Chương 2 Thực trạ ng đầ u t ư phát tri ể n ngành
2.1.2. Tình hình nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản tỉnh An Giang: * Tình hình chung:
* Tình hình chung:
Tỉnh An Giang chủ trương đẩy nhanh tốc độ sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ trên nền tảng nguồn cá giống được thiên nhiên ưu đãi và năng lực ương nuôi cá của ngư dân An Giang. Hỗ trợ cho ngư dân nuôi cá trên một trăm tỷ đồng để làm vốn lưu động và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nuôi trồng.
Nhìn tổng quát, ngành thủy sản trong thời kỳ 1998 – 2005 đã có bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt 9,2%. Giá trị sản xuất của ngành năm 2005 đạt 2.421,8 tỷ đồng tăng tỷ trọng trong toàn ngành nông nghiệp từ 11,6% (năm 1995) lên 18,1%. Sản lượng thủy sản trong năm 2005 trên 232,1 nghìn tấn, là tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao nhất đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, bình quân đạt hơn 180,8 nghìn tấn/năm. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản không ngừng được mở rộng từ 1.373 ha năm 1995 lên 1.710,2 ha năm 2005, tương ứng lồng bè nuôi cá tăng từ 2.126 cái lên 3.058 cái. Ngành thủy sản đang đứng đầu thu ngoại tệ về cho tỉnh, với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 122,3 triệu USD. Năm 2005, tỉnh có 11 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất là 89.800 tấn/năm. Hiện nay, ngành thủy sản đang thu hút khoảng 80 nghìn lao động và dịch vụ thủy sản đã có sự phát triển một cách hiệu quả, phục vụ tốt việc nuôi trồng, khai thác và chế biến, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân.
Về hình thức nuôi trồng thủy sản: nghề nuôi thủy sản của An Giang là nuôi thủy sản nước ngọt, với các loại hình nuôi như: nuôi lồng bè, nuôi ao hầm, nuôi chân
ruộng, nuôi đăng quầng ven sông, trong đó mô hình truyền thống là nuôi cá trong lồng bè tồn tại từ thập kỷ 70 cho tới nay.
Về đối tượng nuôi: đối tượng nuôi thủy sản của tỉnh cũng rất phong phú, bao gồm: cá tra, cá basa, cá lóc bông, cá hú, cá he, tôm càng xanh, cá rô phi, cá lóc, cá rô đồng, cá thát lát, cá trê phi, cá trê lai, cá mè vinh, cá chép, cá chim trắng, cá mè, cá hường… trong đó cá tra, cá basa là đối tượng nuôi chính, sản lượng chiếm khoảng 85-90% tổng sản lượng nuôi trồng của tỉnh và là nguyên liệu cung cấp cho chế biến xuất khẩu.
Do biết tận dụng ưu thế về tiềm năng nguồn nước và điều kiện tự nhiên, ngư dân An Giang đã tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi trồng và khai thác thủy sản nên thời gian qua phát triển thủy sản đã là một thế mạnh của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai loại thủy sản thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá trị kinh tế cao, nên đã thu hút ngư dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang lại hiệu quả đáng kể. Bảng 2.1: Bảng sản lượng thủy sản nuôi các tỉnh ĐBSCL (2002-2004) STT Diễn giải 2002 2003 2004 Tỉ lệ (%) (tấn) 2002 2003 2004 Tổng cộng 561.561 697.472 803.725 100 100 100 1 An Giang 111.599 136.825 154.675 19,87 19,62 19,24 2 Bạc Liêu 46.500 71.970 110.000 8,28 10,32 13,69 3 Bến Tre 67.206 81.380 89.100 11,97 11,67 11,09 4 Cần Thơ 44.980 50.980 40.000 8,01 7,31 4,98 5 Cà Mau 97.000 105.000 108.000 17,27 15,05 13,44 6 Kiên Giang 14.664 20.636 21.000 2,61 2,96 2,61 7 Long An 16.134 17.832 21.300 2,87 2,56 2,65 8 Đồng Tháp 38.170 52.723 72.500 6,80 7,56 9,02 9 Sóc Trăng 31.024 40.858 45.000 5,52 5,86 5,60 10 Tiền Giang 39.377 49.512 48.500 7,01 7,10 6,03 11 Trà Vinh 36.900 48.102 70.000 6,57 6,90 8,71 12 Vĩnh Long 18.007 21.654 23.650 3,21 3,10 2,94
Sản lượng nuôi thủy sản của An Giang ba năm gần đây luôn đứng số một, điều này cho chúng ta thấy nghề nuôi thủy sản chính là một lợi thế của tỉnh An Giang, cần được củng cố và phát huy hơn nữa lợi thế so sánh này.
Bên cạnh nghề nuôi thì nghề đánh bắt thủy sản ở An Giang cũng là nghề truyền thống với phương tiện đa dạng và kỹ thuật cao như: đáy cá tra bột, vó gạt, vó càng, cào, dớn, lờ, lợp, câu, đăng, lưới kéo… trong đó nghề khai thác cá tra bột là khởi nguyên cho nghề nuôi thủy sản của An Giang. Trước đây sản lượng khai thác luôn lớn hơn nuôi trồng, nhưng thời gian gần đây sản lượng cá tôm và thủy đặc sản khai thác hầu như giảm dần theo thời gian, tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt trong thời gian qua ngày càng nghiêng về phần nuôi trồng và đến năm 2003 sản lượng nuôi lần đầu tiên đã vượt qua sản lượng khai thác đánh bắt.
Chương trình khuyến nông, khuyến ngư với ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất không ngừng được đẩy mạnh, từ đó các thành tựu công nghệ sinh học đã được ứng dụng thành công trong sản xuất cá ba sa, cá tra giống được thực hiện từ năm 1995 nay đã phát huy hiệu quả tốt.
Công tác tìm kiếm, mở rộng khai thác thị trường không ngừng phát triển. Tỉnh tích cực tạo điều kiện và cùng với sự chủ động của các doanh nghiệp, đi đầu là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản, đã từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ cá ba sa, cá tra từ châu Á sang châu Âu, Australia và Mỹ…
Việc sản xuất gắn với sự bảo đảm ổn định trong tiêu thụ sản phẩm được chú ý đặc biệt. Toàn tỉnh đã thành lập được ba câu lạc bộ thủy sản với 199 hội viên, có khả năng cung cấp ổn định sản lượng 53.000 tấn/năm; Hội nghề cá đã kiện toàn một bước quan trọng về tổ chức; 5 hợp tác xã thủy sản, thu hút 112 xã viên và trên 140 lao động, có vốn điều lệ trên 349 triệu đồng.
Chính sách tín dụng nông nghiệp với phương thức cho vay vốn đến tận hộ sản xuất đã được tỉnh thực hiện rộng rãi ngay từ năm 1990. Nhất là đối với các hộ chuyên chăn nuôi, thủy sản và ngành nghề tiểu – thủ công nghiệp được chú trọng đầu tư thỏa đáng.
Nuôi trồng thủy sản phát triển đã tác động tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thế mạnh, tài nguyên thủy sản được chủ động khai thác, từ đó giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống cộng đồng, tạo cảnh quan đặc thù của An Giang, góp phần phát triển mô hình du lịch sinh thái.
Tuy nhiên việc quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy sản còn nhiều khiếm khuyết; giữa người nuôi với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa thật sự có sự gắn kết cần thiết, nên dẫn đến khủng hoảng thừa (1996, 2000, 2003) xảy ra, gây thiệt hại lớn cho ngư dân và ngành thủy sản; công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch thủy sản còn hạn chế, giống nhập về nuôi, việc phòng trừ dịch bệnh chưa được quan tâm đúng mức nên dịch bệnh xảy ra, làm thiệt hại cho người nuôi.
* Nuôi trồng thủy sản:
An Giang là tỉnh nằm sâu trong nội địa, không giáp biển, có hai nhánh sông MeKong chảy qua cung cấp nguồn cá giống dồi dào, phong phú về chủng loại. Nghề nuôi thủy sản của An Giang là nuôi thủy sản nước ngọt với các mô hình đặc trưng là nuôi lồng bè, nuôi ao hầm, nuôi chân ruộng, đăng quầng ven sông.
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu hoạt động nuôi thủy sản (1998-2005) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Diện tích NTTS (ha) 1.092 1.219 1.215 1.219 1.748 1.493 1.777 1.710 Trong đó: - DT nuôi tôm 6 5 6 235 283 370 560 587 - DT nuôi cá 1.086 1.214 1.209 984 1.465 1.123 1.217 1.123 2. Số lượng bè(cái) 2.070 2.439 3.086 3.237 4.053 3.178 3.504 3.058 3. Sản lượng NTTS (T) 40.731 60.977 80.156 83.643 111.599 136.825 154.675 180.809 - Tôm 3 3 5 178 305 459 651 698 - Cá 40.728 60.742 80.032 83.335 111.157 136.231 152.507 179.412 - Thủy sản khác 232 119 130 137 135 1.517 699
Nguồn: Niên giám thống kê An Giang 2005
Năm 1999, được đánh dấu là năm đầu tiên tỉnh triển khai thực hiện Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 1999-2005. Sau khi thực hiện đề án, ngành thủy sản của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc. Số bè nuôi cá tăng đáng kể, chỉ sau một năm đã tăng thêm 369 bè và hiện năm 2005 toàn tỉnh có 3.058 bè tăng so với trước khi thực hiện
đề án là 988 bè. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 1.092 ha năm 1998 lên 1.219 ha vào năm 1999 (tuy nhiên trong thời gian này tỉnh không khuyến khích nuôi cá tra ao, hầm, vấn đề này sẽ được phân tích phần nuôi ao, hầm) và năm 2005 là 1.710 ha tăng hơn 156,5% so năm 1998. Đặc biệt, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng ấn tượng nhất, nếu như sản lượng năm 1998 là 40.731 tấn thì một năm sau sản lượng đã là 60.977 tấn tăng gần 150% và sau 07 năm đề án được thực hiện năm 2005 sản lượng thủy sản đạt 180.809 tấn tăng gấp 4,43 lần so với năm 1998.
-Đối tượng nuôi thủy sản:
Từ năm 1998 trở về trước đối tượng nuôi chính là: cá basa, cá tra, cá lóc bông, cá hú, cá he, ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi, cá bống tượng, cá sặc rằn, cá trê phi, cá trê lai, cá chép, cá hường. Cá basa, cá tra, cá lóc bông, cá he được nuôi chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu, còn các đối tượng còn lại được nuôi để tiêu thụ nội địa.
Từ 1999 đến nay, đối tượng nuôi chính là cá tra, cá lóc bông, cá basa, cá hú, cá he, tôm càng xanh, cá rô phi, ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc, cá rô đồng, cá thát lát, cá trê phi, cá trê lai, cá mè vinh, cá chép, cá chim trắng, cá mè, cá hường… Trong giai đoạn này đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực là cá tra, cá basa, cá lóc bông, cá he, cá rô phi. Xu hướng nuôi cá basa xuất khẩu trong giai đoạn này giảm rất mạnh do thời gian nuôi lâu (khoảng 12 - 18 tháng), giá bán chênh lệch so với cá tra không nhiều đôi khi bằng hoặc thấp hơn, các loại cá khác được nuôi để tiêu thụ nội địa.
Cá tra ngày càng trở thành đối tượng nuôi chiếm ưu thế vượt trội và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh An Giang, do thời gian nuôi ngắn, giá bán cao, vòng quay vốn nhanh, được người dân chấp nhận nuôi cao. Đây cũng là một lợi thế trong xuất khẩu, nhưng cũng bất tiện do quá phụ thuộc vào một loại đối tượng nuôi khi gặp khủng khoảng.