ thuộc dạng có ít đất canh tác và do thiếu diện tích canh tác, do thiếu vốn tự có phải đi vay nhiều thậm chí với mức lãi cao nên hiệu quả sản xuất vì thế cũng khá thấp, dẫn đến mức thu nhập cũng cao hơn không nhiều so so với nhóm không diện tích canh tác ở trên. Mức thu nhập bình quân khoảng 6-7 triệu đồng/hộ/năm, hàng tháng 01 lao động trong độ tuổi có thu nhập khoảng 200.000 đồng và 01 nhân khẩu là khoảng 100.000 đồng.

- Nhóm hộ có diện tích canh tác khá lớn, thu nhập lớn gấp trung bình từ 2-3 lần những hộ khác.

- Trong mô hình nuôi cá tra, basa, mức độ đầu tư sản xuất rất lớn do vậy đòi hỏi phải có khả năng về tài chính tương đối mạnh, người nghèo ít vốn hầu như không có cơ hội sản xuất.

- Tỷ lệ đói nghèo hiện nay ở ĐBSCL vẫn còn ở mức cao so với mục tiêu đề ra cho đến năm 2004 tỷ lệ đói nghèo toàn ĐBSCL là 13% mặc dù vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước năm 2004 là 15%. Tuy nhiên, tốc độ giảm tỷ lệ đói nghèo diễn biến rất chậm chỉ bằng 1/2 của ĐBSH và 1/3 của vùng Đông Nam Bộ. Vẫn còn

nguy cơ tái đói nghèo lại luôn luôn tồn tại và có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh An giang thì thu nhập bình quân một lao động 1 triệu đồng/ người/ tháng

* Về việc làm và giải quyết việc làm của xã hội và nghề thủy sản:

Ở ĐBSCL trong giai đoạn 2000 – 2004, tỷ lệ thất nghiệp trung bình hàng năm của cả vùng có xu hướng giảm (-2,2%), tỷ lệ lao động thất nghiệp trong giai đoạn có xu hướng tăng lên.Tỷ lệ lao động không có việc làm trong độ tuổi lao động của vùng giai đoạn 2000 – 2004 có xu hướng giảm khá nhanh, 6,08% năm 2001, giảm xuống 5,52% năm 2002 và 5,03% năm 2004; tốc độ giảm tỷ lệ thất nghiệp trung bình giai đoạn là 0,06% năm.

Đến năm 2004 toàn vùng có khoảng 1 triệu lao động ngành thủy sản, số lao động tham gia nuôi và chế biến cá tra, basa không lớn.

Theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh An giang thì lao động có kỹ thuật để điều hành sản xuất thì lương bình quân từ 1,5-1,8 triệu đồng/tháng (chưa tính thưởng vào cuối vụ nuôi), đối với lao động giản đơn, dịch vụ lương bình quân khoảng 800 ngàn đến 1,2 triệu đồng/tháng, còn lao động nữ thì khoảng 600 ngàn đến 800 ngàn đồng/tháng.

Theo kết quả điều tra các hộ sản xuất cá tra, basa trong tỉnh thời điểm năm 2005 có các thông tin như sau:

- Đối với hộ sản xuất giống:

Cá bột: Nếu giá cá bột trên thị trường dao động trên 1 đồng/con thì người sản xuất có lời, sản xuất ở qui mô lớn sẽ lời nhiều và qui mô nhỏ sẽ lời ít nếu giá bột ổn định. Tuy nhiên vào thời điểm khảo sát (cuối năm 2005) thì giá cá bột dao động trong khoảng 0,5 – 1 đồng /con, giá cá bột thấp là do giá cá thịt ở thời điểm này cũng giảm thấp, nên tình hình sản xuất chậm lại và nhu cầu cá giống nuôi giảm. Hầu hết các hộ được khảo sát đều hoà vốn hoặc lời rất ít.

Cá hương: Nếu giá cá hương trên thị trường cao hơn 30 đồng/1 con thì người sản xuất có lãi.

Cá giống: có 02 loại giống có kích cỡ khác nhau, loại 1,2 cm và loại 2,5 cm. Đối với loại 1,2cm giá bán trên 250 đồng/con là người sản xuất có lãi và đối với loại 2,5 cm giá bán trên 500 đồng/con thì người sản xuất có lãi (cá tra), cá basa loại 2,5 cm giá trên 2.500 đồng/con thì người bán có lãi.

Nhìn chung năm 2005, cá hộ sản xuất giống cá tra và basa không có lời nhiều, đa số (75-80%) là hoà vốn, khoảng 15% có lãi và 5-10% các hộ là lỗ vốn (trung bình cả năm).

Theo Báo cáo tổng kết ngành Thủy sản An Giang năm 2005, thì toàn tỉnh có 1.156 hộ sản xuất con giống các loại, giảm 396 hộ (26%) so cùng kỳ, diện tích ương nuôi 126 ha (tăng 7ha). Các cơ sở này đã ương 5,1 tỉ cá bột (gấp 03 lần) và 155 triệu con giống các loại (+31 triệu con) tăng 24% so cùng kỳ. Riêng Trung tâm Nghiên cứu sản xuất thủy sản đã sản xuất và tiêu thụ 7 Triệu con tôm Post, 60,25 triệu con cá tra bột, 501,5 ngàn con cá tra giống, 243,6 ngàn con ếch giống và 1,699 triệu con cá rô phi đơn tính dòng gift. Các số liệu về sản xuất giống cho thấy quy mô sản xuất con giống hiện nay vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ, trong đó số lượng cá tra (cá bột, cá giống) có mức tăng rất đáng kể.

- Đối với hộ nuôi cá thịt:

Kết quả điều tra năm 2005 tại An giang cho thấy, nếu cá trên thị trường lớn hơn 9.000 đồng/kg thì những hộ nuôi ao hầm, sử dụng thức ăn tự chế biến sẽ có lời. Những hộ sử dụng thức ăn công nghiệp để sản xuất thì giá cá trên thị trường lớn hơn 9.500 đồng/kg sẽ có lời. Đối với nuôi lồng bè, giá cá tra lớn hơn 10.000 đồng/kg và giá cá basa lớn hơn 13.000 đồng/kg thì mới có lời. Những hộ đăng quầng, sử dụng thức ăn tự chế biến thì chỉ cần giá cá trên 8.500 đồng/kg là đã có lời. Giá trên chỉ áp dụng cho các sản phẩm đạt chất lượng và yêu cầu của các cơ sở chế biến.

Nhìn chung thì cá tra và basa có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư không cao so với nhiều đối tượng nuôi khác, tuy nhiên nếu xét trên một đơn vị diện tích canh tác thì lợi nhuận của nuôi đối tượng này cao hơn rất nhiều so với nuôi các đối tượng khác, vì khả năng thâm canh, tăng năng suất, sản lượng dễ dàng hơn rất nhiều so với nhiều đối tượng thủy sản nuôi khác.

Năm 2005, giá cá tra trên thị trường biến động rất lớn, có những thời điểm tụt xuống còn 7.800 đồng/kg. Nhiều hộ nuôi đã lỗ hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay sau đó vào đầu năm 2006 thì giá cá lại tăng trở lại, dao động trong khoảng 13.000 – 14.500 đồng/kg và tương đối ổn định trong thời gian 10 tháng đầu năm, đã kích thích các hộ nông dân tiếp tục đầu tư vào sản xuất.

Căn cứ vào tình hình sản xuất cá tra và cá basa khu vực ĐBSCL trong giai đoạn 2000 -2006 có thể thấy: rủi ro lớn nhất của nghề nuôi cá tra, basa cho đến thời điểm 2006 là giá cả trên thị trường, những rủi ro về dịch bệnh, kỹ thuật, đều có thể hạn chế được. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần phải xem xét nhiều hơn nữa về những ảnh hưởng và tác động của nghề sản xuất này đến môi trường xung quanh.

Hiệu quả của các mô hình sản xuất trên được đánh giá chưa lồng ghép và tính đến tác động xuấ đến môi trường. Nếu sản xuất ở qui mô nhỏ, manh mún điều này chưa quan trọng. Song, nếu sản xuất ở qui mô lớn, mang tính hàng hóa, tập trung thì bắt buộc tính những chi phí để bảo vệ môi trường trong giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu 308 Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)